Virus viêm gan A là một loại Virus được phát hiện từ rất sớm, gây nên bệnh viêm gan A, nặng có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Điều nguy hiểm hơn là virus viêm gan A rất dễ lây lan trong cộng đồng. Vậy virus viêm gan A là gì, con đường lây truyền ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Mục lục
- Bệnh viêm gan A là gì?
- Nguồn gốc lịch sử bệnh viêm gan A
- Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A
- Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A?
- Viêm gan A có nguy hiểm không?
- Viêm gan A có chữa được không?
- Triệu chứng của bệnh viêm gan A
- Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan A
- Biến chứng của viêm gan virus A
- Phương pháp điều trị viêm gan A hiệu quả
- Biến chứng của viêm gan virus A
- Người bệnh viêm gan A cần kiêng ăn gì?
- Cách phòng ngừa bệnh viêm gan A
Bệnh viêm gan A là gì?
Viêm gan A (Heoatitis A) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính ở lá gan, do virus viêm gan A gây nên. Viêm gan A là một trong số các chủng gây ra bệnh viêm gan virus cùng với các chủng khác là B, C, D, E và G. Căn bệnh này thường lây lan qua đường tiêu hóa (nguồn nước và thực phẩm nhiễm bẩn) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh.
Bệnh viêm gan A thường không gây tổn thương vĩnh viễn tới gan và không có giai đoạn mạn tính. Với trường hợp nhẹ, nếu biết cách phòng chống, gan có thể tự lành mà không phát triển thành viêm gan mạn tính hay bệnh xơ gan.
Nguồn gốc lịch sử bệnh viêm gan A
Được biết đến từ thế kỉ thứ 2 trước Công Nguyên, Hyppocrate đã mô tả lâm sàng bệnh viêm gan A với tên gọi “bệnh vàng da truyền nghiễm”.
Bệnh viêm gan A chính thức có tên gọi như bây giờ kể từ năm 1947 nhằm phân biệt với các bệnh viêm gan do virus khác. Tuy đã có tên gọi nhưng cho tới năm 1973, các nhà khoa học mới nhận diện được hình thù vi khuẩn viêm gan A.
Năm 1988, bệnh viêm gan A đã chứng minh tính nguy hại khi nó khiến 300.000 người nhiễm bệnh trong 2 tháng và lan rộng một cách nhanh chóng ở thành phố Shaghai.
Hiện nay, bệnh viêm gan A phổ biến ở các nước đang phát triển, nước nghèo với điều kiện vệ sinh kém. Tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trẻ em và ở độ tuổi thanh thiếu niên bị mắc bệnh viêm gan A chiếm tỉ lệ. Một cuộc khảo sát gần đây tại huyện Tân Châu (An Giang) đã cho thấy tỉ lệ nhiễm viêm gan A ở trẻ em lên tới 97%. Tại nhiều bệnh viện lớn, bệnh viêm gan A chiếm khoảng 30 – 50 % số bệnh nhân bị viêm gan cấp.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A
Viêm gan A là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm do virus viêm gan A gây ra, là một trong 5 loại viêm gan virus ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của lá gan.
Virus viêm gan A lây lan hầu như là qua đường ăn uống, tiêu hóa các loại thực phẩm nhiễm siêu vi A. Loại virus này sẽ tồn tại trong hệ tiêu hóa của người bệnh và thải ra ngoài qua phân. Do đó mà vật dụng, nước uống, thức ăn hoặc tay người tiếp xúc trực tiếp với virus sẽ trở thành những nguồn lây nhiễm viêm gan virus A. Ngoài các nguồn lây nhiễm này thì siêu vi A cũng có thể tồn tại trong môi trường đất, nước (bể bơi, ao, hồ, sông, suối), trong vật dụng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt của gia đình… Ở người bị nhiễm bệnh thì virus viêm gan A được tìm thấy ở nước tiểu, phân, nước bọt.
Viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa
Bệnh viêm gan A là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, ít hoặc hầu như không lây qua đường máu. Các con đường lây truyền của viêm gan A cụ thể như sau:
Viêm gan A lây qua những đường chính sau:
- Uống nước, ăn thức ăn bẩn, không vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứa virus viêm gan A.
