Chuyên trang Viêm gan virus & Xơ gan https://www.viemgan.com.vn Trang cộng đồng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi viêm gan virus b & xơ gan Fri, 22 Nov 2024 08:43:36 +0700 vi hourly 1 Bị viêm gan B có thể mang thai không và có lây sang cho chồng con không? https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-co-lay-cho-chong-con.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-co-lay-cho-chong-con.html#respond Thu, 08 Dec 2022 10:57:35 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=4053 Hỏi:

Chào bác sĩ,

Em có thắc mắc mong bác sĩ giải đáp: Em đi xét nghiệm máu và kết quả là em bị viêm gan B dương tính, vậy em có thể sinh con bình thường được không, và mắc viêm gan B có lây nhiễm sang cho chồng con không ạ. Và em nên uống loại thuốc nào để điều trị bệnh viêm gan B ạ?

Em cảm ơn bác sĩ.

Thu Phương

Hỏi: 1

Trả lời:

Chào bạn, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Các con đường lây nhiễm viêm gan B bao gồm: đường máu, từ mẹ sang con và quan hệ tình dục. Vì vậy nên:

Thứ 1: Bị viêm gan B hoàn toàn có thể lấy chồng và sinh con bình thường bạn nhé. Viêm gan B không gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai và sinh sản nên bạn không quá lo lắng về vấn đề này.

Thứ 2: Nếu mang thai khi người mẹ mắc viêm gan B có thể lây nhiễm cho con. Đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh) hoặc vào những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai. Do đó, Để viêm gan b không lây từ mẹ sang con: khi mang bầu sức khỏe của bạn tốt, virus không hoạt động và đi thăm khám thai thường xuyên ăn uống nghỉ ngơi theo lời khuyên của bác sĩ. Quan trọng nhất ngay sau khi sinh con trong vòng 24 h đầu bé được tiêm phòng vaccin và thực hiện tiêm đầy đủ các mũi tiếp theo theo quy định thì khả năng miễn nhiễm là rất cao bạn nhé.

Trả lời: 1

Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho bé trong 24 giờ đầu sau sinh để phòng lây nhiễm virus viêm gan B.

Thứ 3: Bạn bị viêm gan B có thể lây nhiễm cho chồng nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân chưa sát trùng… Do đó, phòng không lây sang cho chồng thì chồng bạn cần thăm khám cụ thể xem đã bị viêm gan B hay chưa. Nếu chưa mắc, cần tiêm vaccin phòng lây nhiễm ngay.

Thứ 4: Về dùng thuốc điều trị viêm gan B, bạn cần thăm khám cụ thể để bác sĩ nắm rõ tình trạng hiện tại của mình. Tùy theo tình hình của từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định loại thuốc nào, dùng đơn thuần hay phối hợp thuốc thích hợp. Hiện nay có một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm gan B như: Interferon, lamivudin, adeforvir. Ngoài các thuốc trên, có một số thuốc cũng hay dùng như Entercavir, telbivudin và tenofovir…

Có thể kết hợp điều trị viêm gan B bằng đông y. Bài thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên giúp bổ gan, mát gan, tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh và mang lại hiệu quả tốt. Với thành phần từ thảo dược (cao cà gai leo, cao mật nhân), Giải độc gan Tuệ Linh hỗ trợ điều trị viêm gan virus (nhất là viêm gan virus mạn tính thể hoạt động), làm chậm sự phát triển của xơ gan, tăng cường chức năng gan, giải độc gan, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gan.

Bên cạnh điều trị, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống hợp lý, hạn chế hoặc cai rượu bia, vận động để khỏe mạnh, bỏ hút thuốc, tránh ăn các thực phẩm gây hại cho gan để giữ gìn gan khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-co-lay-cho-chong-con.html/feed 0
Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không? https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-lay-tu-me-sang-con.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-lay-tu-me-sang-con.html#respond Thu, 26 May 2022 10:01:14 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=5475 Hỏi:

Chào bác sĩ,

Em năm nay 24 tuổi và đang mang thai bé đầu lòng được bốn tháng. Cháu cũng vừa phát hiện ra mình bị viêm gan B và đang rất lo lắng ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi là viêm gan B có lây từ mẹ sang con không và với trường hợp của cháu như vậy thì có cách nào để con không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ không?

Cảm ơn bác sĩ.

Thùy Linh – Yên Bái

Hỏi: 1

Trả lời:

Chào bạn Thùy Linh,

Những lo lắng mà bạn đang gặp phải được chuyên gia tư vấn trả lời như sau:

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan cho siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương gan và gây ung thư gan. Rất khó để nhận biết cơ thể mình mắc viêm gan B hay không vì chúng thường không gây triệu chứng gì cho đến khi người bệnh đã bị tổn thương gan nặng. Chính vì lý do này nên rất nhiều người nhiễm virus viêm gan B này mà không hề hay biết. Cùng tìm hiểu các con đường lây nhiễm virus viêm gan B, cách thức lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con để có biện pháp phòng ngừa virus viêm gan B truyền từ bà bầu sang thai nhi nhé.

Các đường lây truyền virus viêm gan B?

Virus viêm gan B rất dễ lây truyền từ người này qua người khác, khả năng lây truyền cao hơn virus HIV gấp 100 lần. Virus viêm gan B lây truyền qua các đường như sau:

Từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang thai nhi với tỷ lệ như sau:

  • 3 tháng đầu của thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%.
  • Mẹ bị bệnh ở giữa thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10%.
  • Mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm tăng lên 60 – 70%.
  • Ngay sau sinh nếu không có biện pháp bảo vệ nguy cơ lây truyền bệnh cho thai nhi lên tới 90%.

