Chuyên trang Viêm gan virus & Xơ gan https://www.viemgan.com.vn Trang cộng đồng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi viêm gan virus b & xơ gan Wed, 26 Mar 2025 02:55:44 +0700 vi hourly 1 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan theo từng giai đoạn https://www.viemgan.com.vn/che-do-dinh-duong-va-cach-cham-soc-cho-nguoi-bi-xo-gan.html https://www.viemgan.com.vn/che-do-dinh-duong-va-cach-cham-soc-cho-nguoi-bi-xo-gan.html#respond Thu, 21 Nov 2024 02:39:03 +0000 https://www.viemgan.com.vn/che-do-dinh-duong-va-cach-cham-soc-cho-nguoi-bi-xo-gan.html Đối với người bị xơ gan thì cần hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc kê đơn vì vậy một chế độ dinh dương phù hợp mới là điều quan trọng hơn. Vậy làm thế nào để biết cách ăn uống sao cho đúng ở từng giai đoạn? Tại bài viết này viemgan.com.vn sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan theo từng giai đoạn 1

Chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn

Đối với bệnh nhân xơ gan, tổng lượng calo 25-30 kcal/kg cân nặng/ngày (tức là người 50kg nên duy trì ở mức 1250-1500 kcal/ngày) tuỳ theo tình trạng hoạt động thể lực. Với những tình trạng xơ gan ổn định không có tăng nhu cầu chuyển hoá, việc cung cấp quá nhiều calo có thể kèm theo tăng gánh nặng cho gan, tích đọng mỡ đặc biệt ở các bệnh nhân hồi sức.

Bữa ăn nên chia nhỏ nhiều lần trong ngày và mục đích của chế độ dinh dưỡng là phải:

  • Phòng tránh các biến chứng của xơ gan như bệnh não gan, hôn mê gan (do tăng amoniac máu)
  • Giảm gánh nặng xử lý cho gan hoặc độc với gan
  • Giảm thiểu tình trạng cổ chướng
  • Cải thiện sự ngon miệng, chất lượng cuộc sống

Bệnh xơ gan tiến triển qua 2 giai đoạn là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Với mỗi giai đoạn chế độ dinh dưỡng cung cấp sẽ khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn xơ gan còn bù

Giai đoạn xơ gan còn bù 1

Với xơ gan còn bù, lúc này chức năng gan vẫn còn, gan vẫn hoạt động dù có bị yếu đi. Tuy nhiên, về lâu dài, để người bệnh không bị suy dinh dưỡng thì chế độ ăn vẫn phải cung cấp đầy đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất như bình thường, tránh việc kiêng khem quá mức. Ngoài ra, cần lưu ý thường xuyên thay đổi đa dạng các món ăn và chia nhỏ các bữa ăn để kích thích sự ngon miệng cũng như giảm tải gánh nặng cho gan.

Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan giai đoạn còn bù:

  • Chất đạm: Nên ưu tiên những loại thực phẩm chứa đạm nhưng ít béo, có giá trị sinh học cao như: thịt lợn nạc, thịt ức gà, cá, trứng, sữa tách bơ, các loại đỗ và chế phẩm từ đỗ. Nên tăng lượng đạm thực vật và giảm lượng đạm động vật vì đạm động vật sẽ tạo nhiều amoniac không tốt cho gan. Lượng đạm khuyến cáo là 0.8 -1g đạm/kg cân nặng.
  • Chất béo: Người bệnh gan nên hạn chế dung nạp chất béo, nhất là chất béo từ động vật, đồ ăn chiên rán. Chỉ nên dùng các loại dầu thực vật, chẳng hạn như dầu oliu, dầu đậu nành…
  • Chất đường bột: Chỉ nên ăn những chất bột đường dễ hấp thu như gạo, khoai, đường glucose, mật ong và các trái cây ngọt. Không nên ăn những loại đồ ăn chứa nhiều đường khó hấp thu và khó phân giải như bánh kẹo nhiều bơ sữa béo, các loại mứt và nước ngọt.
  • Vitamin và khoáng chất: Người bệnh xơ gan cần tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây tươi. Nên ăn những loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải, rau bina… và các loại quả chín như cam, quýt, xoài, đu đủ…

Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn muối, không chấm nước tương, nước mắm.

☛ Đọc thêm: Xơ gan còn bù những điều cần biết?

Giai đoạn xơ gan mất bù

Khi xơ gan tiến triển đến giai đoạn mất bù, chức năng gan đã bị suy giảm nặng, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn, tiêu hóa kém dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng. Vì thế, chế độ dinh dưỡng lúc này là tập trung bổ sung các chất cần thiết, hạn chế những chất không cần để tăng cường sức khỏe.

Giai đoạn xơ gan mất bù 1

Ở giai đoạn này, nguyên tắc và mục đích của chế độ ăn cũng giống với giai đoạn xơ gan còn bù nhưng cần kiêng khem và có nhiều lưu ý hơn:

  • Giảm muối vì muối sẽ tích nước trong cơ thể gây phù, cổ chướng nặng hơn khiến người bệnh khó thở.
  • Giảm đạm thông thường, thay thế bằng đạm quý (có acid amin mạch nhánh BCAAs) thường có nhiều trong các loại đỗ và chế phẩm từ đỗ như sữa đậu nành, đậu hũ
  • Tăng chất xơ từ rau xanh và trái cây thô để nhuận tràng, giảm táo bón, hạn chế nguy cơ dẫn tới hội chứng não – gan.
  • Bổ sung thêm các loại trái cây chứa kali như chuối, bưởi… vì quá trình điều trị xơ gan có thể phải dùng một số loại thuốc lợi tiểu khiến cơ thể mất kali.
  • Hạn chế các loại dầu, không ăn mỡ động vật.
  • Ăn thêm sữa chua để giúp hóa giải một phần amoniac.
  • Hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm chứa sắt như: thịt đỏ, gan, huyết… vì ứ sắt sẽ gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Có thể uống các loại nước tốt cho gan chẳng hạn như trà xanh, nhọ nồi, nhân trần, actiso, cà gai leo…
  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Ăn nhiều hơn vào buổi sáng để hạn chế tình trạng đầy bụng, buồn nôn. Bữa ăn cuối cùng trong ngày nên cách giờ đi ngủ khoảng 3-4 tiếng.

Tóm lại, với người bệnh ở giai đoạn xơ gan mất bù thì đã ở giai đoạn rất nghiêm trọng. Việc ăn uống ở giai đoạn này cần thực sự nghiêm ngặt.

☛ Đọc thêm: Xơ gan mất bù

Những thực phẩm nên ăn

Những thực phẩm có protein khuyên dùng

Những thực phẩm có protein khuyên dùng 1

Bệnh nhân xơ gan nên ưu tiên sử dụng protein từ thực vật, nó sẽ chứa nhiều arginie giúp làm giảm nồng độ amoniacs máu nhờ làm tăng tổng hợp ure. Người xơ gan còn bù và đã ổn định bệnh có thể ăn 1,2g/kg cân nặng/ngày, xơ gan mất bù chỉ nên sử dụng 0,8g/kg cân nặng/ngày. Những thực phẩm chứa nhiều protein tốt được kể đến gồm: thịt lợn nạc, thịt gà nạc, thịt cá nạc, sữa tách bơ, các loại đỗ, tàu hũ, sữa đậu nành.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Rau củ, trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp người bệnh tăng cường và phục hồi chức năng gan. Các loại rau củ, trái cây gồm: Rau chân vịt, rau họ cải, măng tây, bơ, cam, quýt, bưởi, việt quất, nho, chuối…

☛ Đọc thêm: Xơ gan nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

Bổ sung probiotic

Uống bổ sung probiotic (sữa chua, sữa lên men…) giúp làm giảm amoniac và nội độc tố máu, giảm sản xuất các yếu tố gây viêm và cải thiện chức năng gan.

Tăng cường chất xơ

Chất xơ có lợi cho tiêu hóa, giúp giải độc gan, loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể, cân bằng dinh dưỡng. Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây thô giúp bổ sung chất xơ để giảm nồng độ amoniac trong máu. Sự kết hợp giữa chất xơ và probiotic giúp giảm biến chứng não gan. Ngoài ra, rau còn chứa rất nhiều acid amin thực vật như arginin giúp tăng cường chuyển hóa ure.

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 có nhiều trong cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ. Những loại thực phẩm rất này tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm tải hoạt động của gan, từ đó hỗ trợ điều trị xơ gan cực tốt. Omega 3 là một trong những hoạt chất được các bác sĩ khuyến cáo người bệnh xơ gan bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa 1

Người bệnh xơ gan nên bổ sung các chất chống oxy hóa như vitame E, kẽm, carotenoids (có nhiều trong cà rốt) và vitamin nhóm B vào trong chế độ ăn uống bởi các chất này có thể bảo vệ tế bào gan khỏi bị tổn thương, loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể.

Phương thức chế biến món ăn cho người xơ gan có thể đa dạng, ngoại trừ chiên rán, quay, nướng. Thực phẩm cần được thái nhỏ, nấu nhừ, chú ý màu sắc, hương vị để kích thích ăn ngon miệng, nhưng phải ít dùng hoặc không dùng gia vị kích thích.

Người bệnh xơ gan không nên ăn gì?

Bia rượu

Người bệnh xơ gan tuyệt đối không uống rượu, bia, vì chất cồn trong bia rượu chính là tác nhân trực tiếp làm tổn thương tế bào gan, gây viêm và hình thành các tổ chức xơ.

Đồ uống nhiều đường

Đồ uống nhiều đường sẽ làm tăng mức đường trong máu, tăng nguy cơ mỡ gan… từ đó làm tăng sự phát triển xơ gan. Thay vì các loại thức uống chứa nhiều đường, người bệnh nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Đạm động vật

Ăn nhiều đạm động vật sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của gan, tăng sản sinh amoniac và nguy cơ dẫn đến bệnh não gan, hôn mê gan.

Mỡ động vật

Người xơ gan nên tránh ăn mỡ động vật, bơ mà thay bằng dầu hoặc bơ thực vật. Lượng mỡ nhiều sẽ gây tích lũy ở gan và làm tăng tiến triển xơ gan.

Đồ ăn mặn

Đồ ăn mặn 1

Bệnh nhân bị bụng báng phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, chao và tất cả những thức ăn có vị mặn. Vì muối tăng khả năng giữ nước khiến bệnh trầm trọng hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhạt sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân xơ gan mất bù.  Lượng muối natri không vượt quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn. Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Nên nhớ rằng, bột ngọt cũng có nhiều muối natri trong đó.

Các loại thịt cứng

Bệnh nhân xơ gan do áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao mà gây giãn tĩnh mạch ở các mức độ khác nhau, chủ yếu có giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày… Nếu ăn uống không chú ý, rất dễ làm cho những tĩnh mạch đang giãn bị vỡ, xuất huyết đường tiêu hóa, dẫn đến hôn mê gan. Vì vậy người bệnh xơ gan cần tránh ăn những loại thịt cứng, có sụn hoặc có xương, những thức ăn này rất dễ làm tổn thương tĩnh mạch bộ giãn, dễ gây xuất huyết đường tiêu hóa …

Đồ ăn cay nóng, gia vị kích thích

Với những thức ăn cay nóng hay chứa các gia vị kích thích như hành, gừng, ớt… nên ăn ít thì tốt hơn, bởi chúng sẽ làm cho thấp nhiệt ở gan nặng thêm, khiến cho các triệu chứng lâm sàng càng nặng hơn.

Lưu ý khác :

  • Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị mà bác sĩ đưa ra. Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay tự ý dừng thuốc mà chưa được sự đồng ý từ bác sĩ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống và lịch kiểm tra định kỳ.
  • Duy trì mức cân nặng ổn định, nếu người bệnh đang bị béo phì hay thừa cân thì hãy tìm đến những phương pháp giảm cân khoa học. Giảm cân là một trong những yếu tố giảm thiểu nguy cơ xơ gan. Tuy nhiên, không nên giảm cân quá nhanh hoặc giảm cân mất kiểm soát vì điều này có thể gây áp lực cho gan.
  • Tránh tiếp xúc với các chất có hại cho gan như hóa chất công nghiệp, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc nhuộm… Điều này sẽ giúp bảo vệ gan khỏi các tổn thương.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm stress, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
  • Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc tây hay thuốc đông y, thuốc nam… cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ vì một số loại thuốc có thể gây tổn thương gan và có tương tác xấu với các thuốc điều trị xơ gan.
  • Người bệnh cần thực hiện các kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sự tiến triển của bệnh cũng như có thể điều chỉnh chế độ điều trị và chăm sóc kịp thời.

Kết luận:

Trên đây là bài viết chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan theo từng giai đoạn của Viemgan.com.vn . Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like hoắc share để chúng tôi có nhiều động lực chia sẻ kiến thức hơn mỗi ngày.

Nếu còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về bệnh xơ gan, các bạn có thể gọi về hotline 18001190 (miễn cước) để được giải đáp.

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/what-is-the-best-diet-for-cirrhosis-1760062

]]>
https://www.viemgan.com.vn/che-do-dinh-duong-va-cach-cham-soc-cho-nguoi-bi-xo-gan.html/feed 0
Bệnh xơ gan cổ trướng là gì – Những điều bạn cần biết https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html#respond Wed, 20 Nov 2024 03:48:20 +0000 https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html Bệnh xơ gan cổ trướng là khi lá gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, đã vào những giải đoạn cuối và không còn khả năng tự phục hồi. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này, bài viết này sẽ là những gì quan trọng nhất bạn cần biết.

Bệnh xơ gan cổ trướng là gì - Những điều bạn cần biết 1

 

Thế nào là xơ gan cổ trướng?

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan, ở giai đoạn này chức năng gan của người bệnh bị suy giảm kiệt quệ, các tế bào, mô gan bị tổn thương gần hết, không còn khả năng phục hồi.

Khi bị xơ gan cổ trướng, bụng của người bệnh sẽ phình to do dịch bị ứ đọng lại giữa lá thành và tạng (tràn dịch màng bụng). Hiện tượng này có thể giải thích như sau: Ở người bình thường, khoang bụng chỉ chứa một lượng dịch nhỏ để bôi trơn nhưng với những người bị xơ gan, các mô xơ làm gan bị suy yếu, khiến tăng áp lực trong các mạch, dẫn đến việc dịch bị đẩy vào ổ bụng. Lượng dịch vượt quá mức cho phép làm bụng bệnh nhân phình to ra, da bụng nổi nhiều mạch máu, gây cảm giác nặng nề, mệt mỏi, đau đớn.