- Dùng chung đồ dùng (xô, chậu, khăn tắm, bàn chải đánh răng, khăn mặt, vật dụng ăn uống…), ăn chung thức ăn, đồ uống với người đã mắc viêm gan A.
- Viêm gan A cũng có nguy cơ cao lây lan qua đường tình dục nếu tiếp xúc trực tiếp với khu vực hậu môn của người đang mang bệnh.
Chính vì các con đường lây truyền trên mà nguyên nhân viêm gan A được chỉ ra nhiễm bệnh là do người mắc bệnh không rửa tay mà đã bốc thức ăn cho bạn, uống chung, ăn chung đồ hoặc dùng chung đồ. Bên cạnh đó, bị nhiễm viêm gan A cũng là do ăn sống các loại động vật từ nguồn đất, nguồn nước bị nhiễm bệnh, ăn uống mất vệ sinh, hoặc tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với người đã mắc bệnh kể cả khi người này chưa có triệu chứng điển hình của bệnh.
Từ các thông tin này có thể khẳng định rằng bất kỳ ai cũng là đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan A. Nhiều người không hề biết vì sao lại mắc bệnh nhưng những đối tượng sau là có nguy cơ nhiễm viêm gan A cao nhất:
- Khi quan hệ tình dục hay tiếp xúc với hậu môn của người mắc bệnh.
- Có người trong gia đình mắc căn bệnh này.
- Người sử dụng ma túy.
- Những đối tượng, nhất là trẻ em sống gần ao, hồ, sông, suối, vùng đất ô nhiễm hoặc sống ở các nơi có người mắc viêm gan A cao hơn so với những địa điểm khác.
- Những người du lịch tới một số quốc gia có tỷ lệ cao bệnh viêm gan A.
Khi bị nhiễm virus viêm gan A, người bệnh sẽ thấy cơ thể yếu hơn, sức đề kháng giảm và chức năng của gan cũng có phần kém hơn. Do vậy, trong thời gian bị mắc bệnh, người bệnh có thể bị nhiễm độc gan và cơ thể. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh nguy hiểm, trường hợp viêm gan nhẹ thì không cần phải điều trị gì hết, người bệnh hầu như phục hồi hoàn toàn mà không có sự tổn thương gan vĩnh viễn.
Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A?
Đối tượng mắc viêm gan A thường là những trường hợp sống tại khu vực có dịch viêm gan A, nhưng nơi ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất, người ăn uống mất vệ sinh, người người sống chung, tiếp xúc trực tiếp hoặc có quan hệ tình dục đồng tính với người bị viêm gan A…
Viêm gan virus A và nguyên nhân gây bệnh
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm viêm gan A cao hơn bao gồm:
- Vừa du lịch hoặc làm việc ở những địa điểm được thông báo có dịch bệnh viêm gan A.
- Chăm sóc người đã mắc bệnh viêm gan A.
- Có tiền sử bệnh rối loạn đông máu di truyền.
- Bị nhiễm virus HIV.
- Tiếp xúc thông qua đường hậu môn hoặc đường miệng với người nhiễm viêm gan siêu vi A.
Tuy nhiên, không phải là không có các yếu tố trên là bạn sẽ không thể bị nhiễm bệnh. Nó chỉ có tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn nên có phương pháp tăng cường sức khỏe, hạn chế các nguyên nhân gây bệnh để phòng chống bệnh hiệu quả.
Viêm gan A có nguy hiểm không?
Siêu vi A có khả năng sống nhiều tuần trên những vật dụng khô ráo ở nhiệt độ phòng, nhiều năm ở nhiệt độ -20 độ C, bị hủy ở nhiệt độ sôi trong 5 phút. Siêu vi A có thể hiện diện nhiều ngày đến nhiều tuần trong sò, ốc, nước thải, đất cát, nước biển… mà vẫn giữ nguyên tính lây nhiễm.