Phần lớn các trường hợp lây nhiễm trong thời kỳ chu sinh hoặc những tháng đầu sau sinh. Đây là cách thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất. Mức độ lây nhiễm của virus viêm gan B tùy thuộc vào nồng độ virus viêm gan B và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thái kỳ.

Ngoài ra, virus viêm gan B còn có khả năng cư trú trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp. Do đó, trẻ chỉ có thể bị nhiễm virus HBV từ mẹ thông qua đường bú nếu đầu vú của mẹ có vết thương hở và chảy máu.

Đường máu

Đường máu 1

Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây truyền từ người bệnh qua người lành thông qua đường máu. Một người có thể bị lây nhiễm viêm gan B qua đường máu khi:

  • Dùng máu của người nhiễm virus viêm gan B.
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh thông qua vết thương hở.
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ xăm hình, nhổ răng…
  • Dụng cụ phẫu thuật không được xử lý tiệt trùng theo đúng quy cách.

Đường tình dục

Bạn có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan siêu vi B. Ví dụ như:

  • Quan hệ bằng đường miệng hoặc hậu môn.
  • Dùng đồ chơi tình dục mà không tiệt trùng trước đó.
  • Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su, màng chắn quan hệ khi quan hệ bằng miệng.
  • Quan hệ quá thô bạo gây ra các vết xước ở da hoặc niêm mạc tạo điều kiện cho virus lây lan theo đường máu.
  • Quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể hoặc quan hệ với trai/gái mại dâm.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị nhiễm viêm gan B

Giai đoạn mang thai là thời điểm nhạy cảm ở phụ nữ, hệ miễn dịch của mẹ ở giai đoạn này tập trung bảo vệ sức khỏe của thai nhi nên sức đề kháng của bà bầu rất kém. Nếu mắc viêm gan B ở giai đoạn đầu, các triệu chứng không rõ rệt nên phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số triệu chứng bà bầu hay gặp:

  • Cơ thể mệt mỏi, người đau nhức: Phụ nữ mang thai mắc các bệnh về gan đặc biệt là viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với phụ nữ mang thai khác. Do đó, trong giai đoạn này chị em nên nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên lao động hoặc làm việc quá sức gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
  • Đau bụng: Khi bị nhiễm virus viêm gan B khiến chị em bị đau bụng theo từng đợt, đôi khi xuất hiện các cơn đau dữ dội.
  • Chán ăn: Đây là triệu chứng phổ biến khi bị viêm gan B. Với phụ nữ mang thai triệu chứng này xuất hiện rõ rệt hơn nên cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.
  • Vàng da: Da chuyển sang màu vàng cho thấy người bệnh đang ở giai đoạn bệnh nặng và nguy hiểm. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý, nên tới cơ sở y tế tin cậy để thăm khám và có biện pháp điều trị tốt nhất.
  • Buồn nôn: Đây là triệu chứng nhiều bà bầu gặp phải nhưng nếu bị viêm gan B khi mang thai cần theo dõi cụ thể bệnh đang ở giai đoạn nào để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con vào các thời điểm như:

  • Trong giai đoạn mang thai
  • Chuyển dạ đẻ
  • Thời kỳ cho con bú

Giai đoạn mang thai

Tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai không quá 2%. Trường hợp viêm gan B truyền từ mẹ sang con thường xảy ra vào giai đoạn chu sinh (bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau khi sinh) cho đến những tháng đầu kể từ lúc trẻ chào đời. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con, phụ thuộc vào:

  • Số lượng virus có trong cơ thể mẹ (được tính theo ADN) trong 3 tháng cuối của thai kỳ
  • Nồng độ HBeAg (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ bầu với thời gian mang thai

Trong lúc chuyển dạ đẻ

Theo số liệu thống kê có hơn 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con trong giai đoạn này. Khi đó, tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám bị có thắt để làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ chui ra ngoài theo đường âm đạo của mẹ. Khi đó, trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo và gây ra sự lây nhiễm trong thời điểm này.

Trường hợp người mẹ bị nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Trong trường hợp mẹ nhiễm HBV mà HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%.

Thời kỳ cho con bú

Thời kỳ cho con bú 1

Giai đoạn này cực kỳ hiếm trẻ bị nhiễm virus viêm gan B. Mặc dù đã có phát hiện HBV DNA trong sữa non của bà mẹ có HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp. Do đó, khả năng lây nhiễm qua dịch này cũng rất thấp.

Nếu bị nhiễm virus HBV trong giai đoạn này chủ yếu do đầu vú của mẹ bị tổn thương, miệng của trẻ bị tổn thương, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ bú trực tiếp. Do đó, khi các bà mẹ bị viêm gan B mạn cho con bú cần chăm sóc phòng ngừa chảy máu khi nứt núm vú bằng cách cho trẻ bú đúng cách và giữ gìn vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú.

Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai bị viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường và không mang dị tật thai nhi. Siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu tới quá trình mang thai cũng như bào thai vẫn phát triển tốt. Quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau khi sinh thì có tới 50% số trẻ sinh ra sẽ bị viêm gan B mạn tính và có nguy cơ mắc xơ gan khi trưởng thành. Tỷ lệ viêm gan cấp sau sinh là 5 – 7 % mà không có triệu chứng rõ ràng.

Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì hầu như thai nhi không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Nhưng nếu trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc điều trị không dứt điểm có thể khiến bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh từ mẹ. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị bệnh này chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B rất nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng. Trẻ có thể truyền virus cho người khác. Quan trọng hơn, khi trưởng thành có tới 25% trường hợp có nguy cơ tử vong do xơ gan, ung thư gan.