Thế nào là xơ gan cổ trướng? 1

Nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ trướng

Tình trạng xơ gan cổ trướng có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Virus gây viêm gan mãn tính: Người bệnh bị viêm gan B và C nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sẽ dẫn đến xơ gan, bệnh kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan cổ trướng. Đây là biến chứng nghiêm trọng của xơ gan, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
  • Uống nhiều bia rượu: Uống nhiều bia rượu ảnh hưởng xấu đến gan, làm giảm chức năng gan, người uống rượu thường không chú trọng đến việc bảo vệ gan nên rất dễ mắc xơ gan cổ trướng
  • Nhiễm hóa chất độc hại: Nếu cơ thể bị nhiễm các chất độc hại như thạch tín, asen,..  chức năng giải độc của gan sẽ suy giảm dẫn đến xơ gan. Ngoài ra những hóa chất này cũng là tác nhân khiến các bệnh về gan tiến triển nhanh hơn, tăng nguy cơ tử vong.
  • Lạm dụng thuốc: Việc thường xuyên sử dụng sai cách một số loại thuốc như Oxyphenisatin, Methotrexate Methyl… cũng có thể khiến gan bị tổn thương, gây xơ gan và lâu dần có thể tiến triển thành xơ gan cổ trướng.
  • Các yếu tố khác: Một số yếu tố như gan nhiễm mỡ, viêm đường mật, viêm gan tự miễn hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như Wilson, Hemochromatosis… cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy xơ gan tiến triển.

Triệu chứng xơ gan cổ trướng điển hình

Bụng phình to (cổ trướng): Các tế bào gan xơ hóa khiến gan không thể thực hiện chức năng lọc máu và tổng hợp protein hiệu quả. Điều này khiến áp lực trong mao mạch tăng lên nhưng áp lực thẩm thấu lại giảm, dẫn đến việc nước và các chất khác bị đẩy ra khỏi lòng mạch. Những chất này sau đó ứ lại trong khoảng màng bụng, khiến bụng của người bệnh phình to, các mạch máu ở hai bên mạn sườn và vùng da bụng cũng nổi rõ. Lượng dịch tích tụ càng nhiều thì áp lực lên vùng bụng của bệnh nhân càng lớn, gây cảm giác nặng nề và đau đớn.

Da và mắt có màu vàng: Thông thường, khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ, chúng sẽ giải phóng ra hợp chất bilirubin. Sau đó hợp chất này sẽ được gan xử lý, loại bỏ qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, với các trường hợp xơ gan cổ trướng, khả năng hoạt động của gan bị suy giảm, điều này khiến bilirubin không được loại bỏ hiệu quả, dẫn đến tình trạng tích tụ bilirubin. Đây chính là thủ phạm khiến da và kết mạc mắt của người bệnh chuyển sang màu vàng.

Triệu chứng xơ gan cổ trướng điển hình 1

Phù nề: Phù nề cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh xơ gan cổ trướng. Ban đầu, bệnh nhân có thể chỉ trải qua tình trạng phù ở hai chân. Tuy nhiên, với sự suy giảm chức năng gan ngày càng tăng lên, hiện tượng phù này có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể.

Xuất huyết tiêu hóa: Với các trường hợp xơ gan cổ trướng, nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa thường là do tăng áp lực tại cửa tĩnh mạch, dẫn đến sự mở rộng của các mạch máu lớn trong thực quản hoặc dạ dày. Khi những mạch máu này ngày càng mở rộng, áp lực bên trong tăng cao, có khả năng gây vỡ thành mạch, gây hiện tượng chảy máu trong hệ thống tiêu hóa. Thông thường, có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân màu đen (hắc ín).

Một số dấu hiệu khác: Người bệnh xơ gan cổ trướng cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy nhược, sút cân không chủ đích, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, suy thận, tiểu ít, niêm mạc lưỡi và môi nhợt nhạt, xuất hiện các vết bầm tím dưới da….

☛ Nên xem: Các triệu chứng bệnh xơ gan

Sự nguy hiểm của xơ gan cổ trướng

Khi bị xơ gan cổ trướng, các tế bào và mô gan hầu như đã bị tổn thương hết, không còn khả năng hồi phục dẫn tới chức năng gan bị suy giảm trầm trọng. Vì vậy mức độ nguy hiểm là rất cao, một số biến chứng có thể đi kèm:

  • Ung thư gan: Là biến chứng nguy hiểm của bệnh, có tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, có tới 80% số ca bệnh ung thư gan khởi phát từ tình trạng xơ gan.
  • Não gan: Sự xuất hiện của ác mô xơ trong gan làm giảm khả năng loại bỏ độc tố, dẫn đến sự tích tụ chất độc trong máu. Chúng sẽ tấn công tế bào não, và gây ra chứng rối loạn tri giác, tình trạng hôn mê, thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong.
  • Nhiễm trùng dịch cổ trướng: Gan suy yếu làm giảm sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dịch cổ trướng và ổ bụng. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp phải tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng máu…
  • Suy thận: Khi gan xơ hóa nặng, áp lực tĩnh mạch cửa tăng, làm giảm lưu lượng máu đến thận và gây suy thận. Triệu chứng bao gồm lượng nước tiểu tăng, sưng mặt, sưng chân, đau ở vùng lưng và mệt mỏi.

Chẩn đoán xơ gan cổ trướng bằng cách nào?

Chẩn đoán xơ gan cổ trướng bằng cách nào? 1

Để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bênh lý. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn. Ở đây bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cắt lớp (chụp CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sinh thiết gan.

Việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như loại trừ các nguyên nhân khác có thể dẫn tới xơ gan.

Phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng

Như đã nói ở trên, xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan với những tổn thương không thể phục hồi. Các phương pháp điều trị trong giai đoạn này chủ yếu giúp bệnh nhân giảm đau và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Tùy trường hợp cụ thể, xơ gan cổ trướng có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau như:

Giảm muối trong chế độ ăn

Đây là phương pháp kết hợp điều trị nhưng rất quan trọng với người bệnh xơ gan cổ trướng. Theo đó, người bệnh chỉ nên tiêu thụ 4 – 5 gam muối mỗi ngày (tương đương 2.000 mg natri) hoặc ít hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng chất thay thế muối không chứa kali, vì nồng độ kali có thể tăng khi sử dụng một số loại thuốc điều trị cổ trướng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để chọn lựa chất thay thế muối an toàn, phù hợp.

Sử dụng thuốc lợi tiểu

Sử dụng thuốc lợi tiểu 1

Để loại bỏ bớt lượng dịch tích tụ do xơ gan cổ trướng, thường bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu như spironolactone (Aldactone) hoặc furosemide (Lasix). Liều lượng cụ thể sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc sử dụng những viên thuốc này có thể tạo ra vấn đề về cân bằng điện giải trong máu, bao gồm nồng độ natri và kali. Do đó, cần thực hiện kiểm tra máu đều đặn để theo dõi tình hình. Đồng thời, hiệu quả của thuốc chỉ đảm bảo khi kết hợp với việc giữ lượng muối tiêu thụ trong giới hạn.

Chọc hút dịch cổ trướng

Khi thuốc và chế độ ăn hạn chế muối không đủ để kiểm soát sự tích tụ chất lỏng, bệnh nhân có thể cần thực hiện việc chọc hút dịch cổ trướng loại bỏ lượng lớn chất lỏng trong ổ bụng.

Ngoài ra, với những ca bệnh khó, bác sĩ cũng có thể áp dụng phương pháp khác đặt ống dẫn lưu trong gan (gọi là TIPS) để ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng quá mức.

Ứng dụng tế bào gốc

Đây được xem là phương pháp tiên tiến nhất trong việc cải thiện xơ gan cổ trướng. Với phương pháp này, các tế bào gốc sẽ được tách chiết từ tủy xương khỏe mạnh sau đó được nuôi cấy ngoại vi và cuối cùng chúng sẽ được truyền trở lạnh vào cơ thể qua động mạch gan.

Những tế bào gốc này không chỉ ngăn chặn quá trình xơ hóa, giảm viêm mà còn tăng cường mạch máu để nuôi dưỡng gan. Điều này giúp hỗ trợ khôi phục tế bào gan hư tổn, đồng thời một phần của tế bào gốc có thể biệt hóa thành tế bào gan lành. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí khá cao, không phải tất cả bệnh nhân đều có khả năng thực hiện.

Cấy ghép gan

Trường hợp gan bị tổn thương nặng nề, mất đi hoàn toàn vai trò của mình và không thể cứu vãn, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật cấy ghép gan để cải thiện sức khỏe và bảo toàn tính mạng. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này sẽ có mức chi phí cao, đồng thời người bệnh cũng dễ gặp khó khăn do nguồn tạng khan hiếm.

Giải đáp nhanh về xơ gan cổ trướng

Giải đáp nhanh về xơ gan cổ trướng 1

Dưới đây là thông tin giải đáp một số thắc mắc về tình trạng xơ gan cổ trướng:

Xơ gan cổ trướng có phải ung thư không?

Xơ gan cổ trướng không phải là ung thư. Tuy nhiên, những người mắc bệnh xơ gan cổ trướng, đặc biệt là các trường hợp có liên quan đến viêm gan virus B, C nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan.

Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?

Nếu đã được chẩn đoán là xơ gan cổ trướng thì bệnh lý đã vào giai cuối. Tính theo mức trung bình thì người bệnh có thể sống được từ 1 – 3 năm.

Xơ gan cổ trướng có lây không?

Thực tế bệnh xơ gan cổ trướng không lây từ người sang người, tuy nhiên nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng lại có thể là yếu tố lây nhiễm. Theo đó, các trường hợp bị xơ gan cổ trướng do nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, người bệnh có thể lây nhiễm virus cho người khác qua đường sinh hoạt tình dục, đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con.

Xơ gan cổ trướng ăn gì, kiêng gì?

Xơ gan cổ trướng ăn gì, kiêng gì? 1

Với người bệnh xơ gan cổ trướng, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong chế độ ăn hàng ngày, bệnh nhân nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời nên duy trì chế độ ăn nhạt, tránh ăn các thực phẩm nêm nếm quá nhiều muối và gia vị.

Mặt khác, người bệnh xơ gan cũng không nên ăn các thực phẩm có tính nóng, chứa nhiều đường hoặc các món ăn có nhiều chất béo… tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Hãy luôn tuân thủ nguyên tắc ăn chín – uống sôi, ưu tiên các loại thực phẩm tươi sống và không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.

☛ Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan

Chữa xơ gan cổ trướng ở đâu?

Để đảm bảo an toàn, sức khỏe, người bệnh nên đến khám và điều trị xơ gan cổ trướng ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn như: BV Bạch Mai, BV Trung ương Quân đội 108, BV Đại học Y Hà Nội, BV Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh….

☛ Xem chi tiết: Top địa chỉ khám bệnh gan tin cậy

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết nhất về xơ gan cổ trướng. Nếu có thắc mắc về bệnh gan hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn 091257119018001190 (miễn cước) để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17819-liver-failure

 

]]>
https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html/feed 0
Xơ gan độ 3 có chữa được không? Dấu hiệu và cách điều trị https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-do-3.html https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-do-3.html#respond Wed, 20 Nov 2024 01:58:53 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=13979 Xơ gan được chia thành 4 cấp độ. Ở cấp độ 3 hay còn gọi là F3, bệnh được xem là trở nặng và tiềm ẩn khá nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy xơ gan độ 3 là gì? Có chữa khỏi được không và điều trị bằng cách nào?

Xơ gan độ 3 có chữa được không? Dấu hiệu và cách điều trị 1

Xơ gan độ 3 là gì?

Xơ gan khiến tế bào bị tổn thương nghiêm trọng và hình thành mô sẹo, các mô này ngày càng lan rộng tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Hiện xơ gan được phân thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng, tương ứng từ độ 1 đến độ 4. Trong đó, xơ gan độ 3 (F3) là tình trạng xơ hóa đã tiến vào giai đoạn nặng, động mạch, tĩnh mạch và mạch máu trong gan đã bị xơ góa, chức năng gan cũng vì thế mà suy giảm rõ rệt.

☛ Tìm hiểu: Xơ gan độ F0 – F1

Xơ gan độ 3 là gì? 1

 

Khi xơ gan tiến triển đến mức độ này, các tế bào gan khỏe mạnh còn sót lại sẽ phải hoạt động nhiều hơn, cố gắng thay thế cho cả phần của những tế bào xơ hóa, làm tăng áp lực lên gan. Cuối cùng các tế bào sẽ bị tổn thương ngày càng nhiều, lượng độc tố tích tụ tại gan cũng lớn hơn.

Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 4 hay còn gọi là xơ gan cổ trướng (giai đoạn cuối của bệnh), khiến gan mất hoàn toàn chức năng, tăng nguy cơ suy gan, ung thư gan, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết xơ gan độ 3

Khi quá trình xơ gan tiến triển đến giai đoạn F3, các triệu chứng bệnh thường đã được biểu hiện khá rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cụ thể:

Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể gặp phải các chứng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài… Các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, kéo dài, khác với tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường. Ngoài ra, tình trạng này có thể bao gồm: đi ngoài phân đen, buồn nôn và nôn ra máu do xuất huyết tiêu hóa gây ra.

Chảy máu bất thường: Chức năng gan suy giảm có thể làm ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu, khiến người bệnh dễ gặp tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh hoặc rong huyết ở nữ giới.

Vàng da, vàng mắt: Tình trạng này có thể xuất hiện từ giai đoạn 2 của bệnh xơ gan, do chức năng lọc và thải độc của gan suy giảm, hoạt động của ống mật bị ảnh hưởng, gây ứ đọng bilirubin. Tuy nhiên sang đến giai đoạn 3 màu sắc sẽ trở nên đậm hơn, mắt và da toàn thân người bệnh đều chuyển vàng, rõ nhất ở vùng tay và chân.

Dấu hiệu nhận biết xơ gan độ 3 1

Xuất hiện tình trạng phù nề: Trường hợp các mô gan bị xơ hóa nghiêm trọng, sự xuất hiện của mô sẹo có thể làm áp lực trong mạch máu gia tăng đáng kể, gây tình trạng tích tụ dịch ở các chi, đặc biệt là vùng chi dưới. Nếu dùng tay ấn vào sẽ xuất hiện vết lõm không thể đàn hồi lại ngay.

Cổ trướng: Tế bào gan xơ hóa cùng sự xuất hiện của mô sẹo khiến áp lực mạch máu tăng lên, làm tăng lượng dịch bị đẩy vào và ứ đọng tại khoang bụng. Tình trạng này khiến phần bụng của người bệnh căng trướng, kèm theo cảm giác nặng nề, đau đớn.