Siêu vi A khi xâm nhập vào cơ thể người khoảng 2- 4 tuần, siêu vi A có thể gây bệnh viêm gan siêu vi A. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp, kéo dài không quá 6 tháng, thường diễn tiến lành tính, tự giới hạn rồi khỏi bệnh. Biểu hiện của bệnh rất thay đổi, đa số không có triệu chứng bất thường. Một số trường hợp có triệu chứng điển hình với sốt (trước khi xuất hiện vàng da), mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đau tức vùng bẹ sườn bên phải (do gan sưng to, đau), vàng da, vàng mắt, tiểu sậm. Các triệu chứng này kéo dài khoảng vài tuần rồi giảm dần và biến mất, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên thì rất hiếm khi bệnh diễn tiến tối cấp với vàng da niêm sậm, xuất huyết, hôn mê, gan teo… gây tử vong nhanh chóng trong vài ngày.
Bệnh viêm gan siêu vi A hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là các biện pháp điều trị hỗ trợ. Khi bệnh diễn tiến nặng, tối cấp, cần cho bệnh nhân nhập viện để điều trị hồi sức cấp cứu tích cực.
Như vậy, bệnh viêm gan A có thể nguy hiểm nếu bạn chủ quan không điều trị hay có chế độ ăn chín uống sôi. Chúng tôi khuyên các bạn nên đi khám định kì và có chế độ ăn uống lành mạnh để có được sức khỏe tốt.
Viêm gan A có chữa được không?
“Viêm gan A có chữa được không?” – đó là câu hỏi không khỏi khiến người bệnh băn khoăn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn an tâm bởi: với bệnh viêm gan A, hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bệnh sẽ tự sản sinh các kháng thể chống lại virus viêm gan A. Kháng thể này thực hiện miễn dịch đối với các lần nhiễm sau này
Thêm vào đó, bệnh còn được phòng ngừa bằng vắc xin phòng viêm gan A có tác dụng trong thời gian tối thiểu 10 năm.
Nếu bạn có tiếp xúc với virus viêm gan A (khi ở gần và tiếp xúc với người mắc bệnh và khu vực có nhiều người bệnh), nên tiêm vắc xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc để có thể tránh mắc bệnh.
- Ngoài ra, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa và kiểm tra sức khỏe cũng như đi tiêm phòng viêm gan A khi gặp phải các trường hợp sau:
- Đi du lịch đến các vùng có nhiều người mắc bệnh viêm gan A hoặc các nước có chất lượng vệ sinh kém.
- Đi ăn tại những nhà hàng có thông báo về dịch viêm gan A đang lan truyền.
- Người sống chung nhà, người ở cùng tòa nhà hoặc cùng cơ quan hay người chăm sóc bạn bị nhiễm virus viêm gan A.
Có quan hệ tình dục với người mang virus viêm gan A.
Triệu chứng của bệnh viêm gan A
Viêm gan A thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ ràng cho tới khi virus đã tồn tại trong cơ thể tới vài tuần sau đó. Các triệu chứng điển hình của viêm gan A bao gồm:
- Cảm sốt nhẹ
- Mệt mỏi, đau cơ
- Ăn không có cảm giác ngon miệng, chán ăn
- Vàng mắt, vàng da
- Buồn nôn và nôn
- Cảm thấy ngứa ngoài da
- Đau tức bụng ở vùng hạ sường phải, đặc biệt đau hơn khi ấn vào
- Nước tiểu bị sậm màu
- Phân lỏng hơn bình thường và có màu bạc
Các triệu chứng của bệnh viêm gan virus A có thể kéo dài trong thời gian dài từ 2-6 tháng cho tới khi virus được đào thải hết ra ngoài. Tuy nhiên, không phải người nào mắc viêm gan A cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng trên.
Triệu chứng viêm gan A thường là vàng da vàng mắt
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan A
Nếu có 3-4 triệu chứng ở trên hoặc là nghi ngờ đã tiếp xúc với người mắc bệnh thì bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác xem có bị nhiễm HAV hay không.
– Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đo nồng độ bilirubin trong máu, nếu lượng bilirubin tăng cao thì bạn đang có bệnh lý về gan. Cùng với đó, bác sỹ cũng sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ men gan trong máu.
– Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm miễn dịch phóng xạ để xác định chính xác đang mắc loại viêm gan nào. Xét nghiệm này sẽ xác định kháng thể nào đã được tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên của virus. Tuy nhiên, các kháng thể này có thể không hiện diện thậm chí nhiều tháng sau khi bạn nhiễm virus viêm gan, do vậy nếu xét nghiệm quá sớm thì có thể dẫn đến kết quả âm tính giả.
Biến chứng của viêm gan virus A
Những thông tin cần biết về bệnh viêm gan A không thể bỏ qua các biến chứng của bệnh. Trong hầu hết người mắc viêm gan A, lá gan sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 1-2 tháng và không để lại tổn thương gì. Ngoài ra, khi virus đã đào thải hết ra ngoài, cơ thể hình thành kháng thể chống lại virus thì bạn sẽ không tái nhiễm bệnh một khi đã bình phục. Tuy nhiên, với các trường hợp người già, người bị tiểu đường, suy tim, thiếu máu, ứ huyết thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn và bệnh có thể diễn biến nặng hơn người bình thường.
Trong vài trường hợp hiếm sẽ gặp tình trạng viêm gan bùng phát, có thể dẫn đến suy gan đe dọa tính mạng người bệnh, nhất là với người đang mắc bệnh lý gan mạn tính hoặc đã từng ghép gan.
Ngoài ra, vài nghiên cứu khoa học cũng cho hay quá trình virus viêm gan A tấn công có thể dẫn đến tình trạng xơ mỡ động mạch (cứng động mạch). Vì thế, người bệnh tốt nhân nên có những biện pháp chủ động phòng ngừa viêm gan A để bảo vệ sức khỏe.
Phương pháp điều trị viêm gan A hiệu quả
Cho tới nay, nền y học hiện đại vẫn chưa có các phương pháp điều trị nào đặc hiệu với căn bệnh viêm gan virus A. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, tùy vào mức độ của bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng virus, kháng viêm để làm thuyên giảm bệnh và hỗ trợ điều trị triệu chứng.
Tuy nhiên, tác dụng của thuốc cũng chỉ có một giới hạn nào đó. Do vậy, người bệnh thường được khuyên tốt nhất là điều trị tại nhà bằng cách có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ giúp bệnh thuyên giảm.
– Chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị viêm gan A. Người bệnh cần có chế độ ăn uống với lượng calo cao, nhiều protein, khẩu phần dinh dưỡng nhiều đạm và bổ sung thêm rau xanh hoa quả tươi. Cố gắng duy trì chế độ ăn khoa học chính là phương pháp điều trị viêm gan A hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp trị bệnh hiệu quả
Bên cạnh một chế độ ăn uống cân bằng, người bệnh cần chú ý nên hạn chế một số thực phẩm không tốt cho lá gan, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan và có thể khiến gan bị tổn thương nặng hơn. Một số thực phẩm nên hạn chế tối đa là: thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Nên ăn ít đồ có vị ngọt nhân tạo, vị mặn, thịt nạc đỏ, bởi chúng sẽ làm gan phải hoạt động nhiều hơn để thanh lọc, đào thải, từ đó chức năng gan sẽ yếu đi và dễ vị virus viêm gan A tấn công.
– Chế độ sinh hoạt hợp lý: Trong thời gian điều trị viêm gan A, người bệnh nên nghỉ ngơi thoải mái, lao động nhẹ nhàng, tránh làm việc mất sức nhiều, vận động thể dục thể thao phù hợp với thể trạng.
– Dùng thuốc: Khi có các triệu chứng buồn nôn, nôn thì bác sỹ có thể chỉ định dùng thuốc nôn nếu thấy cần thiết.
Để phương pháp điều trị viêm gan A hiệu quả nhất, bạn cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, đồ uống chứa cồn và các chất kích vì chúng chính là tác nhân gây hại cho gan, có thể khiến bệnh trở nặng và lâu khỏi.