Xem chi tiết: Bà bầu bị viêm gan B có sao không? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Hướng dẫn phòng virus viêm gan B từ mẹ sang con

Việc lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con cũng tùy theo thời điểm người mẹ mắc bệnh mà khả năng lấy truyền cho con là cao hay thấp. Nếu mẹ mắc bệnh ở ba tháng đầu thai kỳ  thì tỷ lệ truyền sang con là 1%, ba tháng giữa tỷ lệ là 10%, ba tháng cuối thì lỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B tăng lên 60 – 70%. Dưới đây là biện pháp để không lây virus viêm gan B từ mẹ sang con:

Không nên mang thai vào giai đoạn viêm gan B cấp tính

Với những người bệnh mắc bệnh mạn tính cần được theo dõi chức năng gan định kỳ trong một thời gian dài. Thực hiện theo sự tư vấn của bác sĩ về thuốc điều trị nếu có kế hoạch sinh con. Khi ở giai đoạn virus đang hoạt động không nên mang thai cho tới khi chức năng gan trở lại bình thường, HBeAg âm tính mới nên mang thai.

Thăm khám sức khỏe gan thường xuyên

Hướng dẫn phòng virus viêm gan B từ mẹ sang con 1

Bà bầu cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị, phòng ngừa lây nhiễm cho con.

Dù sinh thường hay sinh mổ thì người mẹ vẫn có khả năng lây truyền bệnh sang cho con nên việc phát hiện sớm và điều trị cho mẹ vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm cho con.

Nếu người mẹ mang virus viêm gan B thì phải xem tình trạng virus có phát triển hay không? bệnh đang ở giai đoạn nào? Người mẹ có HbsAg dương tính, thai tháng thứ 5 phải xét nghiệm AbsAg + và định lượng virus bao nhiêu (ADN HBV) có dương tính hay không.

Trong trường hợp virus viêm gan B dương tính ở thể hoạt động thì mẹ cần uống thuốc từ tháng thứ 6 thai kỳ và kéo dài 1-2 tháng sau sinh, con cần tiêm ngay vaccine viêm gan B và kháng thể sẽ giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm virus từ mẹ sang con.

Tiêm phòng Vắc xin Viêm gan B cho trẻ

Cách an toàn nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B là thông qua tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm mang lại hiệu quả càng cao. Trong vòng 12-24h sau sinh mũi vắc-xin có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày và không đạt nếu tiêm sau 7 ngày.

Ngoài tiêm sớm 1 mũi vắc xin viêm gan B tạo ra miễn dịch chủ động, trẻ có mẹ dương tính với HBsAg còn cần tiêm 01 mũi Globulin miễn dịch viêm gan B ( HBIG) là một miễn dịch thụ động giúp trung hòa virus viêm gan B trong khi chờ tác dụng của vắc xin. Hai mũi tiêm ở hai vị trí khác nhau trong vòng 12-24h sau sinh.

Xem thêm thông tin: Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ mấy mũi? Phác đồ tiêm chủng?

Mẹ nhiễm virus viêm gan B nên tránh cho trẻ bú trực tiếp

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khả năng lây nhiễm virus viêm gan B qua sữa mẹ cũng rất thấp. Sau sinh các mẹ bị viêm gan B vẫn cho con bú bình thường, nếu bị nứt đầu ti, chảy máu hay tổn thương vú thì tránh cho con bú trực tiếp, nên vắt sữa ra bình cho con ti để giảm thiểu nguy cơ tối đa mẹ nhiễm virus viêm gan B cũng có thể lựa chọn phương pháp khác, tránh để cho trẻ bú trực tiếp.

Trong trường hợp của Linh thì khả năng lây virus viêm gan B sang con là có thể. Vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ và làm các xét nghiệm xem tình trạng viêm gan B của mình đang ở mức nào để có phương pháp điều trị sớm phù hợp. Đồng thời phương pháp tốt nhất để phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang trẻ là tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau khi sinh trong vòng 24 giờ đầu và tiêm nhắc lại đủ liều theo chỉ định.

Tuy nhiên nhiều trẻ dù có tiêm nhưng vẫn bị lây do các nguyên nhân như vaccine hết hạn không đảm bảo hoặc các mũi nhắc lại không đúng thời hạn nên bạn cũng nên lưu ý vấn đề này để hạn chế tối đa khả năng lây viêm gan virus cho con.

Trên đây là những lời khuyên mà chuyên gia tư vấn muốn gửi đến bạn Thùy Linh, hi vọng bạn có thêm kiến thức để giữ gìn tốt sức khỏe cho bản thân và em bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác về chứng bệnh này qua các link dưới đây: Hướng dẫn điều trị viêm gan B khi mang thai

]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-lay-tu-me-sang-con.html/feed 0
Bà bầu bị viêm gan B có sao không, có ảnh hưởng đến thai nhi? https://www.viemgan.com.vn/ba-bau-bi-viem-gan-b.html https://www.viemgan.com.vn/ba-bau-bi-viem-gan-b.html#respond Thu, 10 Feb 2022 03:42:03 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=7899 Viêm gan B là bệnh lý có tỷ lệ lây nhiễm cao nên được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là với đối tượng phụ nữ mang thai. Bà bầu bị viêm gan B thường lo lắng không biết nó có ảnh hưởng gì đến thai kỳ và sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của em bé sau này. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Bà bầu bị viêm gan B có sao không, có ảnh hưởng đến thai nhi? 1

Thực trạng viêm gan B khi mang thai

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm gây nhiễm trùng gan do siêu vi viêm gan B (hay còn gọi là virus HBV) gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương gan và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan và thậm chí có thể gây ung thư gan.