Dấu hiệu nhận biết xơ gan độ 3 2

Các dấu hiệu khác: Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, đề kháng kém và dễ nhiễm bệnh, cân nặng sụt giảm nhanh chóng, nước tiểu sậm màu, có thể bị sốt nhẹ, suy giảm ham muốn tình dục, có thể xuất hiện tình trạng vô kinh ở nữ và liệt dương ở nam giới…

Lưu ý: Triệu chứng xơ gan độ 3 có thể khác nhau ở mỗi người. Bệnh nhân cần thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá chính xác nhất

Xơ gan độ 3 có chữa khỏi được không?

Xơ gan độ 3 có chữa khỏi được không? 1

Như đã nói ở trên, khi xơ gan tiến triển đến giai đoạn 3 thì gan gần như mất khả năng đào thải độc tố, chức năng gan cũng suy giảm đáng kể. Đáng nói, một khi tế bào gan đã xơ hóa thì sẽ không thể phục hồi lại như ban đầu.

Chính vì vậy, để chữa khỏi hoàn toàn xơ gan, nhất là xơ gan độ 3 là điều không thể. Các giải pháp điều trị sẽ hướng đến việc kéo dài tuổi thọ.

Tuy nhiên, việc điều trị xơ gan giai đoạn 3 thực sự rất cần thiết để hạn chế tiến triển của bệnh, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, thời gian sống của người bệnh xơ gan độ 3 có thể kéo dài từ 6 – 10 năm, thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tinh thần, việc đáp ứng thuốc và chế độ chăm sóc, sinh hoạt…

Điều trị xơ gan độ 3 bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ dựa trên tình hình của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp này có thể bao gồm:

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến cho các trường hợp xơ gan độ 3 nhằm làm chậm quá trình xơ hóa và ngăn ngừa biến chứng.

Sử dụng thuốc 1

Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị phù hợp, ví dụ như:

  • Thuốc kháng virus: Dùng cho các trường hợp xơ gan có liên quan đến virus viêm gan B hoặc C để ngăn chặn sự nhân lên của virus, hạn chế tiến triển của bệnh.
  • Thuốc lợi tiểu: Giúp loại bỏ bớt lượng dịch tích tụ trong ổ bụng với các trường hợp có cổ trướng.
  • Thuốc chống chảy máu: Dùng cho các trường hợp giảm chức năng đông máu do gan bị tổn thương.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp bệnh nhân xơ gan độ 3 có các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, tránh biến chứng.
  • Thuốc bổ sung dinh dưỡng: Các loại vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe cũng có thể được sử dụng để cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân xơ gan.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Thuốc trị xơ gan có những loại nào?

Phẫu thuật cấy ghép gan

Phẫu thuật cấy ghép gan 1

Phẫu thuật cấy ghép gan là phương pháp điều trị tiên tiến, cho phép thay thế phần gan tổn thương của người bệnh bằng mô gan lành của người hiến, giúp phục hồi chức năng gan một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này, người bệnh cần được đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe xem có đủ điều kiện cấy ghép hay không, đồng thời cũng cần tìm được nguồn hiến tạng phù hợp. Mặt khác, chi phí cấy ghép gan là tương đối lớn, không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện thực hiện.

Biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định, để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, người bệnh xơ gan độ 3 cũng cần:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chức năng gan suy giảm nhiều, dẫn đến tình trạng thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém… làm sức khỏe bệnh nhân xơ gan độ 3 càng thêm suy yếu. Vì thế, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những cách giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh, đồng thời giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

Biện pháp hỗ trợ 1

Theo đó, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân xơ gan giai đoạn 3 cần lưu ý:

  • Giảm bớt muối trong chế độ ăn, tránh tình trạng tích nước trong cơ thể làm hiện tượng phù và cổ trướng thêm nghiêm trọng.
  • Bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm táo bón, góp phần hạn chế nguy cơ biến chứng não – gan.
  • Giảm đạm thông thường trong chế độ ăn, thay vào đó nên ưu tiên các loại đạm chứa acid amin phân nhánh BCAA để hạn chế sinh amoniac trong quá trình tiêu hóa. Loại đạm này có nhiều trong các thực phẩm như đậu hũ, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu khác…
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật… tránh tình trạng ứ sắt do suy giảm chức năng gan gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác.
  • Bổ sung các loại trái cây giàu kali như bưởi, bơ, chuối… để bù lại lượng kali mất đi khi dùng thuốc lợi tiểu.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món chiên xào và đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Thêm sữa chua vào chế độ ăn để bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời hóa giải một phần amoniac.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, buổi sáng có thể ăn nhiều hơn một chút, trong khi đó bữa tối có thể ăn ít hơn và không ăn quá khuya, nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 3 – 4h để tránh tình trạng đầy bụng, buồn nôn…
  • Uống nước với lượng vừa phải, không uống quá nhiều, có thể bổ sung các loại nước lợi tiểu như nhân trần, râu ngô… hoặc các nước uống tốt cho gan như nước cà gai leo, actiso…

☛ Xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người bệnh xơ gan

Thay đổi lối sống lành mạnh

Biện pháp hỗ trợ 2

Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh cũng là một trong những việc cần thiết giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ gan độ 3.

Một số gợi ý bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya: Thức khuya có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố và cả chức năng gan. Theo đó, bệnh nhân xơ gan nên đi ngủ trước 23h đêm và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá: Các chất độc hại có trong rượu bia và thuốc lá có thể khiến gan tổn thương thêm, thúc đẩy xơ gan tiến triển nhanh hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng. Do đó, bệnh nhân xơ gan độ 3 cần tuyệt đối tránh xa các chất này.
  • Kết hợp vận động thể chất, tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe tổng thể, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị xơ gan.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi, tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc phải gắng sức có thể làm tổn hại sức khỏe, gây ảnh hưởng không tốt tới gan.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại có khả năng tác động tiêu cực đến gan.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

☛ Tham khảo: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xơ gan tại nhà

Lời kết:

Xơ gan tiến triển đến giai đoạn 3 là tình trạng bệnh tương đối nghiêm trọng, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Để cải thiện chức năng gan và ngăn các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về bệnh xơ gan, các bạn có thể gọi về hotline 18001190 (miễn cước) để được giải đáp.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15572-cirrhosis-of-the-liver

]]>
https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-do-3.html/feed 0
Độ xơ hóa gan F0 – F1 cách chẩn đoán nhanh và điều trị https://www.viemgan.com.vn/do-xo-hoa-gan-f0-f1.html https://www.viemgan.com.vn/do-xo-hoa-gan-f0-f1.html#respond Tue, 19 Nov 2024 03:06:34 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=11000 Xơ gan là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu để chuyển qua các giai đoạn cuối. Chính vì vậy việc chuẩn đoán và xác định bệnh ngay từ giai đoạn đầu, F0-F1 là vô cùng quan trọng. Tại bài viết này, viemgan.com.vn sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết cách chuẩn đoán nhanh điều trị tại giai đoạn này.
Độ xơ hóa gan F0 - F1 cách chẩn đoán nhanh và điều trị 1

Độ xơ hóa gan F0-F1 có nghĩa là gì?

Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương dẫn tới sự thay đổi về cấu trúc. Tế bào gan bị thay thế bởi các mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh khiến chức năng gan dần suy giảm. Xơ gan được phân làm các cấp độ xơ hóa khác nhau (dựa theo phân loại Metavir của giải phẫu bệnh):

  • Giai đoạn F0: Không có xơ hóa.
  • Giai đoạn F1: Xơ hóa khoảng cửa.
  • Giai đoạn F2: Xơ hóa khoảng cửa với vài cầu nối.
  • Giai đoạn F3: Xơ hóa bắt đầu.
  • Giai đoạn F4: Xơ gan.

Như vậy độ xơ hóa gan ở mức F0 – F1 tức là gan bị tổn thương ở giai đoạn nhẹ, gan vẫn có khả năng phục hồi tương đối tốt. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời ở giai đoạn này có thể ngăn chặn tiến triển của xơ gan, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Kết quả của fibroscan trong giai đoạn này thường nằm trong khoảng 2.5 – 7.4 kPa.

☛ Đọc thêm: Phân độ xơ gan và cách nhận biết các cấp độ

Những yếu tố nào gây ra xơ hóa gan F0-1?

Những yếu tố nào gây ra xơ hóa gan F0-1? 1

Xơ hóa gan giai đoạn F0 – F1 là giai đoạn đầu của quá trình xơ hóa gan. Gan bị tổn thương nhẹ và chưa gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều yếu tố gây ra xơ hóa gan giai đoạn này bao gồm:

  • Bệnh lý viêm gan: Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan B, C, viêm gan cấp tính làm tăng nguy cơ xơ hóa gan từ giai đoạn F0 lên F1.
  • Rượu bia và chất độc: Sử dụng nhiều rượu bia, tiếp xúc với các hoá chất độc hại như hóa chất công nghiệp, thuocs, ma túy có thể gây tổn thương gan và dẫn tới xơ hóa.
  • Dị ứng và vi khuẩn: Bị dị ứng do tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như thực phẩm, hóa chất, mỹ phẩm cũng như nhiễm vi khuẩn cũng khiến gan bị viêm và xơ hóa.
  • Yếu tố di truyền: Một số yếu tố di truyền được phát hiện trong trường hợp xơ hóa gan từ F0 – F1. Tuy nhiên, đây khong phải nguyên nhân chính mà chỉ làm gia tăng thêm nguy cơ xơ hóa gan.
  • Tuổi tác, lối sống: Tuổi tác ngày càng cao nguy cơ xơ hóa tăng lên do quá trình lão hóa của cơ thể. Nếu bạn có lối sống không lành mạnh, ăn uống không cân đối, thiếu chất và ít hoạt động cũng là yếu tố gây xơ hóa gan lên F1.
  • Béo phì: Người béo phì có nguy cơ xơ hóa gan cao hơn, giảm cân và duy trì cân nặng lành mạnh có thể giảm nguy cơ này.
  • Yếu tố khác: Bệnh lý về gan như mỡ gan không cồn, viêm gan tự miễn, sử dụng thuốc kéo dài… làm tăng nguy cơ xơ hóa gan.

Giảm các yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm nguy cơ xơ hóa gan từ F0 – F1. Bạn cần kiểm tra thường xuyên sức khỏe gan, thực hiện phòng ngừa và điều trị khi cần thiết để ngăn chặn xơ hóa tiến triển.

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết 1

Xơ hóa gan độ F0 – F1 thường không có triệu chứng đáng kể và dấu hiệu ra bên ngoài. Ở giai đoạn này, bệnh nhân không biết mình bị xơ hóa gan cho tới khi thực hiện các kiểm tra y tế chuyên sâu. Nhìn chung, nếu có thì phần lớn bệnh nhân xơ gan F1 thường có một số dấu hiệu như sau đây:

  • Hay mệt mỏi vô cớ, không thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.
  • Hay gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, dễ đau bụng, đi ngoài, táo bón, buồn nôn…

Nhiều người vẫn lầm tưởng đó là triệu chứng của bệnh lý khác mà chủ quan, nên bỏ lỡ giai đoạn điều trị hiệu quả. Để xác định chính xác các giai đoạn xơ hóa thường thực hiện thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như fibroscan, siêu âm gan hoặc việc thực hiện biopsy gan.

Cách chẩn đoán

Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán xơ gan giai đoạn F0 – F1:

Đánh giá lâm sàng: Đây là bước đầu tiên bác sĩ thực hiện trong quá trình thăm khám để kiểm tra và theo dõi xơ hóa gan để xác định các triệu chứng có liên quan. Bạn có thể thấy các dấu hiệu như đau bụng, mệt mỏi, chảy máu dạ dày, cơ thể giãn cơ…

Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan và phát hiện ra một số bất thường, bao gồm các chỉ số như AST, ALT, bilirubin… Kết quả xét nghiệm đánh giác được mức độ viêm và tổn thương ở gan.

Siêu âm gan: Giúp xem xét kích thước gan, cấu trúc và mật độ của gan. Phương pháp này chỉ ra sự hiện diện của xơ hóa và nhiễm mỡ trong gan hay không.

Cách chẩn đoán 1

Fibroscan: Phương pháp này không xâm lấn và không đau được dùng để đánh giá mức độ xơ hóa của gan. Thiết bị sử dụng sóng siêu âm nhằm đô độ cứng của gan, kết quả cho biết mức độ xơ hóa của gan từ đó xác định giai đoạn bệnh.

Biopsy gan: Đây là phương pháp chính xác nhất để xác định mức độ xơ hóa gan nếu các phương pháp chẩn đoán trên không đủ để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn và có nguy cơ gây biến chứng, nó thường được sử dụng sau các phương pháp không xâm lấn đã được thực hiện. Quá trình này bao gồm lấy một mẫu mô gan để kiểm tra mức độ xơ hóa và tổn thương gan.

Đánh giá độ xơ hóa gan F0 – F1 có ý nghĩa rất quan trọng để xác định mức độ tổn thương gan và giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Kiểm tra và theo dõi định kỳ gan là điều cần thiết để xác định sự tiến triển của bệnh và hướng dẫn điều trị.