Biến chứng của viêm gan virus A
Những thông tin cần biết về bệnh viêm gan A không thể bỏ qua các biến chứng của bệnh. Trong hầu hết người mắc viêm gan A, lá gan sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 1-2 tháng và không để lại tổn thương gì. Ngoài ra, khi virus đã đào thải hết ra ngoài, cơ thể hình thành kháng thể chống lại virus thì bạn sẽ không tái nhiễm bệnh một khi đã bình phục. Tuy nhiên, với các trường hợp người già, người bị tiểu đường, suy tim, thiếu máu, ứ huyết thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn và bệnh có thể diễn biến nặng hơn người bình thường.
Trong vài trường hợp hiếm sẽ gặp tình trạng viêm gan bùng phát, có thể dẫn đến suy gan đe dọa tính mạng người bệnh, nhất là với người đang mắc bệnh lý gan mạn tính hoặc đã từng ghép gan.
Ngoài ra, vài nghiên cứu khoa học cũng cho hay quá trình virus viêm gan A tấn công có thể dẫn đến tình trạng xơ mỡ động mạch (cứng động mạch). Vì thế, người bệnh tốt nhân nên có những biện pháp chủ động phòng ngừa viêm gan A để bảo vệ sức khỏe.
Người bệnh viêm gan A cần kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp trị viêm gan A tốt nhất
Người bệnh không nhất thiết phải kiêng khem quá mức, cần có sự cân bằng các thành phần dinh dưỡng, lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho gan và tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng những thực phẩm sau để tránh gây tổn hại thêm cho gan.:
- – Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nếu có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như táo bón, khó tiêu thì tốt nhất nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
- – Không ăn đồ nhiều gia vị, quá mặn hay quá ngọt.
- – Tăng cường các loại rau củ quả nhiều vitamin C, E để tăng cường chức năng gan, thanh lọc cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch.
- – Uống đủ 2l nước mỗi ngày giúp tăng cường đào thải chất độc tại gan, ưu tiên các loại nước ép trái cây tươi.
- – Bổ sung sữa và những chế phẩm từ sữa để cung cấp canxi và vitamin D cho cơ thể.
- – Cần vệ sinh sạch sẽ chân tay trước khi ăn, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồ ăn uống luôn tươi sạch.
- – Có thể tham khảo sử dụng các thảo dược giải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan như Cà gai leo, Actiso, Kế sữa… và nên đi kiểm tra gan định kỳ để bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh.
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan A
Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh viêm gan A vẫn chưa có phương pháp điều trị nào đặc hiệu. Do vậy, lời khuyên tốt nhất cho bạn là phải phòng ngừa viêm gan A đúng cách. Bởi vì viêm gan A lây chủ yếu qua con đường tiêu hóa nên muốn phòng bệnh, phải chú trọng thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống. Cụ thể:
Chế độ sinh hoạt:
- Cần sinh hoạt hợp lý, đúng giờ giấc, đặc biệt nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi khoa học, cần ngủ điều độ, ngày 7-8 tiếng.
- Tập thể dục thể thao đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh. Đây chính là nguyên tắc giúp phòng bệnh tự nhiên hiệu quả nhất.
- Chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan A. Tiêm phòng sẽ giúp chặn đứng mọi nguyên nhân gây ra bệnh tốt nhất hiện nay.
Phòng ngừa viêm gan A rất đơn giản chỉ bằng cách vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống, sinh hoạt
Đối với ăn uống:
- Không nên ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rau không rõ nguồn gốc vì rất có thể bị nhiễm virus viêm gan A.
- Nên ăn chín uống sôi.
- Hạn chế các thứ có hại cho gan như bia rượu, hút thuốc lá bởi nó vừa khiến mắc các bệnh lý gan mật, vừa làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan A.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý công tác phòng chống các bệnh lý gan mật nguy hiểm khác chẳng hạn như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan…
Từ các nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm gan A ở trên, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan, giải độc gan hiệu quả như TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh. Giải độc gan Tuệ Linh có thành phần chính là chiết xuất chuẩn hóa Cà gai leo và Mật nhân mang đến công dụng:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, men gan cao, làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi.
- Làm giảm sự phát triển của xơ gan
- Tăng cường chức năng giải độc gan, giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan do các tác nhân có hại gây nên.