Trên thế giới, ước tính có khoảng 240 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tính và hàng năm có hơn 686.000 người chết do biến chứng của bệnh viêm gan B. Bệnh viêm gan B có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến trẻ vị thành niên, người lớn và cả phụ nữ mang thai. Ở nước ta, tỷ lệ thai phụ nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 10 – 13%.

Thực trạng viêm gan B khi mang thai 1

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của mẹ suy giảm do trong suốt giai đoạn này hệ miễn dịch chủ yếu tập trung bảo vệ sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, viêm gan siêu vi B ở phụ nữ mang thai sẽ dễ tiến triển nghiêm trọng và dễ diễn tiến mạn tính hơn so với người bình thường.

☛ Đọc thêm: Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không?

Bà bầu bị viêm gan B có sao không?

Bà bầu có thể bị viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai, nhưng phần lớn là nhiễm siêu vi B từ trước khi mang thai. Đầu tiên, mẹ bầu bị viêm gan B thường gặp phải những triệu chứng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau bụng và mệt mỏi: Do sự thay đổi nội tiết tố, phụ nữ mang thai thường có cảm giác mệt mỏi với tình trạng ốm nghén nhưng với bà bầu bị viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn những phụ nữ mang thai bình thường. Ngoài ra, bà bầu nhiễm virus viêm gan B còn gặp phải biểu hiện đau bụng xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơn đau dữ dội.
  • Chán ăn: Đây là triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B. Khi mang thai, biểu hiện này rõ rệt hơn hẳn. Lúc này, mẹ bầu nên lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.
  • Dấu hiệu khác: Mẹ bầu cũng xuất hiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, thậm chí nước tiểu có màu vàng đậm,…

Có khoảng 90% bà bầu nhiễm viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính. Thường thì viêm gan B cấp sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu nên không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra các vấn đề như:

  • Biến chứng thai kỳ: bong nhau non, sảy thai, đáo tháo đường, rối loạn đông máu…
  • Sinh non: Nếu bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể phải đối diện với nguy cơ sinh non.
  • Biến chứng xơ gan, suy gan: Virus viêm gan B phát triển mạnh, tấn công gan, làm gan bị tổn thương nghiêm trọng, tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng xơ gan, suy gan…
Để đảm bảo thai kỳ an toàn, bà bầu cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe, đồng thời làm đầy đủ xét nghiệm định kỳ và thăm khám, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng thai nhi không?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có diễn biến phức tạp. Đặc biệt, bệnh hoàn toàn có khả năng lây từ mẹ sang con. Dưới đây là những ảnh hưởng mà thai nhi có thể gặp phải khi mẹ bầu bị viêm gan B:

Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ

Một trong những con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan B là truyền từ mẹ sang con. Chính vì vậy, em bé sẽ có nguy cơ nhiễm virus siêu vi B nếu người mẹ mang thai bị viêm gan B. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm của thai nhi sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:

Tùy thuộc tình trạng nhiễm viêm gan B của mẹ

Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ 1

  • Nếu virus đang phát triển và nhân lên mạnh mẽ, tỷ lệ lây sang em bé từ trên 50% đến 90%.
  • Nếu virus phát triển và nhân kém thì tỷ lệ lây nhiễm vào khoảng 30%.
  • Nếu virus ở dạng không hoạt động thì tỉ lệ lây nhiễm chỉ dưới 10%.

Mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai:

  • Trong trường hợp mẹ bầu đã được điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì hầu như thai nhi sẽ không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
  • Nếu mẹ bầu chưa được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả và bệnh trở nặng hơn trong quá trình mang thai thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai tỷ lệ lây nhiễm như sau:

  • Mẹ bị nhiễm virus viêm gan B trong những tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ truyền nhiễm từ mẹ sang con vào khoảng 1%.
  • Mẹ bị viêm gan B ở 3 tháng giữa thai kỳ thì nguy cơ em bé bị nhiễm bệnh là khoảng 10%.
  • Mẹ bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ lây nhiễm sẽ lên tới 60 – 70%.

Nguy cơ đối diện với các vấn đề sức khỏe liên quan

Nguy cơ đối diện với các vấn đề sức khỏe liên quan 1

Trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B mà không hề hay biết nên không có biện pháp can thiệp phù hợp hoặc biết nhưng không áp dụng phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao lên đến khoảng 90%. Trong số đó có khoảng 50% trẻ suy giảm chức năng gan, khiến gan bị tổn thương và tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Đặc biệt khi trưởng thành nhiều trường hợp có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan vô cùng nguy hiểm.

Mặt khác, với những mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B và phát triển nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì trẻ có nguy cơ cao bị sinh non, đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu không may mắc viêm gan B khi mang thai, mẹ bầu cần phối hợp với bác sĩ trong điều trị và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tối đa khả năng lây nhiễm virus HBV cho thai nhi.

Phụ nữ đang trong quá trình điều trị kháng virus mà phát hiện có thai cần trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về những lợi ích và yếu tố rủi ro của việc tiếp tục điều trị. Căn cứ vào tình hình thực tế, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

Làm thế nào để tránh lây nhiễm viêm gan B cho bé?

Để có thể làm giảm nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, mẹ bầu cần áp dụng các phương pháp giúp ngăn ngừa sự phát triển và tăng sinh của HBV trong cơ thể.

