Cà gai leo là dược liệu nổi tiếng, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm. Vậy bạn đã biết cụ thể thì cây thuốc này trị bệnh gì hay chưa ? Tại bài viết này bạn đọc hãy cùng Viemgan đi tìm hiểu về những công dụng của cây thuốc này nhé!
Mục lục
Cà gai leo là cây gì?
Cây Cà gai leo còn có những tên gọi khác như cà dây leo, cà quýnh, gai cườm, cà lù, cà vạnh… Tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae. Chúng mọc hoang ở nhiều nơi trong tự nhiên, chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Phổ biến nhất phải kể đến các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình.
Cà gai leo là vị thuốc quý được y học cổ truyền ghi nhận có nhiều tác dụng với sức khỏe đặc biệt là gan, giúp tăng cường chức năng gan, ổn định tế bào gan. Y học hiện đại có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh Cà gai leo có chứa những hoạt chất quý cho gan.
Hình ảnh cây Cà gai leo
Đặc điểm cây cà gai leo
Ta có thể nhận diện cây Cà gai leo thông qua những đặc điểm sau:
- Cà gai leo là loài cây sống nhiều năm, sống leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất, cây phân nhiều cành nhánh, dài khoảng 1m.
- Thân cây nhẵn, hóa gỗ, phân nhiều cành, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai cong.
- Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai.
- Hoa màu tím hoặc trắng mọc thành xim gồm 2 – 5 hoa, nhị vàng
- Quả mọng, hình cầu khi chín có màu đỏ tươi đẹp mắt, cuống dài, màu vàng khi chín màu đỏ
- Hạt hình thận, dẹt và có màu vàng.
☛ Tìm hiểu: Hình ảnh cây cà gai leo chuẩn
Thành phần dược liệu trong Cà gai leo
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong Cà gai leo chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt tốt cho gan. Theo GS. TS Nguyễn Văn Mùi – nguyên là PGĐ BV Quân y 103, thảo dược Cà gai leo dùng trong điều trị viêm gan thậm chí tốt hơn cả Diệp hạ châu đắng, Bồ bồ hay Nhân trần. Kết quả này cũng đã được Viện dược liệu Trung ương chứng minh bởi những nghiên cứu thực tiễn.
Những thành phần quý giá của Cà gai leo gồm: Alkaloid, glycoalcaloid, saponin, Flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalcaloid có tỷ lệ nhiều hơn cả. Đặc biệt, rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, β – sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol, solasodenon. Chúng cũng chứa 3β–hydroxyl–5α–pregnan–16–on.
Ngoài ra, sau khi thủy phân dịch chiết rễ Cà gai leo còn có thể thu được hai chất solasodin và neoclorogenin (Hoàng Thanh Hương 1980).
Cà gai leo chữa bệnh gì?
Nhờ những thành phần quý giá của Cà gai leo, dược liệu này có tác dụng tốt trong việc trị bệnh. Ở Việt Nam, đây là cây thuốc đã được rất nhiều đề tài nghiên cứu và cho kết quả vô cùng đáng mừng. Xem chi tiết tại bài viết: Các nghiên cứu về Cà gai leo .
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê các bệnh mà cây Cà gai leo có thể thể tham gia trong việc hỗ trợ và điều trị như sau:
Hỗ trợ điều trị bệnh gan
Trong đề tài luận án tiến sĩ y học năm 1999 của BS. Trịnh Thị Xuân Hòa (Viện Quân y 103) thử nghiệm chiết xuất Cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động cho thấy Cà gai leo có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm giảm nồng độ virus trong máu.
Glycoalkaloid trong Cà gai leo có khả năng ngăn chặn sự sao chép của virus viêm gan B, giúp làm giảm mức độ viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Cùng với những ưu điểm đó, sử dụng cây Cà gai leo còn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan.
Ngoài ra, hai công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương từ 1987-2000 đã công bố Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan, ức chế hình thành các tổ chức xơ hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của xơ gan, làm giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm.
☛ Xem thêm: Cà gai leo chữa bệnh gan như thế nào?
Làm giảm men gan, bảo vệ gan
Các hoạt chất như ancaloit và glycoalkaloid trong Cà gai leo không chỉ có khả năng chống lại sự oxy hóa mà còn bảo vệ gan bằng cách ngăn chặn tổn thương và hủy hoại tế bào gan, giảm men gan. Chúng cũng kích thích quá trình loại bỏ độc tố và thúc đẩy sự tái sinh của tế bào gan, tăng cường chức năng gan.
Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, Cà gai leo đã được cố GS. Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu Trung ương) nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm hạ men gan cao rất rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng.
Chữa bệnh ho gà
Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn hemophillus periusis, thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ trong mùa đông và mùa xuân với triệu chứng đặc trưng là những cơn ho dữ dội, kéo dài và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn và khả năng chống viêm của các flavonoid, alkaloid cùng tinh bột, Cà gai leo có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ho gà, đồng thời giúp giảm viêm, làm giảm triệu chứng bệnh.
Chữa cảm cúm
Các flavonoid và alkaloid có trong Cà gai leo không chỉ có khả năng chống viêm và diệt khuẩn mạnh mẽ mà còn kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Từ đó làm giảm triệu chứng cảm cúm, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Công dụng khác
Một số công dụng khác của Cà gai leo cũng có thể nhắc đến như:
- Giải rượu: Cà gai leo có thể giúp tăng cường khả năng hoạt động hiệu quả của gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, bao gồm ethanol trong rượu bia, giúp người say rượu bia trở nên tỉnh táo nhanh chóng.