Hướng dẫn điều trị

Hướng dẫn điều trị 1

Xơ gan độ F1 được coi là thời điểm tốt nhất trong điều trị. Việc điều trị chủ yếu làm khống chế nguyên nhân gây bệnh đồng thời điều trị bảo tồn, tăng cường chức năng gan mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Các cách điều trị xơ hóa gan F0 – F1 như sau:

  • Cai rượu bia: Rượu bia là nguyên nhân gây ra bệnh gan phổ biến, nếu không bỏ rượu bia thì dù điều trị có tích cực tới đâu cũng không thể khôi phục lại được chức năng gan.
  • Điều trị bệnh lý gân xơ gan: Nhiều bệnh nhân xơ gan do sự tấn công của virus viêm gan B, C cần có biện pháp điều trị tích cực bằng thuốc kháng virus, … mới có thể ngăn chặn diễn tiến của xơ gan. Điều trị nguyên nhân gây tắc mật hoặc ứ mật tại gan nếu có.
  • Không lạm dụng thuốc: Nói chuyện với bác sĩ để ngưng những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới gan. Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường các thực phẩm có lợi cho gan và dễ tiêu hóa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thêm một số sản phẩm thanh nhiệt hoặc giải độc gan.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh: Ăn ngủ đúng giờ, vận động vừa phải, không nên thức khuya và suy nghĩ tiêu cực. Tránh sử dụng các chất gây hại cho gan như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác.
  • Theo dõi chuyên sâu: Cần theo dõi định kỳ sức khỏe của gan qua kiểm tra định kỳ, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm gan, Fibroscan… để đánh giác mức độ tổn thương của gan, tiến triển của bệnh. Điều này giúp bác sĩ theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.
  • Theo dõi tại bệnh viện: Nếu xơ hóa F0 – F1 tiến triển nhanh hoặc có nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị bạn tham gia và chương trình điều trị tại bệnh viện bao gồm sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị khác như cấy tế bào gan, …

Các phương pháp phòng ngừa, kiểm soát bệnh

Các phương pháp phòng ngừa, kiểm soát bệnh 1

Để phòng ngừa và kiểm soát xơ gan ở giai đoạn này, bạn cần thực hiện các biện pháp như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bằng cách hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất béo, đường, đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đạm từ nguồn thuần chay hoặc các loại hải sản không béo. (Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan)
  • Vận động thể chất đều đặn: Thể dục hàng ngày ít nhất là 30 phút như chạy bộ, đi bộ, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục như yoga, aerobic… giúp tăng cường sức khỏe gan, giảm mức độ xơ hóa.
  • Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp: Nếu thừa cân bạn cần có biện pháp giảm cân cần thiết như ăn ít calo hơn, tăng hoạt động thể chất và tuân thủ chế độ ăn uống cân đối.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất bảo quản… Nếu có bệnh lý khác như tiểu đường, tăng mỡ máu, huyết áp cao… cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát chúng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe của gan, theo dõi các dấu hiệu xơ hóa gan sớm. Bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể về tình trạng gan, đề xuất các phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Ngoài ra, nếu bạn là người hay uống rượu bia, đã bị nhiếm các loại virus viêm gan thì bạn càng cần nâng cao ý thức tăng cường chức năng gan. Bạn có thể sử dụng đều đặn các sản phẩm có nguồn gốc từ cây thuốc Cà gai leo để ngăn ngừa bệnh phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh xơ gan? 1Sử dụng Sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh để giải độc gan sau cho người uống nhiều bia rượu, người vị viêm gan virus là cách hiệu quả để phòng ngừa xơ gan.

Tóm lại:

Trên đây những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về độ xơ hóa gan F0 – F1 và có biện pháp phòng trị một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về bệnh xơ gan, các bạn có thể gọi về hotline 18001190 (miễn cước) để được giải đáp.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/fatty-liver-grade-1

]]>
https://www.viemgan.com.vn/do-xo-hoa-gan-f0-f1.html/feed 0
Tiêm Vacxin viêm gan b có sốt không, sau bao lâu thì có kháng thể? https://www.viemgan.com.vn/tiem-vacxin-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-khang-the.html https://www.viemgan.com.vn/tiem-vacxin-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-khang-the.html#respond Mon, 30 Sep 2024 02:16:22 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=8766 Câu hỏi:

Chào bác sĩ,

Em đang có thắc mắc này mong bác sĩ giải đáp giúp. Hiện em đang đi làm và ở chung phòng với một bạn nữa, hôm trước bạn ấy có khám sức khỏe và phát hiện bị mắc viêm gan B. Em nghe mọi người nói là bệnh này rất nguy hiểm và dễ lây lan, muốn không bị lây bệnh thì nên đi tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm. Vậy nếu em đi tiêm phòng viêm gan B thì có bị sốt không ? sau bao lâu thì có kháng thể viêm gan B.

Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ!

Kim Ngân – Đông Anh, Hà Nội

Tiêm Vacxin viêm gan b có sốt không, sau bao lâu thì có kháng thể? 1

Trả lời:

Chào bạn Kim Ngân, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, các chuyên gia trả lời như sau:

Vacxin viêm gan B là gì?

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm gan B, trong khi đó virus HBV lại có khả năng lây lan rất nhanh. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Tiêm vacxin ngừa viêm gan B được xem phương pháp hiệu quả, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh đến 90-95%, có thể áp dụng cho cả người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Vacxin ngừa viêm gan B bản chất là các phân tử protein bên trong bề mặt của chủng virus ái tính với HBV. Sau khi phân tử protein này vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành kháng nguyên HbsAg. Kháng nguyên này sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh kháng thể là anti-HBs để đối kháng với HBV. Tiêm vacxin viêm gan B không chỉ ngăn ngừa được bệnh viêm gan B mà còn giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm gan D (một bệnh chỉ phát sinh ở người nhiễm HBV).

Về việc tiêm vacxin viêm gan B

Về việc tiêm vacxin viêm gan B 1

Viêm gan B là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và rất phổ biến. Vì vậy căn bệnh này thường được tiêm phòng từ khi còn nhỏ. Nếu bạn là người lớn và bây giờ mới muốn tiêm thì điều quan trọng là bạn cần nhớ lại là mình đã từng tiêm phòng viêm gan B hay chưa ? Tôi phải nhắc lại điều này vì rất nhiều người hồi nhỏ được bố mẹ dẫn đi tiêm và khi lớn lên thì đã quên hết.

Ngoài ra xét nghiệm xem bản thân đã có kháng thể viêm gan B hay chưa cũng là một cách tốt đặc biết với những ai không nhớ chắc lịch sử tiêm phòng của mình. Việc tiêm phòng cho người lớn chúng tôi đã có 1 bài viết: Tiêm phòng viêm gan B giá bao nhiêu, số mũi phải tiêm

Tôi sẽ không nói quá kỹ những điểm lưu ý khi tiêm vì đã có bài viết ở trên. Ở bài viết này tôi chỉ đặc biệt lưu ý với bạn là cần xác định xem bản thân đã có khàng thể viêm gan B hay chưa rồi mới tính đến việc đi tiêm. Cách tiêm và số mũi phải tiêm sẽ tùy thuộc vào vacxin mà bạn chọn sử dụng.

Tiêm vacxin viêm gan B có bị sốt không ?

Tiêm vacxin viêm gan B có bị sốt không ? 1

Về câu hỏi của bạn Kim Ngân về việc vacxin viêm gan B có gây sốt hay không thì chia sẻ với bạn sau khi tiêm có khả năng bạn sẽ bị sốt nhẹ.

Tuy nhiên, sốt được coi là một phản ứng phụ thông thường sau tiêm, là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang phản ứng với các thành phần kháng nguyên có trong vắc xin nhằm sinh kháng thể, sau này nó sẽ giúp bạn chống lại virus viêm gan B. Có thể nói sốt là một phản ứng không mong muốn, nhưng là cần thiết sau khi tiêm.

Với vacxin viêm gan B thì các các dụng phụ thường thấy là: sốt nhẹ, sưng, đỏ, nóng và đau tại vị trí tiêm. Sốt nhẹ có nghĩa là khi cặp nhiệt độ sẽ ở mức trên dưới 38 độ và thường chỉ kéo dài trong 1-2 ngày.

Chỉ có một tỉ lệ rất hiếm gặp đó là: sốt cao > 39 độ, cảm giác khó chịu, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ trên da. Khi gặp trường hợp bạn nên thông báo với cơ sở ý tế để có hướng dẫn khắc phục kịp thời.

Tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể?

Tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể? 1

Tiêm vacxin ngừa viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa biết là sau khi tiêm vacxin bao lâu thì có kháng thể. Câu trả lời như sau:

Thông thường, với hầu hết các loại vacxin, sau khi tiêm thì khoảng 15 ngày sẽ có kháng thể. Nhưng với vacxin viêm gan B thì đặc biệt hơn, đó là sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 21 ngày thì cơ thể mới bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, thời gian hình thành kháng thể ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người. Theo thống kê, có khoảng 5% trường hợp khỏe mạnh bình thường nhưng lại không thể tạo ra kháng thể sau khi tiêm vacxin.

Mặc dù sau khoảng 21 ngày sau khi tiêm mũi vacxin viêm gan B đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể nhưng lượng kháng thể này lại chưa đủ để giúp phòng bệnh hiệu quả. Nồng độ kháng thể anti-HBs phải đạt trên 100 IU/L mới được cho là an toàn và phòng được lây nhiễm viêm gan B. Và định lượng kháng thể bền vững với Hepatitis B virus khi đạt 1.000 IU/L.

Do đó, để có đủ lượng kháng thể cần thiết thì mỗi người cần phải tiêm đủ 2-4 mũi vacxin ngừa viêm gan B. Sau khi tiêm đủ mũi, số lượng kháng thể có thể tồn tại trong khoảng 10-20 năm. Tuy nhiên, chúng sẽ có xu hướng ngày càng giảm dần nên sau khoảng 5 năm cần kiểm tra lại và tiêm thêm mũi bổ sung khi cần thiết. Việc này sẽ sẽ giúp duy trì lượng kháng thể ở mức đảm bảo, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Cách xác định đã có kháng thể viêm gan b sau khi tiêm

Cách xác định đã có kháng thể viêm gan b sau khi tiêm 1

Sau khi tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B, việc xác định đã có kháng thể viêm gan B trong cơ thể là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình tiêm vaccine. Các chỉ số kháng thể anti-HBS được xác định thông qua xét nghiệm máu, là một phần quan trọng của việc kiểm tra hiệu quả của vaccine viêm gan B hoặc trong quá trình theo dõi bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B.

Kết quả xét nghiệm anti-HBS dương tính được coi là phản ánh sự miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Nếu nồng độ kháng thể viêm gan B là lớn hơn 100 IU/l, người đó được coi là miễn dịch với bệnh viêm gan B.

Kết quả anti-HBS có thể xuất hiện trong khoảng thời gian từ một đến sáu tháng sau khi tiêm vaccine viêm gan B thành công, và nồng độ kháng thể lớn hơn 10 IU/L được coi là phù hợp với tình trạng nhiễm HBV trước đó.

Nếu nồng độ kháng thể viêm gan B nhỏ hơn 10 IU/l, đây có thể là dấu hiệu cho thấy người đó không được bảo vệ chống lại bệnh viêm gan B và cần tiêm chủng bổ sung. Điều này đưa ra quyết định về việc tiêm thêm mũi vaccine để tăng cường sự bảo vệ chống lại bệnh viêm gan B.

Những lưu ý trước trong và sau khi viêm vacxin viêm gan B

Những lưu ý trước trong và sau khi viêm vacxin viêm gan B 1

Để việc tiêm vacxin ngừa viêm gan B mang lại hiệu quả tốt nhất, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

✦ Trước khi tiến hành tiêm vacxin ngừa viêm gan B, mọi đối tượng (trừ trẻ sơ sinh) đều phải thực hiện xét nghiệm xem đã mắc viêm gan B hay chưa.

✦ Vì viêm gan B ủ bệnh khá dài, nhiều người có thể bị nhiễm virus HBV trước khi tiêm vacxin mà không nhận ra. Lúc này, vacxin sẽ không đáp ứng và không ngăn ngừa được bệnh.

✦ Phụ nữ đang mang thai được khuyến khích không tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ có nguy cơ cao bị mắc bệnh thì các bác sĩ có thể xem xét và chỉ định tiêm phòng.

✦ Tùy thuộc vào từng đối tượng mà mức độ đáp ứng miễn dịch của vacxin viêm gan B là khác nhau. Chẳng hạn, với nam giới trên 40 tuổi, người bị béo phì, tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS,… thì mức độ đáp ứng vacxin sẽ rất thấp.

✦ Tiêm không đúng cách cũng cũng làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin.

✦ Đặc biệt ghi nhớ lịch tiêm vacxin các mũi nhắc lại vì việc tiêm đúng thời gian, thời điểm sẽ nâng cao hiệu quả của vacxin.

✦ Sau khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B một thời gian, người tiêm cần phải tái khám lại để kiểm tra nồng độ kháng thể. Nếu chưa đạt mức an toàn hoặc khả năng đáp ứng kém, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm liều bổ sung.

✦ Tiêm vacxin phòng viêm gan B có thể giảm nguy cơ mắc viêm gan D nhưng không thể ngăn ngừa được các viêm gan siêu vi khác như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan E.

Tóm lại:

Trên đây là giải đáp của các chuyên gia về vấn đề tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể? Cùng với đó là những lưu ý giúp việc tiêm vacxin mang lại hiệu quả cao. Hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn Kim Ngân gỡ rối được vấn đề đang thắc mắc cũng như hiểu hơn về bệnh viêm gan B và việc tiêm vacxin phòng ngừa bệnh. Nếu bạn còn bầt kỳ câu hỏi nào khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 18001190 (miễn cước) –  0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.

]]>
https://www.viemgan.com.vn/tiem-vacxin-viem-gan-b-bao-lau-thi-co-khang-the.html/feed 0
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B: tiêm mẫy mũi, giá bao nhiêu, lịch tiêm https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html#respond Mon, 30 Sep 2024 01:57:59 +0000 https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html Virus viêm gan B (HBV) được coi là mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người toàn cầu. Tốc độ lây nhiễm của virus HBV cao gấp 100 lần so với virus HIV và là yếu tố gây ung thư đứng thứ 2 chỉ sau thuốc lá. Tiêm vắc xin được coi là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất nhằm ngừa viêm gan B. Tuy nhiên, việc tiêm phòng Viêm gan B như thế, lịch tiêm và giá tiền còn là băn khoăn của rất nhiều người. Bạn đọc hãy cùng viemgan.com.vn đi giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B: tiêm mẫy mũi, giá bao nhiêu, lịch tiêm 1

Tầm quan trọng của vacxin phòng viêm gan B

Hiện nay, phương pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin viêm gan B là loại vắc xin tái tổ hợp đã thông qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm an toàn đối với đa số cơ thể con người. Vắc xin viêm gan B hiện nay sản xuất bằng kỹ thuật di truyền.

Khi tiêm vắc xin vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại virus viêm gan B. Ngoài ra, vắc xin còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B như xơ gan, ung thư gan…Thực tế, vắc xin chỉ có tác dụng đối với người chưa mắc bệnh. Vì vậy, tất cả mọi người đặc biệt là người có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B nên đi tiêm bao gồm trẻ em và người lớn.

Tầm quan trọng của vacxin phòng viêm gan B 1

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B có ý nghĩa rất quan trọng giúp phòng bệnh hiệu quả.

Chỉ cần vài mũi tiêm có thể bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B suốt đời. Do đó, tất cả mọi người đều nên nghiêm túc xem xét việc tiêm vắc xin viêm gan B để bảo vệ trọn đời chống lại bệnh gan. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin viêm gan b phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B tức là phòng ngừa 1 con đường mắc các bệnh gan. Vắc xin viêm gan B còn được gọi là vắc xin phòng chống ung thư bởi nó ngăn ngừa viêm gan B – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan trên thế giới.