Giai đoạn mang thai

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện mình bị viêm gan B trong quá trình mang thai, bạn nên đi xét nghiệm để kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu để có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Trường hợp nồng độ vius ở trong ngưỡng cho phép: Mẹ bầu không cần dùng thuốc, chỉ cần áp dụng các phương pháp chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
  • Trường hợp nồng độ virus cao: Mẹ bầu có thể được khuyến cáo điều trị bằng Tenofovir khá an toàn cho bà bầu và mẹ đang cho con bú. Nếu chúng không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa Telbivudine hoặc Lamivudine.

Giai đoạn mang thai 1

Với phụ nữ bị viêm gan B mạn muốn có thai thì phải ngừng thuốc Entecavir trước khi có thai trong vòng 2 tháng, sau đó chuyển sang dùng thuốc Tenofovir. Nếu bất ngờ có thai thì cũng được chỉ định sử dụng Tenofovir, vào các tháng cuối có thể chuyển sang Lamivudine.

Giai đoạn sau sinh

Thời điểm lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con chủ yếu là ở giai đoạn chuyển dạ đẻ. Vào giai đoạn này, có đến hơn 90% các trường hợp xảy ra lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con nếu không được áp dụng các biện pháp can thiệp cần thiết.

Trong quá trình mang thai, thai nhi chỉ nhận chất dinh dưỡng từ hàng rào nhau thai, máu của mẹ và thai nhi không tiếp xúc với nhau nên khả năng lây nhiễm viêm gan B là rất thấp. Chỉ tới khi chuyển dạ, cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo cũng xảy ra sự lây nhiễm.

Để bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị lây viêm gan B từ mẹ, ngay sau sinh trong vòng 24h đầu tiên, trẻ có mẹ bị viêm gan B cần tiêm phòng 2 mũi bao gồm: một mũi vắc-xin viêm gan B (liều 5 mcg) và một mũi huyết thanh kháng viêm gan B (hay còn gọi là globulin miễn dịch viêm gan B) (liều HBIG, liều 0,5 ml) để giúp cơ thể tạo miễn dịch thụ động phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan B. Mũi vắc xin hầu hết các cơ sở y tế đều có, riêng mũi huyết thanh kháng viêm gan B thì mẹ cần liên hệ bệnh viện nơi sinh xem có không hoặc đặt mua ở các đơn vị tiêm chủng như hệ thống tiêm chủng VNVC.

Giai đoạn sau sinh 1

Tốt nhất, mẹ bên cho bé tiêm phòng 2 mũi ngay sau sinh từ 11 – 12 giờ đầu và cần tiêm phòng trước 24 giờ để đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất. Sau đó, tiếp tục tiêm 3 mũi vaxin còn lại theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia. Nếu bé được tiêm chủng đầy đủ sẽ hạn chế việc lây nhiễm viêm gan B sau khi mang thai lên đến 95%.

☛ Tham khảo thêm: Lịch tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ

Chăm sóc mẹ bầu bị viêm gan B

Chăm sóc mẹ bầu bị viêm gan B 1

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, để giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus viêm gan B trong cơ thể, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe trong giai đoạn mang thai. Mẹ nên:

  • Ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi để tăng cường cung cấp các loại vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu bị viêm gan B nên ưu tiên lựa chọn bổ sung các loại rau củ có màu xanh đậm (rau cải xanh, súp lơ xanh, rau bina…) hay có màu đỏ, cam như: cà rốt, cà chua, bí đỏ,…
  • Bổ sung thêm các protein không chứa chất béo như: ức gà, thịt bò nạc, cá thu, cá hồi, các loại hạt dinh dưỡng, các loại đậu… để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu bia và các chất kích thích… gây hại đến gan. Đặc biệt là cần kiêng các món ăn nhiều đường vì nó có thể khiến gan không chuyển hóa hết được, làm tăng đường huyết, có thể dẫn đến đái tháo đường.
  • Mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần thoải mái, yêu đời, hạn chế lao động hay làm việc quá sức, ngủ đủ giấc,… để có sức khỏe tốt nhằm phòng ngừa lây nhiễm để em bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Cuối cùng, mẹ cần tuân thủ đúng chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai bị viêm gan B theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Xem chi tiết: Cách chăm sóc bà bầu bị viêm gan B

Bài viết trên đây cơ bản đã giải đáp vấn đề “Bà bầu bị viêm gan B có sao không? Có ảnh hưởng thai nhi không?”. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin này, bạn có thể hiểu và nắm rõ về những ảnh hưởng của bệnh lý này đối với sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Đồng thời có những biện pháp chăm sóc phù hợp nếu không may bị viêm gan B trong thai kỳ.

Chúc bạn sức khỏe!

]]>
https://www.viemgan.com.vn/ba-bau-bi-viem-gan-b.html/feed 0
Tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu: Nên hay Không? https://www.viemgan.com.vn/tiem-phong-viem-gan-b-cho-ba-bau.html https://www.viemgan.com.vn/tiem-phong-viem-gan-b-cho-ba-bau.html#respond Thu, 22 Jul 2021 04:01:26 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=8034 Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con khá cao trong quá trình sinh nở nên thường được khuyến cáo tiêm vắc-xin ngừa từ trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ chưa kịp tiêm phòng viêm gan B đã có thai thì sao, nếu tiêm có đảm bảo an toàn? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem liệu có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu hay không nhé!

Tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu: Nên hay Không? 1

Có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu không?

