Chuyên trang Viêm gan virus & Xơ gan https://www.viemgan.com.vn Trang cộng đồng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi viêm gan virus b & xơ gan Fri, 29 Nov 2024 05:10:13 +0700 vi hourly 1 Bệnh xơ gan cổ trướng là gì – Những điều bạn cần biết https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html#respond Wed, 20 Nov 2024 03:48:20 +0000 https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html Bệnh xơ gan cổ trướng là khi lá gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, đã vào những giải đoạn cuối và không còn khả năng tự phục hồi. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này, bài viết này sẽ là những gì quan trọng nhất bạn cần biết.

Bệnh xơ gan cổ trướng là gì - Những điều bạn cần biết 1

 

Thế nào là xơ gan cổ trướng?

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan, ở giai đoạn này chức năng gan của người bệnh bị suy giảm kiệt quệ, các tế bào, mô gan bị tổn thương gần hết, không còn khả năng phục hồi.

Khi bị xơ gan cổ trướng, bụng của người bệnh sẽ phình to do dịch bị ứ đọng lại giữa lá thành và tạng (tràn dịch màng bụng). Hiện tượng này có thể giải thích như sau: Ở người bình thường, khoang bụng chỉ chứa một lượng dịch nhỏ để bôi trơn nhưng với những người bị xơ gan, các mô xơ làm gan bị suy yếu, khiến tăng áp lực trong các mạch, dẫn đến việc dịch bị đẩy vào ổ bụng. Lượng dịch vượt quá mức cho phép làm bụng bệnh nhân phình to ra, da bụng nổi nhiều mạch máu, gây cảm giác nặng nề, mệt mỏi, đau đớn.

Thế nào là xơ gan cổ trướng? 1

Nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ trướng

Tình trạng xơ gan cổ trướng có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Virus gây viêm gan mãn tính: Người bệnh bị viêm gan B và C nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sẽ dẫn đến xơ gan, bệnh kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan cổ trướng. Đây là biến chứng nghiêm trọng của xơ gan, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
  • Uống nhiều bia rượu: Uống nhiều bia rượu ảnh hưởng xấu đến gan, làm giảm chức năng gan, người uống rượu thường không chú trọng đến việc bảo vệ gan nên rất dễ mắc xơ gan cổ trướng
  • Nhiễm hóa chất độc hại: Nếu cơ thể bị nhiễm các chất độc hại như thạch tín, asen,..  chức năng giải độc của gan sẽ suy giảm dẫn đến xơ gan. Ngoài ra những hóa chất này cũng là tác nhân khiến các bệnh về gan tiến triển nhanh hơn, tăng nguy cơ tử vong.
  • Lạm dụng thuốc: Việc thường xuyên sử dụng sai cách một số loại thuốc như Oxyphenisatin, Methotrexate Methyl… cũng có thể khiến gan bị tổn thương, gây xơ gan và lâu dần có thể tiến triển thành xơ gan cổ trướng.
  • Các yếu tố khác: Một số yếu tố như gan nhiễm mỡ, viêm đường mật, viêm gan tự miễn hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như Wilson, Hemochromatosis… cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy xơ gan tiến triển.

Triệu chứng xơ gan cổ trướng điển hình

Bụng phình to (cổ trướng): Các tế bào gan xơ hóa khiến gan không thể thực hiện chức năng lọc máu và tổng hợp protein hiệu quả. Điều này khiến áp lực trong mao mạch tăng lên nhưng áp lực thẩm thấu lại giảm, dẫn đến việc nước và các chất khác bị đẩy ra khỏi lòng mạch. Những chất này sau đó ứ lại trong khoảng màng bụng, khiến bụng của người bệnh phình to, các mạch máu ở hai bên mạn sườn và vùng da bụng cũng nổi rõ. Lượng dịch tích tụ càng nhiều thì áp lực lên vùng bụng của bệnh nhân càng lớn, gây cảm giác nặng nề và đau đớn.

Da và mắt có màu vàng: Thông thường, khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ, chúng sẽ giải phóng ra hợp chất bilirubin. Sau đó hợp chất này sẽ được gan xử lý, loại bỏ qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, với các trường hợp xơ gan cổ trướng, khả năng hoạt động của gan bị suy giảm, điều này khiến bilirubin không được loại bỏ hiệu quả, dẫn đến tình trạng tích tụ bilirubin. Đây chính là thủ phạm khiến da và kết mạc mắt của người bệnh chuyển sang màu vàng.

Triệu chứng xơ gan cổ trướng điển hình 1

Phù nề: Phù nề cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh xơ gan cổ trướng. Ban đầu, bệnh nhân có thể chỉ trải qua tình trạng phù ở hai chân. Tuy nhiên, với sự suy giảm chức năng gan ngày càng tăng lên, hiện tượng phù này có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể.

Xuất huyết tiêu hóa: Với các trường hợp xơ gan cổ trướng, nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa thường là do tăng áp lực tại cửa tĩnh mạch, dẫn đến sự mở rộng của các mạch máu lớn trong thực quản hoặc dạ dày. Khi những mạch máu này ngày càng mở rộng, áp lực bên trong tăng cao, có khả năng gây vỡ thành mạch, gây hiện tượng chảy máu trong hệ thống tiêu hóa. Thông thường, có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân màu đen (hắc ín).

Một số dấu hiệu khác: Người bệnh xơ gan cổ trướng cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy nhược, sút cân không chủ đích, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, suy thận, tiểu ít, niêm mạc lưỡi và môi nhợt nhạt, xuất hiện các vết bầm tím dưới da….

☛ Nên xem: Các triệu chứng bệnh xơ gan

Sự nguy hiểm của xơ gan cổ trướng

Khi bị xơ gan cổ trướng, các tế bào và mô gan hầu như đã bị tổn thương hết, không còn khả năng hồi phục dẫn tới chức năng gan bị suy giảm trầm trọng. Vì vậy mức độ nguy hiểm là rất cao, một số biến chứng có thể đi kèm:

  • Ung thư gan: Là biến chứng nguy hiểm của bệnh, có tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, có tới 80% số ca bệnh ung thư gan khởi phát từ tình trạng xơ gan.
  • Não gan: Sự xuất hiện của ác mô xơ trong gan làm giảm khả năng loại bỏ độc tố, dẫn đến sự tích tụ chất độc trong máu. Chúng sẽ tấn công tế bào não, và gây ra chứng rối loạn tri giác, tình trạng hôn mê, thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong.
  • Nhiễm trùng dịch cổ trướng: Gan suy yếu làm giảm sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dịch cổ trướng và ổ bụng. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp phải tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng máu…
  • Suy thận: Khi gan xơ hóa nặng, áp lực tĩnh mạch cửa tăng, làm giảm lưu lượng máu đến thận và gây suy thận. Triệu chứng bao gồm lượng nước tiểu tăng, sưng mặt, sưng chân, đau ở vùng lưng và mệt mỏi.