- Chữa đau mỏi lưng, tê thấp: Solamnia A và Solamnia B trong Cà gai leo có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ nên có thể cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, viêm khớp.
- Trị rắn cắn: Các hoạt chất trong Cà gai leo còn có thể giúp ngăn chặn và đào thải chất độc của nọc rắn ra khỏi cơ thể nên thường được những người đi rừng sử dụng trong trường hợp bị rắn cắn.
Bài thuốc chữa bệnh từ Cà gai leo
Các bài thuốc chữa bệnh với Cà gai leo được áp dụng rộng rãi trong dân gian, dưới đây là một số thông tin tham khảo:
- Chữa rắn cắn: Lấy 30 – 50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với khoảng 200ml nước, chắt nước cốt uống ngay lập tức, ngày uống 2 lần. Những ngày sau, tiếp tục uống nước sắc rễ Cà gai leo khô (10 – 30g rễ khô sao vàng, nấu với 600ml còn 200ml, ngày uống 2 lần).
- Chữa tê thấp: Rễ Cà gai leo, Dây chiều, Dây gắm, rễ Thổ phục linh, rễ Xích đồng nam, vỏ thân Ngũ gia bì, Dây tơ xanh, Dây mặt quỷ mỗi loại 1kg, cành hoặc lá Vông nem, Dây đau xương mỗi loại 500g. Sắc thành 1 lít cao, thêm 500g đường, đun đến khi còn 700ml. Nước sắc nguội thêm vào 300ml rượu 30 độ. Bảo quản nơi thoáng mát, mỗi lần dùng 30ml x2 lần/ngày.
- Chữa ho gà: Lá chanh (30g), rễ Cà gai leo (10g). Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt: Lấy thân, lá, rễ Cà gai leo hãm nước uống hàng ngày. Có thể dùng dài ngày để tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Toàn bộ thân, rễ, lá Cà gai leo 30g, dừa cạn, chó đẻ răng cưa mỗi loại 10g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống 1 thang/ngày. (☛ Xem chi tiết: Cách dùng Cà gai leo trị viêm gan virus, xơ gan)
- Chữa ngộ độc rượu: Lấy 100g Cà gai leo khô (cả rễ, thân, lá) sắc với 400ml nước đến khi còn khoảng 150ml, uống khi còn ấm, dùng trong ngày.
- Giải rượu: Lấy 50g Cà gai leo khô hãm với nước sôi, uống thay nước.
- Hạ men gan, giải độc gan: Dùng 35g Cà gai leo (toàn cây) khô, nấu với 1l nước, còn 300ml uống trong ngày thành 3 lần.
Lưu ý: Các bài thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Lưu ý khi dùng
Khi dùng Cà gai leo ta cần lưu ý:
- Sử dụng Cà gai leo đúng liều lượng. Việc lạm dụng dược liệu này không những không đem lại tác dụng như ý muốn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không dùng Cà gai leo cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Trong thành phần chúng có chứa một số chất cơ thể trẻ không thích nghi được, có thể làm ảnh hưởng nội tạng nếu cố tình sử dụng.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang con bú không được dùng, nếu có nhu cầu sử dụng cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.
- Đối với bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp Tây y thì không nên tự ý bỏ thuốc để sử dụng các chế phẩm, nước sắc từ cây Cà gai leo. Nếu muốn sử dụng cùng lúc 2 phương pháp thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ.
Tóm lại:
Cà gai leo là một cây thuốc quý, được rất nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước chứng mình có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm gan virus, xơ gan. Ngoài ra thì theo y học cổ truyền, cây thuốc cũng rất tốt trong việc trị cảm cúm, đau mỏi lưng …
Nếu muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc tư vấn các bệnh lý về gan, vui lòng liên hệ tổng đài 18001190 (miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn.
Nguồn tham khảo:
https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/thuoc-va-thuc-pham/giai-doc-gan-bang-thao-duoc-duoc-nhieu-nguoi-ua-chuong-3734669.html
Văn Duy đã bình luận
có phải ai cũng uống được trà cà gai leo đúng không
Kiên Trương đã bình luận
Chào bạn!
Mặc dù trà cà gai leo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có một số người không nên sử dụng hoặc cần hạn chế việc sử dụng trà cà gai leo trong chế độ ăn uống của họ. Những đối tượng không nên dùng trà cà gai leo như người dị ứng hoặc quá mẫn; phụ nữ có thai và cho con bú; trẻ em dưới 6 tuổi; người có tiền sử bệnh thận; người nhạy cảm với caffein.
nguyễn huyền đã bình luận
Cho tôi hỏi sử dụng cà gai leo tươi hay cà gai leo khô tốt hơn.
Kiên Trương đã bình luận
Chào bạn!
Lựa chọn cà gai leo tươi hay khô phụ thuộc vào mục đích mà bạn sử dụng. Cả 2 dạng trên đều có ưu và nhược điểm riêng. Đối với cà gai leo tươi, sử dụng sẽ giữ nguyên hương vị và hoạt chất. Tuy nhiên, việc bảo quản rất khó khăn, đặc biệt nếu sử dụng lâu dài. Còn cà gai leo khô, dễ bảo quản và sử dụng lâu dài. Nhưng trong quá trình phơi hoặc sấy khô có thể làm mất đi một số hoạt chất quan trọng. Ngoài ra, nếu mua sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể chứa chất bảo quản.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm cà gai leo đã được chuẩn hóa, giữ nguyên hàm lượng hoạt chất, đảm bảo chất lượng như Cà gai leo Tuệ Linh.