Có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu không? 1

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HBV với tỷ lệ người mắc chiếm 10 – 20% dân số nước ta. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra cac biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Đáng nói, viêm gan B và có khả năng cao lây từ mẹ sang con. Do đó, tiêm vắc-xin phòng bệnh được xem là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ cho cả mẹ và bé.

Thực tế, tiêm vắc-xin viêm gan B vẫn là lựa chọn được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai, giúp cơ thể hình thành đủ kháng thể cần thiết để phòng bệnh trong suốt thai kỳ, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Dù vậy, bà bầu vẫn có thể tiêm vắc-xin viêm gan B trong thời gian mang thai. Tuy nhiên việc tiêm phòng chỉ được thực hiện trong trường hợp mẹ âm tính HBsAg và có nguy cơ cao lây bệnh.

Lưu ý: Vắc-xin phòng viêm gan B là loại bất hoạt, không chứa vi khuẩn sống và tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi tiêm vắc-xin phòng viêm gan siêu vi B cho bà bầu cần được sự tư vấn, theo dõi của bác sĩ và nhân viên y tế.

☛ Tham khảo: Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi?

Lợi ích của tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu

Mặc dù không được khuyến khích rộng rãi nhưng việc thực hiện tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu đúng cách vẫn đem lại những lợi ích nhất định:

Bảo vệ sức khỏe cho mẹ

Bảo vệ sức khỏe cho mẹ 1
Tiêm vắc xin là cách an toàn và hiệu quả để phòng bệnh viêm gan B

Mắc viêm gan B khi mang thai không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây ra những vấn đề như sinh non, sinh con nhẹ cân, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xơ gan, ung thư gan…

Đáng nói, viêm gan B là bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ lây nhiễm cao. Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của mẹ sẽ hoạt động kém hơn nên có thể làm tăng nguy cơ lây bệnh. Vậy nên nếu mẹ có khả năng cao lây nhiễm HBV, tiêm vắc-xin viêm gan B sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe của mẹ, hạn chế rủi ro.

Giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi

Một trong những lợi ích quan trong khi tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu là tăng khả năng bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của virus HBV.

Theo đó, virus viêm gan B có thể được truyền từ mẹ sang con qua đường máu hoặc qua quá trình sinh nở. Do đó, phòng bệnh cho mẹ cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ thai nhi khỏi căn bệnh này.

Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con khi trưởng thành

Thống kê cho thấy có đến 90% trẻ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B nếu mẹ bị nhiễm bệnh khi mang thai mà không hề hay biết, hoặc cũng có thể mẹ biết nhưng không có áp dụng biện pháp phù hợp phòng ngừa lây nhiễm trong và sau sinh.

Trong số những trẻ sơ sinh mắc viêm gan B, có khoảng 50% trường hợp có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan trong tuổi trưởng thành, vô cùng nguy hiểm. Đáng nói, có tới 25% trẻ nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan khi trưởng thành.

Vì vậy, việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho bà bầu trong trường hợp cần thiết sẽ giúp hạn chế nguy cơ sức khỏe sau này cho trẻ.

☛ Tìm hiểu thêm: Cần biết về tiêm phòng vacxin viêm gan B

Thời điểm tiêm phòng viêm gan B tốt nhất cho bà bầu

Thời điểm tiêm phòng viêm gan B tốt nhất cho bà bầu 1

Như đã nói ở trên, tiêm phòng viêm gan B không được khuyến khích cho bà bầu, tuy nhiên mẹ vẫn có thể được tiêm vắc-xin trong một số trường hợp. Trước khi chủng ngừa, mẹ bầu cần nói rõ cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, căn cứ theo tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm vắc-xin cho mẹ hay không.

Thông thường, tất cả mẹ bầu đều được khuyến khích thực hiện các xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe phù hợp trước, trong và sau sinh. Nếu bà bầu có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan B và được xác định âm tính HBV thông qua xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, việc tiêm phòng viêm gan B cho phụ nữ mang thai không nên diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời điểm thích hợp nhất để tiêm ngừa cho bà bầu là từ tháng thứ tư trở đi.

☛ Đọc thêm: Tiêm viêm gan B mấy mũi là đủ?

Tiêm phòng viêm gan B khi mang thai có an toàn không?

Mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm, vấn đề an toàn của mẹ và bé lúc này luôn là ưu tiên hàng đầu. Vậy tiêm phòng viêm gan B khi mang thai có an toàn không?

Thực tế, việc tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho phụ nữ có thai chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Mặt khác, vắc-xin viêm gan B là vắc-xin bất hoạt, được điều chế từ huyết tương người khỏe mạnh có chứa kháng nguyên bề mặt của virus HBV trong môi trường vô trùng, tuân thủ tiêu chuẩn WHO nên có độ an toàn cao, không gây hại cho mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã được chứng minh an toàn và không chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ mang thai nhưng nếu không nằm trong trường hợp thực sự cần thiết thì mẹ bầu cũng không nên tiêm phòng trong giai đoạn này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B

Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B 1

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé cũng như mang đến hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, khi tiêm phòng viêm gan B mẹ bầu nên lưu ý:

  • Xét nghiệm trước khi tiêm: Trước khi tiêm ngừa viêm gan B, mẹ nên thực hiện xét nghiệm để xác định bản thân có nhiễm HBV không. Trường hợp kết quả HBsAg dương tính cho thấy mẹ đã mắc viêm gan B, việc tiêm vắc-xin lúc này sẽ không còn hiệu quả phòng bệnh.
  • Thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ: Hãy thông báo cho bác sĩ về việc bản thân đang mang thai và các vấn đề sức khỏe, bệnh lý nếu có để bác sĩ xem xét, cân nhác về việc có nên thực hiện tiêm phòng hay không.
  • Tuân thủ lịch tiêm: Để đảm bảo hiệu quả của vắc-xin, mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng được bác sĩ chỉ định, không tự ý bỏ mũi hoặc rút ngắn thời gian giữa các mũi tiêm…
  • Theo dõi sau tiêm: Một số trường hợp có thể gặp phải các phản ứng sau tiêm như suy nhược, nhức đầu, mệt mỏi, sốt… Vì vậy, sau khi tiêm phòng viêm gan B, mẹ bầu nên ở lại cơ sở tiêm thêm khoảng 30 phút để theo dõi, xử lý các bất thường kịp thời nếu có.

Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe sau tiêm chủng và có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm gan b khi mang thai nên ăn gì?

Kết luận:

Việc tiêm có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mẹ cũng như chỉ định của bác sĩ. Mặc dù vắc-xin viêm gan B không được khuyến khích cho phụ nữ có thai, tuy nhiên, trong trường hợp cần phải tiêm mẹ cũng không nên quá lo lắng, hãy tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế để có một thai kỳ khỏe mạnh.

]]>
https://www.viemgan.com.vn/tiem-phong-viem-gan-b-cho-ba-bau.html/feed 0
Mẹ bị viêm gan b nên sinh thường hay sinh mổ? https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo.html#respond Sat, 10 Jul 2021 04:10:51 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=8012 Một trong những con đường truyền nhiễm viêm gan B là lây truyền qua đường từ mẹ sang con nên rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết nên sinh thường hay sinh mổ để an toàn hơn cho bé cũng như hạn chế được nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B cho bé. Để giải đáp được thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bị viêm gan B có mang thai, sinh con được không?

Lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên nhiều chị em đang mang thai hoặc có kế hoạch sinh con thường hoang mang, lo lắng bị bệnh viêm gan B có nên mang thai và sinh con không? Theo nhận định của các chuyên gia thì phụ nữ viêm gan B hoàn toàn có thể mang thai, sinh con bình thường.

Mặc dù bệnh có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con nhưng nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì vẫn có thể an toàn, không lây truyền sang con. Nếu bạn đang mắc bệnh viêm gan B mà dự định có thai thì cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, thực hiện xét nghiệm cần thiết và hướng dẫn cụ thể.

Cơ chế lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con

Viêm gan B có 3 con đường lây nhiễm chính là: Lây qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Trong trường hợp lây từ mẹ sang con, virus viêm gan B có có thể lây truyền từ mẹ bầu sang thai nhi ở giai đoạn mang thai và trong lúc chuyển dạ sinh con.

Cơ chế lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con 1
➤ Ở giai đoạn mang thai:

Trong quá trình mang thai, thai nhi và máu của mẹ không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Thai nhi nhận dưỡng chất từ mẹ thông qua nhau thai. Trong 24 tuần đầu thai kỳ, hàng rào nhau thai rất dày nên khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là không có.

Từ tuần thứ 25 trở đi, hàng rào nhau thai sẽ mỏng dần đi và các mô liên kết cũng giảm đi đáng kể. Càng về những tuần cuối của thai kỳ, chỉ một chấn động nhẹ cũng có thể làm tổn thương đến hàng rào nhau thai. Khi nhau thai bị tổn thương thì máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm trong giai đoạn mang thai là không đáng kể.

Trong giai đoạn mang thai, nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con rất thấp, thường không quá 2%.

➤ Trong giai đoạn chuyển dạ:

Trong lúc chuyển dạ, cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám co thắt theo khiến cho máu của mẹ có thể tiếp xúc trực tiếp với máu của em bé dẫn đến nguy cơ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang em bé.

Đồng thời, trong quá trình sinh nở, em bé cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ khi chui khi tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở cụ thể là như sau:

  • Trường hợp người mẹ bầu bị viêm gan B và HBeAg dương tính (tức là virus đang hoạt động) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm.
  • Trường hợp người mẹ bầu nhiễm viêm gan B và HBeAg âm tính (virus không hoạt động) thì tỷ lệ lây nhiễm cho con là khoảng 32%.
Tóm lại, tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con trong giai đoạn chuyển dạ, sinh đẻ có thể lên tới hơn 90%.

Thông tin xem thêm: Biện pháp phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?

Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ? 1

Vì muốn con mình được khỏe mạnh, nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất nên mẹ bầu thường lo lắng để chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi sinh. Có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé.

Theo các bác sĩ chuyên gia, dù là sinh thường hay sinh mổ thì khả năng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là như nhau. Bởi vì vẫn chưa có bắng chứng xác thực nào có thể chứng minh được tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con ở phương pháp sinh thường hay sinh mổ cao hơn. Và đặc biệt, các chuyên gia cũng đã khẳng định, tỷ lệ mắc virus viêm gan B của trẻ sơ sinh không hoàn toàn không liên quan đến phương pháp sinh.

Chính vì vậy, để đưa ra lựa chọn sinh thường hay sinh mổ, thai phụ nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để xem xét về tình trạng sức khỏe và cũng dựa vào điều kiện kinh tế để được tư vấn phương pháp sinh phù hợp. Thay vì lo lắng xem mình nên lựa chọn phương pháp sinh nào để giảm tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B cho trẻ sơ sinh, thai phụ cần tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa từ trước và sau khi sinh để có đạt được hiệu quả giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh tốt nhất.

Cần làm gì để giảm tỷ lệ truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con?