Chẩn đoán xơ gan cổ trướng bằng cách nào?

Chẩn đoán xơ gan cổ trướng bằng cách nào? 1

Để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bênh lý. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn. Ở đây bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cắt lớp (chụp CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sinh thiết gan.

Việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như loại trừ các nguyên nhân khác có thể dẫn tới xơ gan.

Phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng

Như đã nói ở trên, xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan với những tổn thương không thể phục hồi. Các phương pháp điều trị trong giai đoạn này chủ yếu giúp bệnh nhân giảm đau và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Tùy trường hợp cụ thể, xơ gan cổ trướng có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau như:

Giảm muối trong chế độ ăn

Đây là phương pháp kết hợp điều trị nhưng rất quan trọng với người bệnh xơ gan cổ trướng. Theo đó, người bệnh chỉ nên tiêu thụ 4 – 5 gam muối mỗi ngày (tương đương 2.000 mg natri) hoặc ít hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng chất thay thế muối không chứa kali, vì nồng độ kali có thể tăng khi sử dụng một số loại thuốc điều trị cổ trướng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để chọn lựa chất thay thế muối an toàn, phù hợp.

Sử dụng thuốc lợi tiểu

Sử dụng thuốc lợi tiểu 1

Để loại bỏ bớt lượng dịch tích tụ do xơ gan cổ trướng, thường bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu như spironolactone (Aldactone) hoặc furosemide (Lasix). Liều lượng cụ thể sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc sử dụng những viên thuốc này có thể tạo ra vấn đề về cân bằng điện giải trong máu, bao gồm nồng độ natri và kali. Do đó, cần thực hiện kiểm tra máu đều đặn để theo dõi tình hình. Đồng thời, hiệu quả của thuốc chỉ đảm bảo khi kết hợp với việc giữ lượng muối tiêu thụ trong giới hạn.

Chọc hút dịch cổ trướng

Khi thuốc và chế độ ăn hạn chế muối không đủ để kiểm soát sự tích tụ chất lỏng, bệnh nhân có thể cần thực hiện việc chọc hút dịch cổ trướng loại bỏ lượng lớn chất lỏng trong ổ bụng.

Ngoài ra, với những ca bệnh khó, bác sĩ cũng có thể áp dụng phương pháp khác đặt ống dẫn lưu trong gan (gọi là TIPS) để ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng quá mức.

Ứng dụng tế bào gốc

Đây được xem là phương pháp tiên tiến nhất trong việc cải thiện xơ gan cổ trướng. Với phương pháp này, các tế bào gốc sẽ được tách chiết từ tủy xương khỏe mạnh sau đó được nuôi cấy ngoại vi và cuối cùng chúng sẽ được truyền trở lạnh vào cơ thể qua động mạch gan.

Những tế bào gốc này không chỉ ngăn chặn quá trình xơ hóa, giảm viêm mà còn tăng cường mạch máu để nuôi dưỡng gan. Điều này giúp hỗ trợ khôi phục tế bào gan hư tổn, đồng thời một phần của tế bào gốc có thể biệt hóa thành tế bào gan lành. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí khá cao, không phải tất cả bệnh nhân đều có khả năng thực hiện.

Cấy ghép gan

Trường hợp gan bị tổn thương nặng nề, mất đi hoàn toàn vai trò của mình và không thể cứu vãn, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật cấy ghép gan để cải thiện sức khỏe và bảo toàn tính mạng. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này sẽ có mức chi phí cao, đồng thời người bệnh cũng dễ gặp khó khăn do nguồn tạng khan hiếm.

Giải đáp nhanh về xơ gan cổ trướng

Giải đáp nhanh về xơ gan cổ trướng 1

Dưới đây là thông tin giải đáp một số thắc mắc về tình trạng xơ gan cổ trướng:

Xơ gan cổ trướng có phải ung thư không?

Xơ gan cổ trướng không phải là ung thư. Tuy nhiên, những người mắc bệnh xơ gan cổ trướng, đặc biệt là các trường hợp có liên quan đến viêm gan virus B, C nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan.

Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?

Nếu đã được chẩn đoán là xơ gan cổ trướng thì bệnh lý đã vào giai cuối. Tính theo mức trung bình thì người bệnh có thể sống được từ 1 – 3 năm.

Xơ gan cổ trướng có lây không?

Thực tế bệnh xơ gan cổ trướng không lây từ người sang người, tuy nhiên nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng lại có thể là yếu tố lây nhiễm. Theo đó, các trường hợp bị xơ gan cổ trướng do nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C, người bệnh có thể lây nhiễm virus cho người khác qua đường sinh hoạt tình dục, đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con.

Xơ gan cổ trướng ăn gì, kiêng gì?

Xơ gan cổ trướng ăn gì, kiêng gì? 1

Với người bệnh xơ gan cổ trướng, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong chế độ ăn hàng ngày, bệnh nhân nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời nên duy trì chế độ ăn nhạt, tránh ăn các thực phẩm nêm nếm quá nhiều muối và gia vị.

Mặt khác, người bệnh xơ gan cũng không nên ăn các thực phẩm có tính nóng, chứa nhiều đường hoặc các món ăn có nhiều chất béo… tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Hãy luôn tuân thủ nguyên tắc ăn chín – uống sôi, ưu tiên các loại thực phẩm tươi sống và không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản.

☛ Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan

Chữa xơ gan cổ trướng ở đâu?

Để đảm bảo an toàn, sức khỏe, người bệnh nên đến khám và điều trị xơ gan cổ trướng ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn như: BV Bạch Mai, BV Trung ương Quân đội 108, BV Đại học Y Hà Nội, BV Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh….