Hướng dẫn chích ngừa viêm gan B

Hướng dẫn tiêm cho trẻ nhỏ

Hướng dẫn tiêm cho trẻ nhỏ 1

Tất cả trẻ em sau khi sinh được tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B, tốt nhất là 24 giờ sau sinh. Việc tiêm phòng cho trẻ sau sinh thường sẽ được bệnh viên thực hiện ngay sau khi trẻ trào đời. Việc của các ông bố, bà mẹ chủ yếu là cần xác nhận lại là bé nhà mình đã được tiêm phòng hay chưa.

Sau khi trẻ trào đời, Các bé sẽ được tiêm tại các cơ sở y tế chuyên biệt. Đối với trẻ thì đa phần các bạn nhỏ sẽ được tiêm vacxin 6 trong 1. Loại vacxin này đã bao gồm viêm gan B trong đó. Vì vậy để đảm bảo tiêm phòng đủ viêm gan B các bạn nhỏ chỉ cần tiêm đủ vắc xin 6 in 1 là được.

Lịch tiêm 6 trong 1 bạn đọc tham khảo như sau:

  • Tổng số mũi cần tiêm là 4
  • 3 mũi tiêm chính được thực hiện khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi
  • Tiêm nhắc lại 6 in 1 ở mũi thứ 4 được tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi

Hướng dẫn tiêm phòng cho người lớn

Hướng dẫn tiêm phòng cho người lớn 1

Đối với người lớn (trên 18 tuổi ) trước khi tiêm phòng viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để chắc chắn rằng cơ thể đã bị nhiễm virus HBV hay chưa, cơ thể đã có kháng thể chưa. Tùy vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ chỉ định bạn có nên tiêm phòng hay không. Xảy ra 3 trường hợp như sau:

  • Nếu kết quả HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc bạn đã bị nhiễm virus HBV. Việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.
  • Trường hợp HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B. Khi đó, bác sĩ dựa vào nồng độ của HBSAb để đánh giá xem có cần thiết phải tiêm vắc xin nữa hay không.
  • Nếu cơ thể chưa nhiễm virus viêm gan B và chưa có kháng thể viêm gan B bạn sẽ được khuyến cáo tiêm phòng khi đó số mũi tiêm sẽ tùy thuộc vào loại vắc xin bạn chọn.

Lịch tiêm tham khảo cho người lớn:

  • Nếu bạn được chọn tiêm vắc xin loại 2 mũi ( Ví dụ là thuốc Twinrix). Vậy mũi 1 sẽ là bất kỳ khi nào bạn chọn. Mũi 2 cách mũi 1 6 tháng đến 12 tháng.
  • Nếu bạn chọn tiêm vắc xin loại 3 mũi (Engerix B). Vậy Mũi 1: Là lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Được tiêm 1 tháng sau mũi 1. Mũi 3: Tiêm sau 5 tháng kể từ lần tiêm thứ 2

Các loại vaccine viêm gan B hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại vaccine phòng ngừa viêm gan B được phát triển và sử dụng trên toàn thế giới. Dưới đây là một số loại vaccine phổ biến:

  • Vắc-xin Twinrix được sản xuất bởi công ty GSK (Bỉ)
  • Engerix B 10mcg/0,5ml là vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm gan B, được sản xuất bởi hãng Glaxo SmithKline (GSK) của Bỉ
  •  Vắc xin 6 in 1 cho trẻ em như Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp)

Tiêm vaccine viêm gan B hết bao nhiêu tiền:

Để xác định chi phí cần bỏ để tiêm phòng viêm gan B bạn cần biết chính xác giá cho 1 mũi tiên bạn muốn dùng là bao nhiêu. Sau đó nhân với sỗ mũi cần tiêm. Ở bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc tiêm vaccine để tham khảo. Chi phí sẽ thay đổi theo thời gian:

  • Giá khi sử dụng Twinrix cho người lớn = 650.000 x 2 = 1.300.000 VNĐ
  • Giá khi sử dụng Engerix B cho người lớn = 250.000 x 3 = 750.000 VNĐ
  • Giá khi sử dụng 6 in 1 Hexaxim cho trẻ từ nhỏ = 1.020.000 x 4 = 4.080.000 VNĐ

Những lưu ý khi tiêm vacxin phòng viêm gan B

Những lưu ý khi tiêm vacxin phòng viêm gan B 1

Xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B

Trước khi tiêm ngừa cần xét nghiệm máu xem có thể đã nhiễm bệnh hay có kháng thể chưa. Đây là bước đầu tiên trước khi tiêm phòng. Dựa vào kết quả bác sĩ chỉ định nên tiêm hay không.

  • HBsAG (-), antiHBs (+) Đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa
  • HBsAG (-), antiHBs (-) Có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa
  • HBsAG (+), antiHBs (+)  Cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ quyết định hỗ trợ cải thiện hay theo dõi.

Cần ghi nhớ lịch tiêm ngừa

Nhằm mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất, cần tuân thủ theo đúng lịch chích ngừa. Cần phải tiêm đúng và đủ số mũi để tạo ra được kháng thể bảo vệ lâu dài. Sau một thời gian, lượng kháng thể giảm dần, tiêm liều nhắc lại giúp tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó được tạo ra từ mũi tiêm ngừa đầu tiên.

Tiêm lại khi nồng độ kháng thể xuống thấp

Khi cơ thể có đủ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm ngừa 3 mũi vắc xin sẽ được bảo vệ lâu dài. Khả năng tạo được kháng thể > 90%. Một số trường hợp, lượng kháng thể giảm xuống dưới mức bảo vệ (ở một số người chạy thận nhân tạo, truyền máu thường xuyên, mắc bệnh lý khác). Những trường hợp này, chuyên gia chỉ định kiểm tra lại kháng thể và tiêm vắc xin giúp tăng nồng độ kháng thể trong cơ thể.

Các đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B

Các đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B 1

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, vắc xin viêm gan B được khuyến nghị cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ dưới 18 tuổi. CDC cũng khuyến nghị người lớn và nhóm nguy cơ cao cũng nên tiêm phòng. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời. Do đó, tiêm vắc xin viêm gan B là điều cần thiết. Tuy nhiên, CDC khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan B cho nhóm đối tượng sau đây:

  • Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B.
  • Trẻ dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng.
  • Người đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông.
  • Người tiêm chích ma túy.
  • Người sống ở gần hoặc có quan hệ gần với người bệnh viêm gan B.
  • Đối tác tình dục có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
  • Nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với máu.
  • Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối phải lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và bệnh nhân chạy thận tại nhà;
  • Người đi du lịch tới các quốc gia có tỷ lệ bị viêm gan B cao như châu Phi, châu Á, Nam Mỹ…
  • Người bị viêm gan C, HIV, người lớn mắc tiểu đường từ 19 – 59 tuổi.
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính, trừ viêm gan B như: xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ,…

Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm gan B

Cũng tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ là đau ở chỗ tiêm. Ngoài ra, có một số tác dụng nhẹ khác kéo dài trong một vài ngày như:

  • Sưng đỏ khu vực da chỗ tiêm.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Mệt mỏi, hay cáu kỉnh.
  • Viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Sốt nhẹ.
  • Buồn nôn.

Một số tác dụng khác hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu gặp phải các triệu chứng này cần liên hệ lập tức với bác sĩ:

  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Đau lưng, mắt mờ, thay đổi tầm nhìn.
  • Ớn lạnh, lú lẫn.
  • Ngất xỉu, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • Ngứa, đặc biệt là ở chân tay.
  • Đau khớp.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Đỏ da, đặc biệt ở tai, mặt, cổ hoặc cánh tay.
  • Đổ mồ hôi.
  • Co thắt dạ dày hoặc đau bụng.
  • Sưng mắt hoặc bên trong mũi.
  • Mệt mỏi bất thường hoặc yếu cơ
  • Giảm cân

Chích ngừa vắc xin phòng viêm gan B  ở đâu?

Chích ngừa vắc xin phòng viêm gan B  ở đâu? 1

Hiện nay, tại các trung tâm y tế được cấp phép tiêm phòng viêm gan B đó là cấp huyện, tỉnh và thành phố. Chúng ta nên tới cơ sở y tế uy tín để được tiêm phòng đúng cách, hợp lý và an toàn. Một số cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng viêm gan B như:

Tại Hà Nội

1.    Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  •  Điện thoại: 04 3834 3700

2.    Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

  • Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 39716356 / 38213241

3.    Bệnh viện Việt Pháp

  • Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  •  Điện thoại: 04 3577 1100

4.    Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế.

  • Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Xuân Yêm (Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội).

5.    Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ Polyvac

  •  Địa chỉ: Số 418 Vĩnh Hưng – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội..

6.    Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh

7.    Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế:

  • Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 3733 9803
  • Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 3768.5512

8. Hệ thống tiêm chủng VNVC

  • Địa chỉ: 180 Trường Chinh, P. Khương Thượng, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Số điện thoại: 028 7102 6595
  • VNVC có số phòng khám & tiêm ở > 50 tỉnh thành trên toàn quốc

Tại Hồ Chí Minh

1.    Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM
  • Điện thoại: (08) 54 042 829 – 38 395 117 – 38 392 722

2.    Bệnh viện phụ sản Mekong

  • Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • ĐT: (84-8) 38 442 986 – (84-8) 38 442 988

3.    Viện Pasteur HCM

  • 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (84-8) 38230352

4.    Trung tâm Dinh dưỡng thành phố HCM

  • Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận. TP.HCM
  • Điện thoại: 84-8-38445990

5.    Bệnh viện Nhi Đồng 1

  • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (08) 39271119

6.    Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (08)38295723

7.    Bệnh viện Phụ sản Quốc tế

  • Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM
  • ĐT: 39253619 – 39253625

8.    Bệnh viện An Sinh

  • Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
  • Điện thoại: 84 – 8 – 3.845.7777 (Hotline: 093.810.0810)

9.    Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Quốc tế HẠNH PHÚC (Cơ sở của BV Quốc tế Hạnh Phúc)

  • Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam
  • ĐT: (84) 8) 3925 9797

10. Hệ thống tiêm chủng VNVC

  • Địa chỉ: 180 Trường Chinh, P. Khương Thượng, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Số điện thoại: 028 7102 6595
  • VNVC có số phòng khám & tiêm ở > 50 tỉnh thành trên toàn quốc

Ở các tỉnh khác

Với những tỉnh thành khác, các bạn hãy đến các trung tâm y tế dự phòng của tỉnh, thành phố hoặc trung tâm y tế huyện, xã, thị trấn để tiêm phòng. Ngoài ra cũng có những hệ thống tiêm chủng như VNVC cũng có mặt ở gần như đủ khắp các tỉnh trên toàn quốc.

Tóm lại:

Trên đây là bài viết giải thích giải thích những điểm quan trọng cần nhớ khi tiêm Vắc xin viêm gan B như: cách tiêm, đối tượng, giá tiền … Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về viêm gan B, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 18001190 (miễn cước) –  0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.

 

]]>
https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html/feed 0
Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết https://www.viemgan.com.vn/xet-nghiem-viem-gan-b-bao-nhieu-tien.html https://www.viemgan.com.vn/xet-nghiem-viem-gan-b-bao-nhieu-tien.html#respond Fri, 27 Sep 2024 02:34:56 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=6776 Cách tốt nhất để phát hiện sớm viêm gan B là thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên nhiều người con băn khoăn về vấn đề chi phí trước khi thực hiện. Vậy bạn hãy cùng Viemgan.com.vn tìm hiểu xét nghiệm viêm gan B có những chỉ định nào và bao nhiêu tiền trong nội dung dưới đây nhé!

Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết 1

Chi phí xét nghiệm viêm gan B phụ thuộc yếu tố nào?

Chi phí xét nghiệm viêm gan B thường không cố định mà có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tình trạng người bệnh: Tùy tình trạng, triệu chứng người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Hơn nữa, không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng cần thực hiện toàn bộ xét nghiệm. Do đó, chi phí phải trả sẽ phụ thuộc vào những loại xét nghiệm mà người bệnh thực hiện.
  • Địa chỉ xét nghiệm: Mức giá xét nghiệm tại các cơ sở là khác nhau vậy nên đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm viêm gan B.
  • Dịch vụ xét nghiệm: Hiện nay dịch vụ xét nghiệm viêm gan B ngày càng đa dạng, ta có thể lựa chọn lấy mẫu tại nhà hay đến trực tiếp các cơ sở. Nếu lựa chọn lấy mẫu tại nhà, người bệnh có thể phải trả khoản phí lớn hơn một chút.
  • Bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không: Một số xét nghiệm có thể được Bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ. Do đó, bệnh nhân không có bảo hiểm có thể phải trả khoản phí lớn hơn cho các xét nghiệm so với trường hợp có bảo hiểm.

Viêm gan B có những xét nghiệm nào?

Viêm gan B có những xét nghiệm nào? 1

Một số xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán viêm gan B bao gồm:

Xét nghiệm HbsAg

Đây là xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B, nếu chúng ta băn khoăn không biết cơ thể có bị nhiễm virus viêm gan B hay không thì chỉ cần thực hiện xét nghiệm này. Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính có nghĩa là bạn đã mắc viêm gan B (vì HBsAg sẽ xuất hiện trong máu sau 4-8 tuần cơ thể tiếp xúc với HBV). Ngược lại, kết quả âm tính thì thật may mắn virus này chưa “ghé thăm” bạn.

Nếu kết quả HBsAg dương tính: người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra bác sĩ đánh giá và hướng dẫn người bệnh làm thêm những xét nghiệm nào từ đó mới biết cụ thể tổng chi phí xét nghiệm viêm gan B.

Xét nghiệm Anti Hbs

Xét nghiệm Anti Hbs 1

Anti HBs là chỉ số kháng thể kháng HbsAg, được tạo thành khi virus viêm gan B vào xâm nhập vào cơ thể, khi đó tế bào Lympho B trong hệ miễn dịch của con người sẽ tiết ra loại kháng thể này. Ngoài ra, kháng thể anti HBs còn được tạo ra khi chúng ta tiêm vaccine viêm gan B.

Nếu kết quả là dương tính, đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn đã có kháng thể chống lại sự xâm hại của virus viêm gan B. Trong đó, xảy ra hai trường hợp hoặc là trước đây bạn đã từng bị nhiễm virus viêm gan B và cơ thể tự đào thải, hoặc sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được coi là có tác dụng bảo vệ.

☛ Tham khảo thêm tại: Xét nghiệm anti hbs là gì?

Xét nghiệm HbeAg

Chỉ số HbeAg còn được gọi là kháng nguyên E, nếu kết quả xét nghiệm cho HBeAg tăng cao chứng tỏ các virus viêm gan B đang có khả năng lây lan mạnh, nguy cơ cao lây nhiễm cho những người xung quanh. Nếu HbeAg âm tính đồng nghĩa đang diễn ra quá trình chuyển đổi huyết thanh, nồng độ HBV-DNA giảm thấp, tính lây lan của virus giảm.