Viêm gan B có thể truyền nhiễm sang con nhưng không phải lúc nào cũng có thể lây nhiễm cho con tức là thai phụ hoàn toàn có thể bảo vệ con mình trước virus viêm gan B. Tỷ lệ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con còn tùy vào từng thời điểm mắc bệnh và các biện pháp hỗ trợ điều trị, phòng chống lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số điều thai phụ bị bệnh viêm gan B cần chú ý để giảm tỷ lệ truyền virus từ mẹ sang con đến mức thấp nhất:

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định lỳ là cách tốt nhất để kiểm tra và đảm bảo tình hình sức khỏe cho mẹ bầu tốt nhất, ổn định và phù hợp để sinh con nhất. Đồng thời, thăm khám định kỳ sẽ giúp thai phụ bị viêm gan B có được những lời khuyên hữu ích nhất cho từng giai đoạn từ bác sĩ chuyên khoa.

Xét nghiệm viêm gan B trong thai kỳ

Xét nghiệm viêm gan B trong thai kỳ 1

Bên cạnh các xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cũng cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm viêm gan B theo định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời bệnh viêm gan B cho thai phụ và có phác đồ điều trị cũng như phòng chống lây nhiễm cho thai nhi phù hợp nhất.

Với những trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B từ trước khi mang thai sẽ cần phải tiến hành xét nghiệm viêm gan B để kiểm tra tình trạng hoạt động của virus viêm gan B. Xét nghiệm, kiểm tra sẽ giúp thai phụ biết được mình đang ở giai đoạn nào, virus có đang phát triển mạnh hay không.

Thai phụ dương tính với HbsAg cần tiến hành xét nghiệm HbsAg (+) để đánh giá mức độ ADN và Anti-HBe hoặc HBeAg với các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có hướng điều trị thích hợp. Nếu virus viêm gan B đang ở thể hoạt động thì thai phụ cần bắt đầu uống thuốc hỗ trợ chống lây nhiễm virus cho thai nhi và kéo dài đến sau khi sinh khoảng 1 – 2 tháng. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì người mẹ sẽ được tiêm phòng vắc xin chống virus, vắc xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiêm phòng vacxin là cách ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo Tiêm vắc- xin viêm gan B trong vòng từ 12 – 24 giờ sau sinh. Trẻ càng tiêm phòng sớm thì hiệu quả càng cao và có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Tốt nhất là trong vòng 12 giờ đầu, bé sẽ có 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày và không mang lại hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày từ khi trẻ sinh ra.

Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ 1

Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh từ sớm không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang còn mà còn giúp bảo vệ trẻ không lây nhiễm từ các thành viên khác trong gia đình thông qua các tiếp xúc trực tiếp với vết xước có chảy máu. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khoảng 90% bé nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất cao ở độ tuổi trưởng thành và trong số đó có khoảng 25% người chết vì bệnh xơ gan hay ung thư gan.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh được phân ra thành những trường hợp sau:

  • Trường hợp người mẹ có các xét nghiệm HBsAg (-) thì sau sanh bé sẽ được tiêm ngừa một mũi vacxin ngừa viêm gan B trong vòng từ 12 – 24 giờ sau sinh.
  • Trường hợp người mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), tỷ lệ nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%. Khi đó, bé cần tiêm một mũi vacxin ngừa viêm gan B và một mũi Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). 2 mũi tiêm này cần nằm ở 2 bắp tay để ngăn chặn hiện tượng trung hòa kháng thể, dẫn đến việc cả vacxin viêm gan B và kháng thể Globulin đều không phát huy được tác dụng vốn có.
  • Trường hợp người mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg(+) , tỷ lệ nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con có thể cao đến 90%. Để giảm tỷ lệ lây nhiễm, trẻ sẽ được tiêm hai liều vacxin ngừa viêm gan B và một mũi Globulin.
Tóm lại, trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ có mẹ bị bệnh viêm gan B cần tiêm 2 loại đó là vacxin viêm gan B và kháng thể Globulin để giảm tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B đến mức thấp nhất.

Xem chi tiết: Tiêm vaccxin phòng viêm gan B cho trẻ mấy mũi? Phác đồ tiêm chủng?

Chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học

Mẹ bầu bị viêm gan B nên thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để giúp cho gan hoạt động tốt hơn, giảm áp lực lên gan. Đầu tiên, xây dựng thực đơn khoa học, cân bằng dưỡng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, cơ thể khỏe mạnh từ đó có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Mẹ bầu nên bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe thông qua các loại rau của quả tươi.

Chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học 1

Nếu bổ sung những loại thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến cho gan phải làm việc hết công suất và khiến cho gan bị tổn thương nặng nề hơn. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tránh bổ sung những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình và thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu cũng không nên sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe để hỗ trợ trao đổi chất và giúp thải độc cho cơ thể. Các bài tập mẹ bầu có thể tham khảo bao gồm: đi bộ, yoga, thiền…

Đặc biệt, thường xuyên luyện tập yoga trong thời gian mang thai sẽ giúp thai phụ và thai nhi khỏe mạnh và đồng thời tăng sự gắn kết, thân thiết giữa mẹ và bé. Đặc biệt, yoga còn giúp hạn chế tình trạng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân cho bà bầu bị viêm gan B.

Mong rằng những thông tin giải đáp của chúng tôi trong bài viết trên đây đã giải đáp được khúc mắc của thai phụ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên, để có được sự chỉ định chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt hơn và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, tránh phát sinh những điều ngoài ý muốn. Có bất kỳ thắc mắc gì mời bạn đọc liên hệ hotline miễn cước 1800.1190 (giờ hành chính) để được giải đáp sớm nhất.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo.html/feed 0