☛ Xem chi tiết: Top địa chỉ khám bệnh gan tin cậy

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết nhất về xơ gan cổ trướng. Nếu có thắc mắc về bệnh gan hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn 091257119018001190 (miễn cước) để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17819-liver-failure

 

]]>
https://www.viemgan.com.vn/benh-xo-gan-co-truong-nhung-dieu-can-biet.html/feed 0
[Tham khảo] Bài thuốc đông y trị xơ gan cổ trướng https://www.viemgan.com.vn/dong-y-tri-xo-gan-co-truong.html https://www.viemgan.com.vn/dong-y-tri-xo-gan-co-truong.html#respond Wed, 10 Jul 2024 03:31:34 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=14031 Khi xơ gan chuyển biến sang giai đoạn cổ trướng, các tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, lá gan hầu như bị mất hoàn toàn chức năng giải độc. Nếu không chữa trị kịp thời gây ảnh hưởng tới tính mạng. Nhiều bệnh nhân tìm đến phương pháp đông y trị xơ gan cổ trướng. Cùng tìm hiểu về cách trị bệnh bằng phương pháp này ngay bài viết sau đây nhé.

[Tham khảo] Bài thuốc đông y trị xơ gan cổ trướng 1

Xơ gan cổ trướng theo quan niệm đông y

Gan là cơ quan nội tạng lớn có chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể như thanh lọc độc tố, chuyển hóa thức ăn, dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau nhằm nuôi cơ thể. Tuy nhiên, do các bệnh lý về gan, thói quen rượu bia nhiều… không được cải thiện kịp thời dẫn tới xơ gan cổ trướng.

Xơ gan cổ trướng theo quan niệm đông y 1

Theo đông y, “cổ” và “trướng” là hai chứng trạng ở 2 mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi ở thể “trướng” là mức độ nhẹ hơn, nặng dần lên thành “cổ trướng”. Cổ trướng là chứng bệnh khó chữa, phúc tạp và được xếp vào tứ chứng nan y của đông y. Nguyên nhân là do nội thương thất tình, ăn uống thực tích, lao lực quá sức và các chứng bệnh của hoàng đản, triệt ngược gây ra.

Bệnh được chia ra thành các thể như sau:

  • Khí cổ
  • Thủy cổ
  • Huyết cổ
  • Cổ trướng
  • Nhiệt trướng
  • Tỳ hư cổ trướng
  • Tỳ thận hư cổ trướng
  • Hàn trướng.

Tùy theo mỗi thể bệnh mà có bài thuốc trị bệnh phù hợp.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh xơ gan có chữa được không?

Bài thuốc đông y trị xơ gan cổ trướng

1. Thể khí cổ

1. Thể khí cổ 1

Dấu hiệu: Người xơ gan cổ trướng ở thể này có các dấu hiệu: bụng phệ, da bụng dày, ngực bụng đầy trướng, ngực tức sườn đau, thường ợ hơi, hay trung tiện. Tinh thần của bệnh nhân ảm đạm, u uất, hay bực tức, kém ăn.

Điều trị: Khoan trung hạ khí lợi niệu.

Bài thuốc trị bệnh: Khoan trung thang

  • Mộc hương quảng 6g
  • Đậu khấu nhân  8g
  • Thanh bì 10g
  • Trần bì 12g
  • Đại phúc bì 12g
  • Binh lang 16g
  • Hậu phác 16g
  • Uất kim 16g
  • Trạch tả 16g.

Cách thực hiện:

  • Hậu phác cạo bỏ vỏ.
  • Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 1600ml nước, sau đó lọc bỏ bã lấy 250ml nước.
  • Mộc hương quảng thuốc sắc 20ml mài tan hết, sau đó cho vào thuốc sắc quấy cho đều.
  • Chia thuốc làm 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần, uống khi còn ấm.

2. Thể thuỷ cổ

Dấu hiệu: Bệnh nhân bị bụng trướng to bè ra hai bên, da bụng bị mỏng và có màu sáng, khi ấn lõm xuống. Ăn uống kém, sắc mặt vàng úa, lưỡi bệu nhớt, chân tay gầy…

Điều trị: Công trục thuỷ khí.

Bài thuốc trị bệnh: Vũ công tán

  • Hắc sửu 32g
  • Tiểu hồi hương 8g
  • Quảng mộc hương 6g.

Cách thực hiện:

  • Hắc sửu và tiểu hồi hương đem sắc với 800ml nước, sau đó lọc bỏ bã lấy 150ml.
  • Mộc hương quảng sắc 40ml mài tan hết rồi trộn lẫn quấy đều.
  • Chia đều làm 4 lần uống, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần, uống khi còn ấm.

3. Thể huyết cổ

Dấu hiệu: Người bệnh gặp phải triệu chứng bụng trướng to, da bụng nổi gân hơi tía hoặc màu xanh, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt xanh sạm, chân tay và mặt gầy, đi đại tiện phân màu đen, có mùi thối khắm. Mạch trầm tế.

Điều trị: Thông huyết trục ứ hành khí.

Bài thuốc trị bệnh: Đương quy hoạt huyết

  • Đào nhân 12g
  • Phục linh 12g
  • Đương quy 12g
  • Xích thược dược 10g
  • Sinh địa hoàng 16g
  • Quế tâm 6g
  • Hồng hoa 4g
  • Chỉ xác 8g
  • Sài hồ 8g
  • Cam thảo 4g
  • Bào khương 2g.

Cách thực hiện:

  • Xích thược đem tẩm rượu, sinh địa hoàng tẩm rượu, đào nhân bỏ vỏ.
  • Các vị trên đem sắc với 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml.
  • Uống khi còn ấm, chia đều làm 4 lần, ngày uống 3 lần còn tối uống 1 lần.

4. Thể cổ trướng

4. Thể cổ trướng 1

Dấu hiệu: Bụng bệnh nhân to như trống kèm trướng đau, môi đỏ, mặt hốc hác, mắt lờ đờ và nhợt nhạt, thích ăn đồ ăn béo ngọt…

Điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí trục thủy.

