Bệnh viêm gan C là do loại virus viêm gan C (hepatitis C virus) gây ra. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, hàng năm cướp đi sinh mệnh của khoảng nửa triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, có tới 90% số người mắc viêm gan C lại hoàn toàn không hề biết mình mắc bệnh, không nắm được các nguyên nhân gây ra bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây bệnh viêm gan C thường gặp nhất hiện nay.
Mục lục
Viêm gan C là gì?
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, bệnh thầm lặng nhưng hậu quả rất nặng nề. Tại Việt Nam ghi nhận có hơn 5 triệu người mắc viêm gan C và con số này không ngừng gia tăng bởi hiện nay chưa có vắc xin phòng viêm gan C. Tỷ lệ nhiễm viêm gan C ở Việt Nam thấp trong dân số nói chung nhưng tập trung ở những người tiêm chích ma túy, có thể tới 97%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn khi căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam. Khoảng 85% bệnh nhân nhiễm HCV sẽ chuyển thành mạn tính và khoảng 20 đến 25% bệnh nhân mạn tính sẽ chuyển qua xơ gan và ung thư gan.
Những nguyên nhân gây bệnh viêm gan C hàng đầu
Viêm gan C là do virus HCV gây ra
Việc nắm được các nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến việc phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm gan C là do cơ thể nhiễm virus HCV nhưng loại virus này xâm nhập vào cơ thể như thế nào. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến lây nhiễm virus gây bệnh này:
- Do lây nhiễm từ mẹ sang con qua đường máu trong quá trình sinh đẻ, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
- Do người mang virus viêm gan C tiếp xúc với các dụng cụ dễ gây trầy xước và các dụng cụ này chưa được vô trùng, vệ sinh sạch sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang người bình thường.
- Người được truyền máu hoặc các chế phẩm của máu (huyết tương) bị nhiễm virus siêu vi C thì sẽ bị lây nhiễm bệnh này.
- Nhân viên y tế hay tiếp xúc thường xuyên với kim tiêm, máu, dịch truyền sẽ tăng nguy cơ nhiễm virus viêm gan C.
- Do sử dụng các dụng cụ xỏ lỗ tai, châm cứu, xăm mình không được vô trùng.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh, không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.
- Dùng chung bơm kim tiêm.
>> Xem thêm: Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?
Những nguyên nhân khiến trẻ em mắc viêm gan B
Phần lớn trẻ em nhiễm virus viêm gan C là do lây lan từ mẹ. Mặc dù tỷ lệ lây bệnh từ mẹ sang con ở bệnh viêm gan C chỉ khoảng 5% nhưng nếu bà mẹ có nồng độ virus cao trong thời kỳ mang thai thì đứa con sinh ra có nguy cơ lây bệnh là rất lớn.
Bên cạnh đó, cũng có một tỉ lệ nhỏ trẻ khác bị nhiễm viêm gan C qua con đường tiếp xúc với máu của người bệnh như: Dùng chung bàn chải đánh răng, bấm móng tay hoặc tiếp xúc vô tình với máu của người bệnh.
Có 2 giai đoạn của bệnh viêm gan C: Cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn đầu trẻ không có dấu hiệu của bệnh. Có 1/4 trẻ em bị nhiễm viêm gan C không được phát hiện trong giai đoạn cấp tính. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm gan C có thể tiến triển thành mạn tính.
Trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính biểu hiện bệnh thường không rõ ràng. Viêm gan C cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng dưới ánh sáng đèn nên rất khó phát hiện. Trẻ mắc viêm gan C đôi khi có thể nhầm với trẻ bị vàng da sinh lý. Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám ngay.
Với trẻ em, điều trị viêm gan C hiện nay gặp nhiều khó khăn nên phần lớn trẻ sẽ phải sống chung với virus cả đời. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ nhỏ thấp nên virus dễ dàng tấn công và gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan C ở trẻ em sẽ âm thầm tấn công tế bào gan, bệnh dễ dàng tiến triển đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn.
>> Xem thêm: Điều trị viêm gan C ở trẻ em
Chủ động phòng tránh viêm gan virus C hiệu quả
Quan hệ tình dục an toàn giúp phòng bệnh viêm gan C
Như đã biết, viêm gan C là căn bệnh nguy hiểm, một khi đã mắc là có nguy cơ đối mặt với các biến chứng xấu như xơ gan, suy gan, ung thư gan… Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này hiện vẫn chưa có vacxin phòng ngừa và có diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Do đó, mọi người chỉ có thể phòng tránh từ các nguyên nhân gây bệnh viêm gan C thường gặp bằng cách:
- Không được dùng chung bất cứ loại kim tiêm, ống chích hoặc bất cứ vật dụng cá nhân nào như bàn chải đánh răng, dao cạo, đồ bấm giũa móng, những đồ vật có thể dính máu.
- Chỉ sử dụng kim dùng một lần trong các dịch vụ xỏ khuyên, châm cứu, xăm mình… hoặc sử dụng các vật dụng này sau khi đã khử trùng. Bạn cũng nên lựa chọn các địa điểm uy tín để thực hiện chúng.
- Khi phải tiếp xúc với các vật dụng dính máu, bạn cũng nên băng bó các vết thương hở lại để đề phòng lây nhiễm, không chạm vào máu khi không có dụng cụ bảo vệ như găng tay, ủng, khẩu trang…
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hỗ trợ quan hệ, dùng bao cao su. Nếu người mắc viêm gan C là nữ giới thì kiêng quan hệ tình dục trong thời gian có kinh nguyệt.
- Trong trường hợp hai vợ chồng muốn có con thì cần đi kiểm tra máu xem có ai bị mắc viêm gan C hay không, trong thời gian thai kỳ, người mẹ cũng cần thăm khám theo dõi thường xuyên.
Kết luận:
Trên đây là thông tin về các nguyên nhân gây bệnh viêm gan C thường gặp và biện pháp phòng ngừa. Mọi người cần chủ động bảo vệ bản thân, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh viêm gan C, hãy gọi theo số hotline: 1800.1190 để được chuyển gia của chúng tôi tư vấn.