Trường hợp kết quả xét nghiệm HBeAg tiếp tục dương tính trên 3 tháng có nghĩa là bệnh có xu hướng chuyển sang mãn tính, kèm theo đó là nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan…nếu không được điều trị là rất cao.

Xét nghiệm Anti Hbc

Xét nghiệm Anti Hbc 1

Chỉ số Anti-HBc là một loại kháng thể chống lại lõi virus gây bệnh viêm gan B, được hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm virus HBV. Xét nghiệm Anti-HBc dương tính cho thấy kết quả 2 phân típ là IgM và IgG. Trong đó:

  • Anti-HBc IgM thường xuất hiện sớm, thường là từ tuần thứ 5 đến thứ 6 sau khi nhiễm virus, hoặc trong giai đoạn cấp bệnh.
  • Anti-HBc IgG xuất hiện sau và thường thay thế lớp kháng thể Anti-HBc IgM, duy trì trong thời gian dài sau đó.

Xét nghiệm Anti-HBe

Chỉ số Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg hay còn được gọi là kháng thể E.  Trong trường hợp cơ thể có Anti – HBe hay kết quả xét nghiệm dương tính thì trong cơ thể đã có sự miễn dịch một phần. Còn trường hợp cho kết quả âm tính thì cơ thể bệnh nhân không có miễn dịch viêm gan B.

Hai xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe cần được làm kết hợp và dựa trên kết quả của nhau để bác sĩ đưa ra chẩn đoán:

  • HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus ở thể hoạt động mạnh và chưa có kháng thể, viêm gan tiến triển và có thể lây lan.
  • HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngưng copy, cơ thể có sự miễn dịch một phần với virus, khả năng lây lan thuyên giảm, cũng có thể đây là thể đột biến.
  • HBeAg (+) và Anti-HBe (+): Kháng nguyên và kháng thể cân bằng hay cũng có thể do phức hợp miễn dịch. Trường hợp này cần được theo dõi thêm.
  • HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-C hay có thể là giai đoạn cửa sổ quá trình chuyển đảo huyết thanh.

Kiểm tra định lượng HBV-DNA

Kiểm tra định lượng HBV-DNA 1

Kiểm tra định lượng HBV-DNA cũng là một xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán viêm gan B. Nó cho phép xác định lượng virus viêm gan B trong cơ thể cũng như tình hình hoạt động của chúng. Nếu HBV-DNA dương tính >105/ml thì phải tiếp tục kiểm tra xem men gan có cao không? Trường hợp men gan cao vượt ngưỡng 2 lần bình thường (ALT bình thường là 19 IU/L ở nữ và 33 IU ở nam) thì có thể chẩn đoán là viêm gan mạn tính và cần bắt đầu điều trị ngay.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra định lượng HBV – DNA bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

☛ Xem thêm: Viêm gan B có nguy hiểm không?

Giá xét nghiệm viêm gan B tại các cơ sở

Giá xét nghiệm viêm gan B tại các cơ sở 1

Như đã nói ở trên, giá xét nghiệm viêm gan B có thể thay đổi phụ thuộc vào từng cơ sở và tùy vào số lượng các xét nghiệm sẽ thực hiện.

Nếu bệnh nhận chỉ kiểm tra cơ bản để biết có bị nhiễm virus viêm gan B hay không thì mức phí trung bình là trên dưới 500.000 VNĐ. Nếu đã chẩn đoán là bị viêm gan B và được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm nâng cao, chi phí cho toàn bộ xét nghiệm có thể là trên dưới 2.000.000 VNĐ.

Sau đây là bảng phí mẫu có giá theo từng hạng mục xét nghiệm mà chúng tối sưu tầm được. Nhìn chung mức phí ở mỗi bệnh viện là khác nhau, các cơ sở y tế công lập thì sẽ có thiên hướng dẻ ở phòng khám tư. Phòng khám lấy máu tại nhà tuy tiện lợi nhưng giá cũng cao hơn một chút so với các cơ sở y tế nhà nước.

Giá xét nghiệm viêm gan B tại Bệnh viện công để tham khảo

Tên xét nghiệm Giá tham khảo
Xét nghiệm HbsAg (miễn dịch tự động) 74.700
Xét nghiệm Anti-HBs (HbsAb) 116.000
Xét nghiệm Anti-HBc (HbcAb) 186.600
Xét nghiệm HbeAg   115.000
Xét nghiệm Anti-HBe (HBeAb) 115.000
Xét nghiệm DNA-HBV (định tính) 664.000
Xét nghiệm DNA-HBV (định lượng) 664.000
Xét nghiệm AST, ALT 25.000
Xét nghiệm GGT 22.000
Xét nghiệm Bilirubin trực tiếp và gián tiếp 25.000
Xét nghiệm aFP 115.000

Giá xét nghiệm viêm gan B lấy mẫu tại nhà

Tên xét nghiệm Giá tham khảo
Xét nghiệm HbsAg (miễn dịch tự động) 99.000
Xét nghiệm Anti-HBs (HbsAb) 129.000
Xét nghiệm Anti-HBc (HbcAb) 189.000
Xét nghiệm HbeAg  119.000
Xét nghiệm Anti-HBe (HBeAb) 129.000
Xét nghiệm DNA-HBV (định lượng) 599.000
Xét nghiệm AST, ALT 39.000
Xét nghiệm GGT 49.000
Xét nghiệm Bilirubin trực tiếp và gián tiếp 29.000
Xét nghiệm aFP 199.000

Lưu ý: Mức giá được đề cập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Biểu giá cụ thể có thể biến đổi tùy theo thời điểm và chính sách của từng cơ sở.

Kết luận:

Trên đây là bài viết về mức giá khi làm xét nghiệm viêm gan B ở các cơ sở. Hi vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trọng việc chuẩn bị cũng như lựa chọn các xét nghiệm sẽ thực hiện. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác về bệnh viêm gan, hãy gọi đến số hotline: 18001190 (miễn cước) –  0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.

Nguồn tham khảo:

https://bachmai.gov.vn/bang-gia-dich-vu-benh-vien

]]>
https://www.viemgan.com.vn/xet-nghiem-viem-gan-b-bao-nhieu-tien.html/feed 0
Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì, có cần nhịn ăn ? https://www.viemgan.com.vn/cac-xet-nghiem-chan-doan-viem-gan-b.html https://www.viemgan.com.vn/cac-xet-nghiem-chan-doan-viem-gan-b.html#respond Fri, 27 Sep 2024 01:00:11 +0000 https://www.viemgan.com.vn/cac-xet-nghiem-chan-doan-viem-gan-b.html Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và để lại những hậu quả và biến chứng nặng nề vì vậy việc làm các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B là vô cùng cần thiết nhằm phát hiện bệnh và giúp kiểm soát bệnh. Vậy cần làm các xét nghiệm gì? có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm hay không ?

Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì, có cần nhịn ăn ? 1

Viêm gan B có triệu chứng như thế nào?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay, nguyên nhân do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng tới hoạt động của gan, có thể dẫn tới nhiễm trùng gan và đe dọa tính mạng của người bệnh. Bệnh lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con.  Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng này và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B có triệu chứng như thế nào? 1

Người bệnh viêm gan B thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Phần lớn người bệnh viêm gan B có triệu chứng không rõ ràng nên rất khó để nhận biết bệnh. Do đó, nhiều người mắc bệnh mà không hề hay biết. Vì vậy, người bệnh cần thật chú ý khi có một số triệu chứng sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
  • Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Phân bạc màu.
  • Đau ở vùng gan, vị trí phần bụng trên bên phải.
  • Tính tình cáu kỉnh, bực bội, trầm cảm.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
  • Có hiện tượng xuất huyết dưới da.

Xem chi tiết: Triệu chứng viêm gan B điển hình bạn nên biết

Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư gan. Nếu phát hiện bệnh sớm có thể điều trị, tránh bệnh tiến triển sang viêm gan B mạn hoặc biến chứng ung thư gan. Việc xét nghiệm viêm gan B được yêu cầu khi:

  • Người bệnh thận hoặc đã lọc máu thận
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn
  • Người bị nhiễm HIV hoặc HCV
  • Những người hiếm máu, huyết tương, mô, nội tạng hoặc tinh dịch
  • Người đã tiêm vắc xin, xét nghiệm để xác định đã có kháng thể chưa và vắc xin đã có tác dụng hay chưa
  • Những người mắc viêm gan B  thường là 6 tháng/lần để đánh giá liệu trình điều trị có hiệu quả hay không.

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán 1

Để chẩn đoán viêm gan B, bác sĩ thăm khám và hỏi các triệu chứng người bệnh gặp phải. Sau đó, tùy vào mỗi bệnh nhân sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm như sau:

Thông thường xét nghiệm viêm gan B sẽ chủ yếu là xét nghiệm máu và có 6 xét nghiệm cơ bản như sau: Chỉ số HbsAg, Anti-HBc (HBc-Ab),Anti-HBs (HBs-Ab),HbeAg, Anti Hbe, Anti-HBc IgM.

Xét nghiệm HBsAg

Xét nghiệm HBsAg 1

Đây là phương pháp phổ biến mà hầu như người nào có khả năng mắc viêm gan B phải thực hiện xét nghiệm HbsAg trước. Sau khi có kết quả bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm tiếp theo.

Xét nghiệm HbsAg gồm có xét nghiệm định lượng và xét nghiệm định tính. Xét nghiệm định tính chẩn đoán người bệnh có mắc viêm gan B hay không. Xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, dựa vào đó để đưa ra giá trị để theo dõi bệnh và cách điều trị phù hợp.

Xem chi tiết: HBsAg là gì và ý nghĩa?

Xét nghiệm Anti-HBs

Phương pháp này kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus gây ra viêm gan B. Với người đã từng tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B, thì anti-HBs chính là kháng thể được hình thành sau khi tiêm vắc-xin. Do đó, khi xét nghiệm Anti-HBs cho ra kết quả dương tính tức là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Xét nghiệm HBeAg

HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Xét nghiệm kiểm tra nồng độ HbeAg, nếu cho kết quả HbeAg dương tính thì có nghĩa là virus gây bệnh đang ngày một gia tăng, có khả năng lây lan rộng và sự tàn phá của nó ngày càng lớn.

Nếu kết quả xét nghiệm HbeAg âm tính xảy ra hai khả năng:

  • Virus ở thể không hoạt động và có thể tự khỏi
  • Virus đột biến

Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, người bệnh cần phải làm xét nghiệm khác như HBV genotyping và HBV DNA.

Xét nghiệm Anti-HBe

Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg, xét nghiệm Anti-Hbe để kiểm tra kháng nguyên miễn dịch với virus viêm gan B. Nếu người bệnh nghi ngờ mắc viêm gan B, xét nghiệm Anti-Hbe cho ra kết quả dương tính tức là cơ thể đã có một phần kháng nguyên miễn dịch với virus. Nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBe âm tính nghĩa là bệnh nhân chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

Cặp xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe nên làm đầy đủ để phân tích 4 khả năng như sau:

  • Trường hợp HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus đang hoạt động mạnh, nhân bản, viêm gan tiến triển và dễ lây lan
  • Trường hợp HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngừng nhân bản, cơ thể có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm đáng kể nhưng cũng có thể là thể đột biến hoang dại.
  • Trường hợp HBeAg (+) và Anti-HBe (+): KN và KT cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch, người bệnh cần được theo dõi thêm
  • Trường hợp HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-Core hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh

Xét nghiệm Anti-HBc

Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B, những người nhiễm viêm gan B làm xét nghiệm này chủ yếu để xác định tình rtanjg bệnh hiện tại đang ở giai đoạn cấp hay mãn tính. Ngoài ra, xét nghiệm Anti-HBc còn có thể chẩn đoán người bệnh trước đó đã từng bị nhiễm virus gan B hay chưa từng bị mắc bệnh.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM

Anti-HBc IgM là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM, những người có quan hệ với người bệnh và nghi ngờ mắc virus viêm gan B làm xét nghiệm Anti-HBc IgM để xác định tình trạng nhiễm virus. Anti-HBc IgM là kháng thể xuất hiện trong giai đoạn người bệnh mới nhiễm virus hoặc trong thời gian kịch phát của Viêm gan B mãn tính.

Xét nghiệm Anti-HBc và Anti-HBcIgM nhằm xác định bệnh nhân viêm gan cấp hay mạn tính.

Tham khảo thêm: Hiểu định lượng virus viêm gan B để trị bệnh hiệu quả

Các xét nghiệm chuẩn đoán khác

Các xét nghiệm chuẩn đoán ít gặp hơn nhưng có thể được thực hiện nếu bác sĩ muốn đánh giá chi tiết hơn về tình trạng của bệnh nhân sẽ bao gồm:

  • Siêu âm gan: Siêu âm gan là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của gan một cách chi tiết. Kỹ thuật này giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, và các khối u gan.
  • Sinh thiết gan: Đây là xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương của gan, tầm soát biến chứng nguy hiểm bao gồm cả ung thư. Bác sĩ lấy một mẫu gan nhỏ thông qua cây kim mỏng xuyên qua da và đi vào gan. Sau khi đã thu được mô bác sĩ sinh thiết trong phòng thí nghiệm.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Đây là kiểm tra rất quan trọng đối với người bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B. Xét nghiệm cho biết về số lượng enzyme do gan tạo ra. Nồng độ gan thay đổi hoặc men gan cao là những dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương hoặc viêm. Kết quả của xét nghiệm này cho bác sĩ biết được phần nào hoạt động của gan có bình thường hay không.

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm viêm gan b

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm viêm gan b 1

Thông thường thì nhiều người sẽ có thói quen đi xét nghiệm vào buổi sáng. Và câu hỏi có được ăn trước khi xét nghiệm hay không là rất phổ biến ở nhiều người. Nếu bạn có điều kiện để hỏi bác sĩ là tốt nhất còn nếu không thì sau đây là lời khuyên của Viemgan.com.vn .

Để trả lời cho câu hỏi có cần nhịn ăn hay không ? Bạn cần biết chính xác hoặc gần đúng những xét nghiệm mà mình sẽ thực hiện. Nếu buổi xét nghiệm bạn chuẩn bị thực hiện chỉ thuần túy để đánh giá bản thân có bị nhiễm viêm gan b hay không.