Bài thuốc trị bệnh: Tiêu cổ thang

  • Trần bì 6g
  • Thanh bì 6g
  • Chỉ xác 6g
  • Sinh khương 6g
  • Tử tô 6g
  • Sa nhân 6g
  • Tất trừng già 6g
  • uan quế 4g
  • Cam thảo 4g
  • Bạch đậu khấu 4g
  • Nhục đậu khấu 4g
  • Mộc hương quảng 2g
  • La bạc tử 10g
  • Tam lăng 12g
  • Nga truật 12g
  • Bán hạ 12g
  • Binh lang 12g
  • Đại táo 12g.

Cách thực hiện:

  • Đại táo xé ra.
  • Đem các vị thuốc sắc với 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml.
  • Mộc hương quảng thuốc sắc 20ml mài tan hoà đều với thuốc sắc.
  • Chia đều làm 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần, uống khi thuốc còn ấm.

5. Thể nhiệt trướng

Dấu hiệu: Bụng trướng to và đau cứng, cự án, phát sốt, miệng đắng, cổ khô, tiểu tiện màu vàng thẫm, sẻn…

Điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp.

Bài thuốc chữa bệnh: Trung mãn phân tiêu thang

  • Trạch tả 12g
  • Bán hạ 12g
  • Phục linh 12g
  • Bạch truật 12g
  • Hậu phác 12g
  • Hoàng liên 12g
  • Hoàng cầm 16g
  • Chỉ xác 10g
  • Nhân sâm 4g
  • Trư linh 10g,
  • Cam thảo 4g,
  • Can khương 2g.

Cách thực hiện:

  • Hậu phác cạo bỏ vỏ, bán hạ chế, cam thảo chích.
  • Đem các vị thuốc sắc cùng 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml nước thuốc.
  • Chia đều làm 5 lần, ban ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

6. Thể tỳ hư cổ trướng

Dấu hiệu: Bụng trướng, ấn có khi mềm khi căng, thiện án, bụng sôi, sắc mặt vàng kéo, giọng nói nhỏ yếu, hơi thở ngắn, đi đại tiện lỏng. Mạch trầm tế.

Điều trị: Trợ dương kiện tỳ, lợi thủy.

Bài thuốc trị bệnh: Thực tỳ ẩm

  • Bạch truật 16g
  • Mộc qua 16g
  • Phục linh 16g
  • Hậu phác 16g
  • Đại phúc bì 12g
  • Thảo quả nhân 8g
  • Mộc hương quảng 4g
  • Hắc phụ tử 8g
  • Bào khương 4g
  • Cam thảo 6g.

Cách thực hiện:

  • Hậu phác cạo bỏ vỏ.
  • Đem tất cả vị thuốc cho vào ấm sắc cùng 1700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml nước thuốc.
  • Mộc hương quảng thuốc sắc 30ml mài tan hoà lẫn với thuốc sắc.
  • Chia làm 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

7. Thể tỳ thận hư cổ trướng

7. Thể tỳ thận hư cổ trướng 1

Dấu hiệu: Bụng đầy trướng, ấm ách khó chịu, ăn uống kém, hoa mắt, ù tai, đau lưng, mỏi gối, di tinh, ra mồ hôi…

Điều trị: Ôn bổ tỳ thận dương.

Bài thuốc chữa bệnh: Phụ tử lý trung thang

  • Nhân sâm 8g
  • Can khương 12g
  • Cam thảo 12g
  • Bạch truật 12g
  • Hắc phụ tử 10g.

Cách thực hiện:

  • Cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng 1500ml nước, sắc bỏ lã lấy 200ml nước thuốc.
  • Uống khi còn ấm, chia làm 5 lần, ban ngày dùng 4 lần, tối 1 lần.

8. Thể hàn trướng

Dấu hiệu: Người bệnh bị bụng trướng, ậm ạch, đau vùng hạ vị, khi chườm nóng thì đỡ đau hơn, đại tiện phân nát và lỏng. Mạch trầm trì vô lực.

Điều trị: Ôn trung tán hàn.

Bài thuốc trị bệnh: Lý trung gia ô dược chỉ thực thang:

  • Nhân sâm 8g
  • Bạch truật 32g
  • Cam thảo 12g
  • Can khương 12g
  • Ô dược 12g
  • Chỉ thực 12g.

Cách thực hiện:

  • Chỉ thực nướng.
  • Tất cả vị thuốc trên sắc với 1500ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml.
  • Uống khi còn ấm, chia làm 5 lần, tối uống 1 lần, ban ngày uống 4 lần.

☛ Tham khảo thêm tại: 8 cây thuốc quý chữa xơ gan cổ trướng nên biết

Ưu – nhược điểm chữa xơ gan cổ trướng bằng đông y

Ưu - nhược điểm chữa xơ gan cổ trướng bằng đông y 1

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định. Sau đây là những ưu, nhược điểm khi chữa xơ gan cổ trướng bằng đông y:

Ưu điểm

  • Ít tác dụng phụ: Các bài thuốc đông y dùng các thảo dược tự nhiên nên ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng như thuốc tây.
  • Điều trị toàn diện: Đông y chữa trị không chỉ tập trung vào triệu chứng mà còn chú trọng cân bằng tổng thể cơ thể, cải thiện sức khỏe chung.
  • Tăng cường chức năng gan: Một số thảo dược có tác dụng tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan khỏi tổn thương và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào gan.
  • Giảm triệu chứng: Đông y có thể giúp giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu và giảm triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng…

Nhược điểm

  • Hiệu quả không đồng nhất: Hiệu quả mang lại có thể khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng của từng người. Một số có thể thấy cải thiện rõ rệt nhưng có người lại không thấy thay đổi nhiều.
  • Thời gian điều trị dài: Điều trị bằng Đông y thường kéo dài và cần sự kiên nhẫn. Kết quả không phải lúc nào cũng thấy ngay lập tức.
  • Thiếu bằng chứng khoa học: Một số phương pháp và bài thuốc Đông y chưa được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả rõ ràng qua các nghiên cứu khoa học hiện đại.
  • Nguy cơ sử dụng sai cách: Nếu không có hướng dẫn đúng từ các chuyên gia Đông y, việc tự ý sử dụng các bài thuốc có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Không thay thế được hoàn toàn Tây y: Trong những trường hợp xơ gan cổ trướng nặng, phương pháp Đông y chỉ nên được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị Tây y hiện đại.