Với các xét nghiệm Xét nghiệm HbsAg, Xét nghiệm Anti-HBs, Xét nghiệm HBc-Ab, HbeAg và HbeAb. Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Tuy nhiên vẫn cần kiêng chất kích thích như rượu, bia, thuốc là. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thảo dược và viên uống bổ sung. Vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng hoặc làm sai kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên nếu trong buổi xét nghiệm bệnh nhân cần được đánh giá chi tiết hơn, cần thực hiện thêm các xét nghiệm như: Xét nghiệm chức năng gan, sinh thiết gan, siêu âm gan thì bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm.

Quy trình lấy máu xét nghiệm viêm gan B

Quy trình thực hiện như sau:

  • Nhân viên y tế quấn một dây đàn hồi (garo) xung quanh phần trên cánh tay của bạn để ngăn lưu thông máu, làm cách mạch máu phía dưới vòng to nên dễ dàng đưa kim tiêm vào mạch máu.
  • Lau sạch vùng chọc tĩnh mạch bằng cồn
  • Đưa kim vào mạch máu, có thể cần đâm kim tiêm nhiều hơn một lần
  • Kéo nòng để lấy máu
  • Tháo garo khỏi cánh tay sau khi đã lấy đủ lượng máu để xét nghiệm
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vùng vừa lấy máu sau khi rút kim tiêm ra
  • Ép lên vùng lấy máu và dán băng cá nhân lên

Sau khi thực hiện xét nghiệm bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu do băng quấn đàn hổi quấn ở cánh tay trên. Tuy nhiên, bạn không thấy đau khi kim đâm vào hoặc chỉ đau nhẹ. Sau đó, bạn chờ lấy kết quả và bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì.

Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền? 1

Nhiều người thắc mắc “Xét nghiệm viêm gan B hết bao nhiêu tiền”. Tuy nhiên đây là một hỏi rất khó xác định chính xác. Như bạn đã biết ở trên thì có khá nhiều xét nghiệm cần làm đối với người nghi nhiễm viêm gan B. Để trả lời gần đúng câu hỏi ở trên, chúng tôi sẽ đưa ra 2 mức giá cho người chỉ xét nghiệm cơ bản là có bị nhiếm viêm gan B hay không và mức giá cho người bị viêm gan B cần xét nghiệm nâng cao.

Nếu bạn chỉ kiểm tra thông thường xem cơ thể có mắc viêm gan B hay không thì chi phí xét nghiệm dao động trong khoảng 500.000 VNĐ. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị viêm gan B và phải thực hiện các xét nghiệm nâng cao, mức phí có thể tiếp cận 2.000.000 VNĐ. Chi phí có sự khác biệt tùy thuộc số xét nghiệm và phòng khám nơi làm xét nghiệm.

Thông tin xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B ở đâu tốt?

Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc viêm gan B?

Khi đã chẩn đoán bị viêm gan B, bước đầu tiên, người bệnh cần tiến hành ngay xét nghiệm cụ thể tình trạng bệnh của mình là cấp tính hay đã chuyển sang mạn tính.

Nếu bị viêm gan B cấp tính thì bạn không nên lo lắng vì cơ thể sẽ tự đào thải virus và hình thành kháng thể chống virus nên 90% người trưởng thành sẽ tự khỏi bệnh và chỉ có 10% người bệnh chuyển thành viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra chức năng gan.

Nếu bệnh đã chuyển sang mạn tính ( virus tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng), bác sỹ sẽ làm xét nghiệm marker như xét nghiệm kháng nguyên (HBsAg, HBeAg), định lượng nồng độ virus trong máu (HBV-DNA), xét nghiệm chỉ số men gan và các xét nghiệm đánh giá tổn thương gan. Từ kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ chỉ định bạn đã cần phải điều trị bằng thuốc hay chưa.

Trường hợp phải dùng thuốc, bác sỹ sẽ kê thuốc nhằm giảm nồng độ virus trong máu, điều trị triệu chứng, hạ men gan. Tuy nhiên, các loại thuốc hiện nay không thể chữa dứt điểm căn bệnh này mà chỉ có thể làm giảm nồng độ virus trong máu, giảm các triệu chứng của bệnh, hạ men gan. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối phải kiên trì, không được bỏ dở việc điều trị nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính mà định lượng virus chưa đến mức phải điều trị hoặc virus không nhân lên, không có tổn thương gan thì không phải điều trị bằng thuốc Tây. Người bệnh cần duy trì sức khỏe để không kiểm soát virus không phát triển làm tổn thương lá gan.

Phải làm gì khi được chẩn đoán mắc viêm gan B? 1

Viêm gan B mạn cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm nồng độ virus, cải thiện tình trạng bệnh.

Đọc chi tiết: Hướng dẫn điều trị viêm gan B theo từng giai đoạn

Tóm lại:

Trên đây là bài viết giải thích về các loại xét nghiệm viêm gan B và đồng thời trả lời nhanh 1 số câu hỏi liên quan như có được ăn trước khi xét nghiệm hay không, giá xét nghiệm … Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like hoặc share bài viết để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về viêm gan B, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 18001190 (miễn cước) –  0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.

]]>
https://www.viemgan.com.vn/cac-xet-nghiem-chan-doan-viem-gan-b.html/feed 0
Bệnh viêm gan B là gì – Những điều bạn cần biết https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html#comments Thu, 26 Sep 2024 01:59:05 +0000 https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html Bệnh viêm gan B được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi bệnh ít triệu chứng nhưng có thể gây tử cao và chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Để người bệnh có thể hiểu một cách cơ bản và đủ tốt để đối mặt với căn bệnh này. Tại bài viết này chúng tôi sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.

Bệnh viêm gan B là gì - Những điều bạn cần biết 1

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HBV. Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm khác nhau, khi xâm nhập vào cơ thể gây, nó gây nhiễm trùng, tổn thương nghiêm trọng tới tế bào gan. Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Bệnh viêm gan B là gì? 1

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Tại Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.  Để xác định bệnh, các duy nhất là cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra kháng nguyên bề mặt HbeAg (nhận biết cơ thể có mang siêu vi trùng hay không) và xét nghiệm Anti-HBe (xác định cơ thể đã được phòng vệ với bệnh viêm gan B hay chưa).

Viêm gan B có hai dạng:

  • Viêm gan B cấp tính: Bệnh lý ngắn này, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Trong một số trường hợp có thể dẫn tới viêm gan B dạng mạn tính
  • Viêm gan B mạn tính: Bệnh xảy ra dài hạn khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể người bệnh.

Viêm gan B cấp sau 6 tháng chuyển thành viêm gan B mãn có thể thuộc 1 trong 3 thể sau:

  • Viêm gan B mãn thể người lành mang mầm
  • Viêm gan B mãn thể ngủ yên
  • Viêm gan B mạn thể hoạt động

Nguyên nhân chính gây viêm gan B

Nguyên nhân chính gây viêm gan B 1

Nguyên nhân chính gây viêm gan B đó là do virus viêm gan B hay còn gọi là Hepatitis B Virus (HBV) gây ra. Đây là một loại virus nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao, đồng thời là một yếu tố gây ung thư đứng hàng thứ 2  chỉ sau thuốc lá.

HBV có thể sống được 30 phút trong nhiệt độ 100 độ C và có thể sống đến 20 năm ở nhiệt độ -20 độ C. Chúng có thể tồn tại ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Nguy hiểm hơn là trong thời gian này chúng vẫn có thể gây nhiễm bệnh nếu xâm nhập vào cơ thể người chưa tiêm vacxin. Thời gian trung bình ủ bệnh của virus viêm gan B là 75 ngày và có thể dao động trong khoảng từ 30-180 ngày.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B:

  • Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là khi tiêm truyền tĩnh mạch
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.
  • Làm công việc phải tiếp xúc nhiều với máu của người bệnh
  • Đi đến những nơi có tỷ lệ người mắc bệnh cao
  • Lạm dụng bia rượu quá nhiều
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lạnh mạnh

Dấu hiệu triệu chứng cảnh báo mắc bệnh

Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe hoặc đi hiến máu.

Dấu hiệu triệu chứng cảnh báo mắc bệnh 1

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng của bệnh viêm gan virus B.

Ở thể lành mang virus hoặc thể ngủ yên thường không có triệu chứng. Vì vậy người bệnh cần thực sự chú ý khi cớ thể có các dấu hiệu như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi: Bệnh nhân viêm gan B thường thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có nhiều người tự nhiên mệt như hết cả hơi sức …
  • Sốt báo: Có nhiều người khi mới bị nhiễm virus viêm gan B thường có hiện tượng sốt nhẹ. Người nhiễm virus viêm gan B bị sốt là do khi virus tấn công làm tổn thương gan, khiến gan không thải hết được chất độc và chất độc bên trong dồn vào máu làm cơ thể bị sốt.
  • Rối loạn tiêu hóa: Những người  bệnh viêm gan B thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, trướng bụng….
  • Vàng da: Vàng da là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của viêm gan B. Tuy nhiên khi bị vàng da tức là bệnh gan đã ở mức nghiêm trọng, cần đi khám ngay.
  • Xuất huyết dưới da: Khi thấy có triệu chứng da xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu hoặc mũi xuất huyết cần đi khám sức khỏe ngay bởi đây là một trong những triệu chứng biểu hiện mắc viêm gan B khá nặng.

Các con đường lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Con đường lây nhiễm virus viêm gan B bao gồm:
Các con đường lây nhiễm viêm gan B 1

Con đường lây truyền của virus viêm gan B.

Lây từ mẹ sang con

Nếu phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền sang cho con. Tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ cụ thể mà tỷ lệ lây truyền khác nhau. Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ tỷ lệ lây cho con chiếm khoảng 1%. Nhiễm bệnh khi ở 3 tháng giữa thai kỳ tỷ lệ truyền bệnh cho con chiếm 10%. Nếu thai phụ nhiễm virus viêm gan B ở 3 tháng cuối của thai kỳ nguy cơ lây nhiễm tăng lên 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh nguy cơ lây nhiễm tăng lên 90%.

Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Số lượng virus có trong cơ thể mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ
  • Nồng độ (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ bầu với thời gian mang thai.

Lây qua đường máu

Một trong những con đường lây nhiễm virus viêm gan B phổ biến qua đường máu. Một người có thể bị nhiễm bệnh qua đường máu khi:

  • Dùng chung kim tiêm
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua vết thương hở
  • Tiếp nhận máu bị nhiễm virus viêm gan B
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, dao cạo….
  • Dụng cụ y tế chưa được xử lý đúng cách

Virus HBV sống rất dai, thậm chí có thể tồn tại trong máu khô nhiều ngày nên nếu không tự bảo vệ bản thân thì khả năng nhiễm viêm gan B là rất cao.

Lây qua quan hệ tình dục

Khi quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B mà không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Virus viêm gan B có thể lây nhiễm từ người bệnh qua người lành ở các hành vi tình dục khác giới và đồng giới.

Lưu ý:  Viêm gan B không lây truyền qua hô hấp (hơi thở, hắt hơi…), tiêu hóa (ăn uống) và tiếp xúc bình thường như nhiều người nhầm tưởng.

Biến chứng không lường của bệnh viêm gan B

Biến chứng không lường của bệnh viêm gan B 1

Xơ gan và ung thư gan là hai biến chứng nguy viêm gan B.

Nếu không điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy gan cấp: là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong đến 90% nếu không điều trị kịp thời hoặc không được ghép gan.
  • Xơ gan: Virus HBV tấn công các tế bào gan khiến tế bào gan bị viêm, mô gan bị tổn thương và dần thay thế bằng các tổ chức xơ và làm xơ hóa lá gan.
  • Ung thư gan: Người bị viêm gan B mạn tính có khả năng bị ung thư gan gấp 20 lần so với người không mắc bệnh. Ung thư gan rất khó điều trị và nguy cơ tử vong cao.
  • Bệnh não do gan: Người bệnh nhân thường thấy khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng về không gian và thời gian, dễ bị kích thích. Nặng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi hôn mê sâu.
  • Tăng áp suất mạch môn: Chức năng chính của gan là lọc máu. Song, khi virus viêm gan B tấn công gây mô xơ, các mô xơ mọc quanh tĩnh mạch gan sẽ xiết các mạch máu làm tăng áp suất mạch môn và gây ra hàng loạt biến chứng như tích tụ dịch trong xoang phúc mạc, giãn tĩnh mạch thực quản và có thể tử vong nhanh chóng.

Người đã khỏi có bị nhiễm lại không?

Hầu hết, khi bị nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ và đã loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể thì không bị nhiễm lại. Khi loại bỏ virus viêm gan B, cơ thể sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ bạn không bị nhiễm bệnh trở lại.

Tuy nhiên, có một số ít trường hợp đặc biệt là những người bị nhiễm trong thời thơ ấu vẫn bị nhiễm bệnh suốt đời. Họ không bao giờ có thể loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể. Sử dụng phương pháp xét nghiệm máu cho biết được bạn đã từng nhiễm bệnh hay chưa, nếu bị nhiễm virus viêm gan B.

Biện pháp phòng tránh viêm gan B

Biện pháp phòng tránh viêm gan B 1

Tiêm vắc xin viêm gan b cho trẻ (ảnh minh họa)

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Lịch trình tiêm vắc xin phòng bệnh như sau.

Tiêm vác xin ngừa viêm gan B

Với trẻ em: Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi vacxin viêm gan B cần tiêm gồm:

  • Mũi 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh ( + 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ bị viêm gan B)
  • Mũi 2: 2 tháng tuổi
  • Mũi 3: 3 tháng tuổi
  • Mũi 4: 4 tháng tuổi

Với người lớn:

  • Mũi 1: Sớm nhất có thể
  • Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1
  • Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1

Chi tiết: Tiêm phòng viêm gan B và những điều cần biết

Lưu ý hàng ngày để ngừa viêm gan B

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B
  • Trước khi có ý định mang thai cả hai vợ chồng cần kiểm tra xem có bị mắc bệnh hay không, thai phụ cần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, kìm bấm móng…
  • Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm môi…ở những cơ sở không uy tín, an toàn, dụng cụ sử dụng chưa được khử trùng đúng cách
  • Băng kín các vết thương hở để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ

Lưu ý bảo vệ gan:

  • Uống ít hoặc không uống rượu bia, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn nhiều chất béo
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe
  • Kiểm soát sự căng thẳng, tìm kiếm sự giúp đỡ và nghỉ ngơi đầy đủ
  • Không lạm dụng thuốc vì nhiều loại có thể ảnh hưởng tới gan

Cách điều trị bệnh viêm gan B

Cách điều trị bệnh viêm gan B 1

Khi phát hiện nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, chưa có biện pháp loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Mục tiêu của việc điều trị viêm gan virus B hiện nay chủ yếu là: ngăn chặn virus nhân lên, giảm nồng độ virus trong máu, trở về âm tính với virus HBV.