Lời khuyên chữa xơ gan cổ trướng bằng đông y

Lời khuyên chữa xơ gan cổ trướng bằng đông y 1

Cho tới nay không có thuốc điều trị đặc hiệu xơ gan nhưng vẫn có thể cầm chân căn bệnh nếu được điều trị bài bản bằng thuốc bảo vệ nhu mô gan, tăng sức đề kháng… từ các thầy thuốc có kinh nghiệm về bệnh gan mật. Bệnh nhân đừng quá tin tưởng vào các lời đồn hay thuốc “gia truyền” để rồi tiền mất tật mang. Trước khi áp dụng phương pháp xơ gan cổ trướng để chữa xơ gan cổ trướng, bạn cần:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia đông y có uy tín.
  • Kết hợp điều trị đông y với các phương pháp tây y dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên môn.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, điều trị phương pháp điều trị kịp thời phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.

☛ Tham khảo thêm tại: Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?

Đông y có thể sử dụng điều trị xơ gan cổ trướng như một phương pháp hỗ trợ, không nên thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị hiện đại. Trước khi áp dụng một liệu pháp đông y nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/dong-y-tri-xo-gan-co-truong.html/feed 0
TOP 8 cây thuốc quý chữa xơ gan cổ trướng nên biết! https://www.viemgan.com.vn/cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong-bang-thuoc-nam.html https://www.viemgan.com.vn/cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong-bang-thuoc-nam.html#respond Wed, 15 May 2024 14:52:28 +0000 https://www.viemgan.com.vn/cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong-bang-thuoc-nam.html Sử dụng cây thuốc trong điều trị xơ gan cổ trướng được rất nhiều người bệnh áp dụng. Các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên có ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ và khá dễ kiếm. Cùng khám phá những cây thuốc quý có công dụng trong chữa xơ gan cổ trướng ngay sau đây nhé.

TOP 8 cây thuốc quý chữa xơ gan cổ trướng nên biết! 1

Có nên dùng cây thuốc chữa xơ gan cổ trướng?

Phần lớn bệnh nhân phát hiện xơ gan khi đã chuyển sang giai đoạn cổ trướng (xơ gan mất bù). Chức năng gan khi này đã không còn khả năng bù trừ. Nếu không có biện pháp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biến chứng, chức năng gan suy giảm trầm trọng ảnh hưởng tính mạng của bệnh nhân.

Có nhiều phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng, sử dụng bài thuốc từ cây thuốc trong tự nhiên được nhiều người áp dụng nhằm cải thiện chức năng gan tốt hơn. Các bài thuốc nam với nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên có ưu điểm an toàn, lành tính, dễ kiếm và chi phí thấp. Khi áp dụng theo công thức dân gian giúp triệu chứng của xơ gan cổ trướng được cải thiện ít nhiều, chức năng gan được củng cố.

Tuy nhiên, việc dùng cây thuốc trong chữa bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng bệnh nhân. Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn loại thảo dược phù hợp với mình.

Có nên dùng cây thuốc chữa xơ gan cổ trướng? 1

Bên cạnh những ưu điểm mang lại, phương pháp trị xơ gan cổ trướng này cũng có một số nhược điểm nhất định. Các công thức là từ kinh nghiệm dân gian nên hiệu quả mang lại sẽ không ổn định, cần thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, phần lớn bệnh nhân không đủ kiên trì để thực hiện hết liệu trình. Thời gian phát huy công dụng của các bài thuốc thậm chí có thể kéo dài tới vài tháng, kết quả không quá đáng kể.

Do đó, để điều trị xơ gan cổ trướng mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp bên cạnh áp dụng cây thuốc. Đồng thời, thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt sự tiến triển của xơ gan cổ trướng, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhằm ngăn chặn, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng con người.

☛ Tham khảo thêm tại: Xơ gan cổ trướng có chữa được không?

8 cây thuốc quý chữa xơ gan cổ trướng

Những cây thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn và lành tính cho người sử dụng. Khi áp dụng các công thức theo kinh nghiệm dân gian sẽ giúp triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể. Bạn có thể tìm hiểu một số cây thuốc chữa xơ gan cổ trướng ngay dưới đây:

1. Cây dứa dại

1. Cây dứa dại 1

Theo đông y, cây dứa dại có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, cải thiện chức năng gan khá hiệu quả. Do đó, chúng thường xuất hiện trong các bài thuốc cải thiện gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, xơ gan cổ trướng…

Cách dùng dứa dại trong điều trị xơ gan cổ trướng như sau:

  • Chuẩn bị rễ cây dứa dại khô (30 – 40g), rễ cây cỏ xước (20 – 30g), cỏ lưỡi mèo (20 – 30g).
  • Cho các nguyên liệu vào ấm đun với 1 lít nước để sắc nước uống trong ngày.
  • Đun sôi cho tới khi dược chất hòa tan vào nước thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước dùng uống hết trong ngày.

Kiên trì sử dụng bài thuốc nam trên giúp người bệnh giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

2. Cây bán chi liên

2. Cây bán chi liên 1

Nếu bị xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc từ cây bán chi liên. Nhờ công dụng xổ tiêu mà bán chi liên có thể hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của xơ gan cổ trướng. Áp dụng đúng cách bài thuốc còn giúp đài thải tốt các độc tố tích trữ trong cơ thể, kiểm soát tốt hàm lượng nước tồn đọng ở bụng của người bệnh.

Những trường hợp bệnh nhẹ, sử dụng cây thuốc bán chi liên giúp gan phục hồi đáng kể, cải thiện chức năng gan. Người bệnh cần kiên trì áp dụng với hướng dẫn dưới đây để mang lại hiệu quả cao nhất nhé.

  • Chuẩn bị bán chi liên 20g, cây xạ đen 30g, cà gai leo 30g.
  • Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho các vị thuốc vào ấm đun với 1 lít nước trên lửa lớn cho tới khi cô đặc còn 300ml thì tắt bếp.
  • Bỏ bã và chia nước uống thành 3 phần và uống hết trong ngày.

Người bệnh xơ gan cổ trướng áp dụng bài thuốc trên khoảng 2 tháng nhằm cải thiện triệu chứng của bệnh lý.