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tam giác vàng” là chế độ sinh hoạt hợp lý, kiên trì phát đồ điều trị của bác sỹkết hợp dùng thảo dược đã được khoa học chứng minh tốt cho các bệnh viêm gan B. (Chi tiết: Cách điều trị viêm gan B theo từng giai đoạn )

1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt 1

Ăn uống cân bằng, hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ sẽ giúp gan bớt gánh nặng

  • Người bệnh cần bỏ ngay các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều chất bảo quản để tránh tăng áp lực cho gan.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, vừa sức tuy không thải trừ được virus nhưng giúp người bệnh nâng cao thể trạng sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc tây chuyển hóa tại gan như paracetamol

2. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ

2. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ 1

 

  • Nếu là thể lành mang bệnh hoặc thể ngủ yên thì không cần điều trị bằng tây y. Nếu viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động thì cần áp dụng ngay phác đồ điều trị bằng thuốc Tây.
  • Người bệnh được chỉ định điều trị bằng thuốc ức chế sự sinh sản của virus hoặc thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, cũng có khi là kết hợp một vài loại thuốc.
  • Cần theo dõi sát sao thể trạng để xử lý kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tái khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi tình trạng hoạt động và số lượng của virus. Nếu được chỉ định ngừng thuốc vẫn phải tái khám thường xuyên để kiểm soát kịp thời nếu virus hoạt động trở lại.

3. Kết hợp sử dụng các sản phẩm từ Cà gai leo

Trong phác đồ điều trị Tây y, các loại thuốc được sử dụng hiện nay có giá thành quá cao, khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, lại có liệu trình kéo dài nhiều năm khiến không ít người bệnh không dám chữa trị hoặc chữa trị không hết liệu trình. Không những thế, thuốc tây y lại mang đến nhiều nhiều hệ lụy do tác dụng phụ và có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.

Do vậy cần sử dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ điều trị, nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc là mục tiêu của ngành y học hiện nay.

3. Kết hợp sử dụng các sản phẩm từ Cà gai leo 1

​TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh là sản phẩm số 1 cho người bị viêm gan virus

Với các bằng chứng khoa học rõ ràng, các sản phẩm từ cà gai leo đã được các chuyên gia gan mật khuyên dùng cho người bệnh viêm gan kết hợp với phác đồ điều trị bằng Tây y. Điều này không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng mà còn có khả năng đưa virus trở về âm tính nhanh hơn so với phác đồ điều trị đơn thuần bằng thuốc tây. Và trong các sản phẩm từ Cà gai leo hiện nay thì TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh Plus hiện đang là sản phẩm SỐ 1 được nhiều người tin tưởng chọn lựa.

Tóm lại:

Trên đây là bài viết tổng quan về bệnh viêm gan B của Viemgan.com.vn. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác về bệnh viêm gan, hãy gọi đến số hotline: 18001190 (miễn cước) –  0912571190 để được các chuyên gia giải đáp.

]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html/feed 2
Xơ gan còn bù sống được bao lâu, cách kéo dài tuổi thọ https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-con-bu-song-duoc-bao-lau.html https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-con-bu-song-duoc-bao-lau.html#respond Thu, 22 Aug 2024 01:11:02 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=11282 Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của xơ gan, khi mà chức năng gan còn khả năng bù trừ. Tuy nhiên, có rất nhiều người hỏi chúng tôi về việc bị xơ gan giai đoạn còn bù thì sống được bao lâu ? Vậy bài viết này Viemgan.com.vn sẽ giải thích cho bạn câu hỏi trên và đưa ra những gợi ý để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Xơ gan còn bù sống được bao lâu, cách kéo dài tuổi thọ 1

Xơ gan còn bù là gì?

Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan. Đây là giai đoạn bệnh tương đối nhẹ khi các tế bào gan chưa bị tổn thương nhiều, số lượng tế bào tổn thương tương đối ít và có thể được bù trừ bởi các tế bào gan khỏe mạnh. Do đó, chức năng gan chưa bị suy giảm nhiều, gan vẫn thực hiện được các chức năng vốn có của nó.

Xơ gan còn bù là gì? 1

Khi  một người bệnh phát hiện mình bị xơ gan và mới ở giai đoạn còn bù thì có thể áp dụng ngay các phiện pháp kiêng khem, điều trị để bệnh thuyên giam. Tuy nhiên nếu không có các biện pháp phù hợp thì bệnh lý có thể chuyển sang giai đoạn mất bù khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.

Xơ gan còn bù sống được bao lâu?

Như đã chia sẻ ở trên, xơ gan còn bù là giai đoạn ít nghiêm trọng nhất của bệnh xơ gan. Nếu được phát hiện từ sớm và điều trị đúng cách ngay ở giai đoạn này thì cơ hội phục hồi lớn và tiên lượng sống là rất cao. Tỷ lệ sống của người bệnh ở giai đoạn đầu có thể lên tới 15 – 20 năm với những người tuân thủ phương pháp điều trị và áp dụng lối sống lành mạnh ngay sau đó. Trong một số trường hợp, thời gian sống có thể lên đến trên 20 năm.

Tuy nhiên, giai đoạn còn bù sẽ phát triển bệnh rất nhanh nếu không điều trị kịp thời. Bệnh chuyển sang giai đoạn mất bù với nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Nếu bệnh nhân để bản thân bị chuyển sang giai đoạn xơ gan F4 (xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối), tuổi thọ thậm chí chỉ kéo dài từ 1 – 3 năm.

Xơ gan còn bù sống được bao lâu? 1

Do đó, bệnh nhân nên có kế hoạch điều trị ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Bởi càng bước sang những giai đoạn sau thì cơ hội sống của bệnh nhân cũng thấp hơn. Điều trị xơ gan còn bù thường được tiến hành với các mục đích chính như sau:

  •  Kìm hãm và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào xơ hóa.
  •  Kích thích sự tái tạo của các tế bào gan mới.
  •  Phục hồi các tế bào gan bị tổn thương do xơ hóa.

Lợi thế của điều trị xơ gan còn bù là lúc này sức khỏe người bệnh vẫn còn khá tốt. Vì thế, người bệnh có khả năng đáp ứng cao với các phương pháp điều trị.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kéo dài tuổi thọ

Mục đích lớn nhất của điều trị xơ gan còn bù là kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Để làm được điều này, người bệnh và bác sĩ cần nắm được các yếu tố gây ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh như sau:

  • Thời gian phát hiện bệnh xơ gan còn bù: Thời gian phát hiện bệnh có vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Cơ hội sống càng cao nếu bệnh được phát hiện càng sớm. Do đó, bệnh nhân cần chú ý các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời.
  • Sự ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Một số biến chứng từ bệnh lý khác cũng có thể khiến xơ gan còn bù tiến triển nhanh hơn, từ đó tuổi thọ của người bệnh cũng bị rút ngắn đi. Chính vì vậy, người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ về các bệnh lý kèm theo để có thể điều trị song song cả 2 căn bệnh.
  • Khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị: Mỗi bệnh nhân sẽ phù hợp với một phác đồ điều trị phù hợp, để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất bệnh nhân cần thăm khám để được tư vấn phác đồ phù hợp, hiệu quả.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị: Bên cạnh phác đồ điều trị phù hợp thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, không nên tự ý thực hiện các phương pháp điều trị ngoài phác đồ khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Chế độ chăm sóc tại nhà: Chế độ chăm sóc hợp lý góp phần cải thiện bệnh lý. Việc cần làm là người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, dinh dưỡng khoa học phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả và ngược lại.

Nhận biết xơ gan còn bù như thế nào?

Nhận biết xơ gan còn bù như thế nào? 1
Để nhận biết xơ gan giai đoạn còn bù, bạn có thể thông qua triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, xơ gan còn bù là giai đoạn nhẹ nên các dấu hiệu lâm sàng chưa rõ rệt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

  • Thường xuyên rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, ăn uống không tiêu, đầy hơi, sụt cân.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Vùng hạ sườn phải hay bị đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, không đau thường xuyên mà thỉnh thoảng đau theo cơn.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm
  • Chảy máu cam
  • Giảm ham muốn tình dục, nam có thể liệt dương, nữ có thể vô sinh.
  • Xuất hiện sao mạch ở lưng, ngực, cổ, bụng.
  • Gan to chắc, lách to.

☛ Chi tiết hơn: Dấu hiệu cảnh báo xơ gan còn bù cần cảnh giác

Những dấu hiệu lâm sàng trên tuy không cụ thể nhưng nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, bạn nên chủ động tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán sớm. Bởi nếu xơ gan còn bù không được khắc phục sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn mất bù, nguy cơ biến chứng cao.

Nhận biết xơ gan còn bù như thế nào? 2

Thực tế, nếu dựa vào các dấu hiệu trên chưa thể chẩn đoán chính xác bệnh lý. Bên cạnh việc khai thác các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ chỉ định các phương pháp xét nghiệm cần thiết như:

  • Siêu âm gan: Phát hiện xơ gan dựa vào sự thay đổi kích thước gan, vang âm của nhu mô gan thô và không thuần nhất.
  • Xét nghiệm công thức máu: Nếu nhận thấy tiểu cầu giảm xuống có thể cảnh báo bệnh xơ gan. Bên cạnh đóa, mức albumin và prothrombin time (INR) giảm cũng gợi ý dấu hiệu suy gan trong xơ gan.
  • Chụp cắt lớp (CT): Dựa vào hình ảnh thu được guips bác sĩ đánh giá bất thường trong gan, phát hiện sớm xơ gan còn bù.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Thu được hình ảnh của lá gan ở nhiều mức độ khác nhau, giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn nào.
  • Sinh thiết gan: Được chỉ định để đánh giá xơ gan chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều nguy hiểm như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương các bộ phận lân cận…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Những xét nghiệm chẩn đoán xơ gan hiện nay

Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Thực tế, xơ gan không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh ở giai đoạn còn bù, bệnh có thể phục hồi và kiểm soát tốt và kéo dài tuổi thọ nếu bạn điều trị tích cực. Tùy theo thể trạng của người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp.

Nguyên tắc điều trị trong giai đoạn này là loại bỏ nguyên nhân gây xơ gan như rượu bia, nhiễm độc… kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho khoa học để phục hồi chức năng gan ở giai đoạn còn bù.

Cai rượu bia

Cai rượu bia 1

Người bị xơ gan do uống nhiều rượu bia, cần cai loại đồ uống này ngay lập tức. Nếu trong quá trình này gặp khó khăn, có thể nhờ bác sĩ tư vấn một chương trình cai rượu để người bệnh ngưng dùng rượu bia bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra, người bệnh cần loại bỏ các chất gây hại cho gan như đồ uống có cồn, thuốc lá…

Kiểm soát tốt bệnh viêm gan

Xơ gan còn bù có thể gây nên do hậu quả của viêm gan mạn tính, đặc biệt là viêm gan B, C. Do đó, để cải thiện xơ gan còn bù, ngăn chặn tiến triển sang giai đoạn nặng hơn cận kiểm soát tốt bệnh viêm gan bằng cách ngăn chặn sự phát triển của virus vieemg an, tránh để chuyển sang bệnh gan mạn tính.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể, gan nhiễm mỡ

Xơ gan còn bù do gan nhiễm mỡ, tiểu đường gây nên thì bệnh nhân cần giảm cân, kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. Cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn để phục hồi chức năng gan, nâng cao sức khỏe.

Thuốc điều trị

Bệnh nhân xơ gan còn bù thường được dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, lactulose để không bị táo bón, phòng ngừa biến chứng não trên bệnh nhân xơ gan, propranolol… phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa. Thuốc chống xơ hóa thường dùng là Colchicine. Thuốc nhóm Corticoid dùng trong viêm gan tự miễn.

Chế độ chăm sóc

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đối với bệnh nhân xơ gan còn bù vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh sẽ hỗ trợ điều trị, giúp hiệu quả điều trị tăng cao và ngược lại. Cụ thể:

Về ăn uống: Cần đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất để cải thiện xơ gan tốt. Tăng cường rau xanh, hoa quả để cung cấp nhiều vitamin, chất xơ. Một số thực phẩm tốt cho người xơ gan như:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, E, D, B1, B6 và khoáng chất như rau quả tươi.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ giúp giải độc gan hiệu quả như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, bánh mì, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu vitamin B, C, E như cá, trứng, sữa…
  • Thực phẩm giàu Omega-3 Fatty Acids như cá ngừ, cá hồi, cá mòi.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp mát gan và giải độc hiệu quả.

Chế độ chăm sóc 1

Khi chế biến món ăn cần nấu những món dễ tiêu, món ăn thanh đạm, tăng cường các thực phẩm làm mát gan, thanh lọc và cung cấp dưỡng chất cho gan. Bổ sung đủ chất sẽ giúp bạn tăng cường thể lực, tăng khả năng đề kháng, có đủ sức khỏe để chối chọi lại bệnh tật cũng như tiếp nhận các phương pháp điều trị.

Về chế độ sinh hoạt:

Bệnh nhân xơ gan còn bù cần nghỉ ngơi hợp lý, không nên lao động nặng và quá sức. Cần ăn uống đúng giờ, đi ngủ sớm và đủ giấc. Thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc cho người bị xơ gan

Thăm khám định kỳ

Mặc dù xơ gan còn bù được coi là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, hiệu quả điều trị rất cao. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, không thăm khám và điều trị đúng phác đồ, bệnh chuyển biến rất nhanh, chuyển sang xơ gan giai đoạn cuối, thậm chí ung thư.

Do đó, việc thăm khám định kỳ là điều rất cần thiết giúp nắm bắt được chuyển biến của xơ gan, hiệu quả điều trị. Từ đó, giúp người bệnh nắm được khả năng phục hồi bệnh, có phương pháp hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Tóm lại:

Xơ gan còn bù sống được bao lâu phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh cũng như chất lượng điều trị. Nếu phát hiện và điều trị sớm, khả năng phục hồi rất cao tuổi thọ của người bệnh có thể nâng cao trên 20 năm. Còn với những bệnh nhân phát hiện bệnh lý muộn, không tuân thủ biện pháp điều trị để chuyển sang giai đoạn mất bù thì sự sống có thể chỉ kéo sài thêm 2-4 năm.

Trên đây là giải đáp của Viemgan.com.vn về câu hỏi xơ gan còn bù sống được bao lâu, nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like và share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn có thêm những câu hỏi nào khác về bệnh xơ gan, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 18001190 (miễn cước). Chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

Nguồn tham khảo:

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10523240/

]]>
https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-con-bu-song-duoc-bao-lau.html/feed 0