3. Cây mã đề

Mã đề là cây thuốc quý xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó có xơ gan cổ trướng. Mã đề có tính mát được dùng điều trị về gan thận nhằm cải thiện chức năng gan đang bị suy giảm. Đối với người xơ gan giai đoạn đầu cũng có thể áp dụng công thức này nhằm ngăn ngừa bệnh trở nặng, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Dùng độc vị mã đề hoặc kết hợp với các thảo dược khác giúp giải độc hiệu quả, giảm tải gánh nặng cho gan.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị cây mã đề tươi 50g, cây chó đẻ 100g, bột tam thất 6g.
  • Cho các nguyên liệu trên (trừ bột tam thất) vào sắc cùng 2 lít nước.
  • Khi nước cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Chia phần nước thuốc làm 3 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày.
  • Mỗi lần uống dùng 2g bột tam thất pha cùng nước thuốc.

Cần áp dụng đúng liều lượng và duy trì trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

4. Rễ cỏ tranh

4. Rễ cỏ tranh 1

Theo y học cổ truyền, rễ có tranh có tính mát, vị ngọt giúp giải độc gan rất hiện quả. Còn y học hiện đại cũng công nhận một số công dụng của loại cây này mang đến cho bệnh nhân gan thận. Để cải thiện xơ gan cổ trướng, có thể áp dụng bài thuốc từ rễ cỏ tranh như sau:

  • Chuẩn bị rễ cỏ tranh 70g, hạt cây bông mã đề 30g, 3 vỏ quả cau, hạt đậu đen 50g.
  • Dùng chảo nóng để sao vàng hạt đậu đen.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi nước sắc khoảng 15 – 20 phút cho tới khi nước cạn còn 1/3 so với ban đầu thì tắt bếp.
  • Ngày uống 2 lần trước ăn, uống khi còn nóng.

Kiên trì áp dụng lâu dài chức năng gan dần hồi phục.

5. Cây diệp hạ châu

Diệp hạ châu hay còn có tên gọi khác là cây chó đẻ răng cưa. Đây là thảo dược với rất nhiều công dụng quý đối với gan. Diệp hạu chấu có tính mát, vị ngọt có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, tiêu độc, thông huyết, điều hòa kinh nguyệt.

Sử dụng cây thuốc này đúng cách có tác dụng đào thải độc tố, làm mát gan, giảm mỡ gan, mỡ máu, kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng các mô trong gan. Cải thiện xơ gan cổ trướng bằng diệp hạ châu mang lại kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn trong quá trình sử dụng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị diệp hạ châu tươi 300g, quả dứa dại khô 300g, bông mã đề 50g, một ít bột tam thất.
  • Cho dứa dại khô, diệp hạ châu, bông mã đề vào sắc với 2 lít nước cho tới khi còn 500ml.
  • Sau đó, chắt làm 3 phần chia uống trong ngày, mỗi lần dùng thêm 2g bột tam thất để tăng công dụng.

6. Cỏ nhọ nồi

6. Cỏ nhọ nồi 1

Theo đông y, cỏ nhỏ nồi là vị thuốc có tính mát, vị thanh mang lại nhiều công dụng như đào thải độc tố, lọc thận, hỗ trợ điều trị triệu chứng của một số bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, xơ gan cổ trướng… Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong cỏ nhọ nồi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng khá tốt với hoạt động của gan, phục hồi những tổn thương ở cơ quan này.

Để hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị cỏ nhọ nồi 30g, đương quy 15g, trạch tả 15g, nữ trinh tử 20g.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước sắc thông thường cho tới khi cạn còn 150ml thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang liên tục trong vài tháng bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

7. Cây an xoa

Bài thuốc từ cây an xoa phù hợp với bệnh nhân xơ gan cổ trướng ở mức độ nhẹ. Cây an xoa có tác dụng tiêu độc, mát gan, ức chế virus gây viêm gan B, C và ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư gan. Để cải thiện xơ gan, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị cây an xoa khô 70g, cà gai leo 30g.
  • Rửa sạch các vị thuốc rồi bỏ vào trong ấm, đổ thêm 1 lít nước đun sôi.
  • Cho nhỏ lửa, nấu tới khi lượng nươc trong ấm còn 400ml thì dừng lại.
  • Gạn phần thuốc sắc chia uống 2 – 3 lần/ngày.

Uống đều đặn cho tới khi triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt.

8. Cây cà gai leo

8. Cây cà gai leo 1

Cà gai leo là cây thuốc nam được nhiều người biết đến với công dụng chữa xơ gan cổ trướng. Theo y học cổ truyền, cà gai leo có tính ấm, vị the giúp thuyên giảm các triệu chứng liên quan tới bệnh gan, tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Y học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cà gai leo (4 công trình khoa học cấp nhà nước, 4 luận án tiến si và hơn 100 nghiên cứu) về công dụng của loại thảo dược này với bệnh lý về gan. Tất cả đều khẳng định rằng:

  • Cà gai leo có chứa hoạt chất quý glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua ức chế sự tạo thành các sợi collagen.
  • Cà gai leo có công dụng vượt trội trong ngăn chặn xơ gan tiến triển và giảm nồng đô virus viêm gan B trong máu ở những trường hợp xơ gan cổ trướng do viêm gan virus B.
  • Ngoài ra, cà gai leo còn giúp giải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan nên giúp bệnh nhân xơ gan giảm áp lực cho gan, bảo vệ các tế bào gan khỏe mạnh.

Cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy thân và rễ cà gai leo phơi phô và nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Theo các chuyên gia sức khỏe, để điều trị xơ gan cổ trướng bằng cà gai leo, sắc nước uống có thể làm tăng gánh nặng cho bệnh nhân vì tình tráng ứ nước trong bụng. Do đó, chuyên gia gan mật nhận định nên sử dụng dạng chiết toàn phần để cà gai leo  giữ được hoạt chất quý cao nhất và an toàn cho bệnh nhân.

Vượt trội hơn cả là khi cà gai leo kết hợp mật nhân giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan, giảm sự tiến triển của xơ gan vượt trội. Bên cạnh đó, nó còn  giúp tăng cường miễn dịch – Điều này rất cần thiết cho người bệnh xơ gan cổ trướng. Giải độc gan Tuệ Linh là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có sự kết hợp chuẩn hóa giữa cà gai leo và mật nhân, được nghiên cứu kỹ lưỡng và kiểm chứng lâm sàng tại các bệnh viện uy tín chứng minh công dụng làm chậm sự phát triển của xơ gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan…

Lưu ý khi dùng cây thuốc điều trị xơ gan cổ trướng

Khi áp dụng cây thuốc trong chữa xơ gan cổ trướng, bạn cần lưu ý những điểm sau đây nhé.

  • Cần sơ chế sạch sẽ cây thuốc trước khi sử dụng.
  • Cần dùng theo đúng liều lượng được bác sĩ, thầy thuốc khuyến cáo; không nên lạm dụng.
  • Xơ gan cổ trướng là thể bệnh nặng của xơ gan, không nên chỉ phụ thuộc vào điều trị bằng cây thuốc.
  • Hiệu quả thường mang lại khá chậm, cần kiên trì sử dụng mới có kết quả.
  • Tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng bất kỳ cây thuốc hay phương pháp điều trị nào. Bởi một số vị thuốc có thể gây tương tác với thuốc điều trị.
  • Kết hợp điều trị cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
  • Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng, cần ngưng ngay và nhờ sự giúp đỡ của người có chuyên môn.

☛ Tham khảo thêm tại: Xơ gan cổ trướng sống bao lâu?

Áp dụng cây thuốc trong chữa xơ gan cổ trướng được rất nhiều người bệnh quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ phương pháp chữa trị nào, cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có được lời khuyên tốt nhất.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong-bang-thuoc-nam.html/feed 0
Xơ gan cổ trướng có chữa được không? Cách điều trị thế nào? https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-co-truong-co-chua-duoc-khong.html https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-co-truong-co-chua-duoc-khong.html#respond Mon, 26 Feb 2024 08:59:02 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=10923 Xơ gan cổ trướng là giai đoạn muộn của bệnh xơ gan, điều này cho thấy bệnh gan đã tiến triển nghiêm trọng. Nhiều người cảm thấy rất hoang mang, lo lắng khi biết tình trạng bệnh của mình. Liệu xơ gan cổ trướng có chữa được không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé.

Xơ gan cổ trướng có chữa được không? Cách điều trị thế nào? 1

Xơ gan cổ trướng có chữa được không?

Xơ gan cổ trướng hay còn được gọi là xơ gan mất bù hay xơ gan giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn mạn tính nguy hiểm gây tổn thương gan và làm suy giảm chức năng gan trầm trọng. Theo thống kê, cứ 10 người có bệnh lý về gan thì có 8 người mắc xơ gan cổ trướng.

Cổ trướng là chất lỏng màu vàng, dịch cổ trướng tích tụ bên trong khoang bụng là chủ yếu. Khi gan suy giảm chức năng cộng thêm xơ hóa trong gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Từ đó, tạo áp lực đẩy dịch vào ổ bụng.

Xơ gan cổ trướng thường chỉ được phát hiện khi tình trạng bệnh rất nghiêm trọng, gan không còn khả năng phục hồi, không còn chức năng thải độc, bị xơ hóa hoàn toàn thành các mô xơ và các nốt. Ở giai đoạn này, bệnh có các dấu hiệu như trữ nước, chướng bụng, phù, dễ vỡ mạch máu, suy thân do gan không còn chức năng thải độc nên thận phải làm việc thường xuyên, dễ bị quá tải gây suy giảm chức năng thận.

Xơ gan cổ trướng có chữa được không? 1

Do đó, khi các biểu hiện của xơ gan cổ trướng xuất hiện, bệnh nhân hầu như KHÔNG còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Bởi gan đã bị xơ gan và không còn chức năng giải độc gan. Các phương pháp điều trị bệnh ở giai đoạn này chủ yếu giúp bệnh nhân giảm đau đớn, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và kéo dài tuổi thọ.

Tuy nhiên, bệnh nhân xơ gan cổ trướng cũng không nên bi quan. Bệnh vẫn có khả năng kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ tử vong bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống thuốc… Và hầu hết các trường hợp bệnh nhân sẽ đáp ứng điều trị.

Nếu không may mắc phải bệnh lý này, bạn cũng không nên lo lắng quá. Đây đúng là một bệnh lý nguy hiểm những vẫn có những liệu pháp điều trị. Điều cần làm lúc này là hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh.

Các phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng

Như đã chia sẻ ở phần trên, khi xơ gan bước vào giai đoạn cổ trướng không còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn do gan đã bị xơ hóa. Tuy nhiên, hiện nay bác sĩ vẫn áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh, duy trì sức khỏe của bệnh nhân. Nguyên tắc điều trị cần kết hợp phục hồi chức năng gan, dự phòng biến chứng bệnh, dự phòng tiến triển của bệnh.

Tùy thuộc sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân 1

Xơ gan do virus viêm gan B cần điều trị viêm gan siêu vi.

Xử lý nguyên nhân là nền tảng điều trị xơ gan cổ trướng, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Với xơ gan do rượu bia, thuốc lá: Cần cai tuyệt đối rượu bia, các chất kích thích.
  • Xơ gan do virus viêm gan B, C: Cần ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B, điều trị viêm gan siêu vi.
  • Xơ gan do suy dinh dưỡng: Cần điều chỉnh chế độ ăn uống đủ chất đạm trong bữa ăn hàng ngày.
  • Xơ gan do thừa cân, béo phì: Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý, khỏe mạnh.
  • Xơ gan do nhiễm hóa chất độc hại: Ngừng tiếp xúc với nguồn hóa chất độc hại.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc 1

Có khoảng 90% bệnh nhân xơ gan cổ trướng đáp ứng với điều trị sử dụng thuốc loại bỏ chất dịch thừa kết hợp chế độ ăn uống ít muối. Các thuốc được sử dụng cụ thể bao gồm:

  • Thuốc rối loạn đông máu: Sử dụng vitamin K trong 3 ngày, trường hợp prombin không tăng thì dừng sử dụng. Nếu có nguy cơ chảy máu thì cần truyền huyết tương.
  • Tăng đào thải mật: Cholestyramin (Questran), ursolvan
  • Albumin human: Trường hợp alibumin máu giảm còn nhỏ hơn 25g/l có phù hoặc tràn dịch các màng thì thì truyền albumin human.
  • Truyền dung dịch axit amin phân nhánh.
  • Tiêm hoặc uống vitamin nhóm B.
  • Các loại thuốc lợi tiểu: sử dụng nếu có phù hoặc cổ trướng.
  • Bệnh nhân xơ gan bị cổ trướng cần điều trị bằng: Theo dõi điện giải đồ; giảm lượng muối và nước uống; theo dõi nước tiểu và cân năng kết hợp sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Dùng thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa nếu có giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc thực quản.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu thuốc điều trị xơ gan tốt nhất hiện nay

Chọc hút dịch cổ trướng

Chọc hút dịch cổ trướng 1

Chọc hút dịch là thủ thuật được sử dụng nhằm thu thập và loại bỏ các chất dịch dự thừa nhằm xác định nguyên nhân khiến chất lỏng tích tụ. Trường hợp này được sử dụng đối với các bệnh nhân:

  • Cổ trướng nặng gây khó chịu cực độ cho người bệnh, bao gồm cả đau bụng và khó thở.
  • Không đáp ứng điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc lợi tiểu và chế độ ăn uống ít muối.

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài các phương pháp điều trị phổ biến trên, đôi khi bệnh nhân cũng cần đến các phương pháp điều trị khác như:

  • Tạo đường thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong (TIPS): Phương pháp này dùng để chuyển hướng dòng chảy của máu nhằm giảm áp lực trong hệ thống tĩnh mạch cửa của gan.
  • Ghép gan: Đây là phương pháp cuối cùng được chỉ định cho bệnh nhân trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Chi phí cho một ca ghép gan rất tốn kém, nguồn hiến tạng cũng rất hiếm, khả năng đáp ứng của cơ thể sau ghép gan là những vấn đề mà bác sĩ cũng như bệnh nhân cần cân nhắc.

Điều trị hỗ trợ

Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng bao gồm:

  • Không nên ăn quá no, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ như chiên xào, thay thế bằng các món hấp luộc.
  • Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, tránh các loại thực phẩm có chứa chất có hại làm tăng khả năng tích tụ chất độc trong cơ thể.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế dùng muối.
  • Hạn chế thực phẩm chất lỏng để ngăn ngừa sự tích lũy quá mức dịch lỏng trong cơ thể.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu phù cần giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật.
  • Kiêng hoàn toàn rượu bia, đồ uống có ga, các chất có hại cho gan.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giữ sức khỏe ổn định, tránh làm việc quá sức.
  • Không thức khuya.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Điều trị hỗ trợ 1

Người bệnh xơ gan cổ trướng trong quá trình điều trị cần tái khám thường xuyên để bác sĩ nắm bắt tình hình bệnh và hiệu quả của điều trị. Khi điều trị tích cực và hiệu quả, xơ gan vào giai đoạn ổn định thì sức khỏe của bệnh nhân cũng sẽ tốt hơn, duy trì điều trị và tái khám từ 3 – 6 tháng/lần.

☛ Xem thêm: Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?

Làm gì để theo dõi tình trạng của bệnh lý?

Tình trạng sức khỏe của người bệnh sau điều trị cần được theo dõi một cách sát sao. Cần thường xuyên đo cân nặng, kích thước bụng để theo dõi thể tích của chất lỏng. Trường hợp có sự thay đổi trọng lượng nhanh chóng có thể thấy sự mất hoặc tăng chất lỏng trong ổ bụng của bệnh nhân. Nếu phát hiện thấy cân nặng thay đổi rất nhanh, bệnh nhân cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra cụ thể.

Trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị, bệnh nhân cần phải xét nghiệm máu thường xuyên nhằm theo dõi nồng độ muối, chức năng thận. Bởi thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng tới các hoạt động của thận. Nếu mới chỉ bắt đầu sử dụng thuốc, các xét nghiệm máu cần thực hiện thường xuyện hơn cho tới khi cơ thể đã quen với loại thuốc đó.

Trên đây là bài viết của chúng tôi giải đáp cho câu hỏi xơ gan cổ trướng có chữa được không. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoắc share để chúng tôi có thể động lực chia sẻ mỗi ngày.

Nếu bạn cần thêm lời khuyên từ chuyên gia gan mật. Gọi ngay cho chúng tôi theo số: 0912571190 – 18001190 (miễn cước) . Chúng tôi sẵn sàng tư vấn.

]]>
https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-co-truong-co-chua-duoc-khong.html/feed 0
5 biến chứng nguy hiểm của xơ gan mất bù cần cảnh giác https://www.viemgan.com.vn/bien-chung-cua-xo-gan-mat-bu.html https://www.viemgan.com.vn/bien-chung-cua-xo-gan-mat-bu.html#respond Tue, 20 Feb 2024 08:13:33 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=11490 Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Khi bệnh tiến triển tới mức độ này, bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Sau đây là những biến chứng thường gặp của bệnh xơ gan mất bù, mời bạn đọc cùng theo dõi.

5 biến chứng nguy hiểm của xơ gan mất bù cần cảnh giác 1

5 biến chứng nguy hiểm của xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù (xơ gan cổ trướng) là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan mạn tính. Khi đó, các tế bào gan khỏe mạnh không thể bù trừ về chức năng cho các tế bào đã bị xơ hóa. Gan đã bị tổn thương nghiêm trọng và hầu như không có khả năng phục hồi, tái sinh các tế bào mới. Mục đích điều trị bệnh ở giai đoạn này giúp làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

1. Tiến triển thành ung thư gan

1. Tiến triển thành ung thư gan 1

Người bệnh xơ gan mất bù, đặc biệt là do nguyên nhân virus viêm gan B, C hoặc các chất độc hại tích tụ có nguy cơ tiến triển sang ung thư gan rất cao.

Ung thư gan ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu cụ thể nào. Khi bệnh đã quá nghiêm trọng, khối u phát triển lớn, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng dưới sườn phải, ăn uống không ngon miệng, nôn mửa, hay bị đi ngoài, sụt cân nhanh chóng, cơ thể không có sức lực, suy kiệt hoặc xuất huyết ổ bụng do khối u bị vỡ.

Theo số liệu thống kê, bệnh ung thư gan có số lượng bệnh nhân mắc và tử vong thuộc hàng đầu tại Việt Nam. Do đó, bệnh nhân xơ gan cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát, chẩn đoán ung thư gan 6 – 12 tháng một lần.

2. Vỡ dịch, nhiễm trùng ổ bụng

Gan giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như chức năng thanh lọc, giải độc và miễn dịch bảo vệ cho cơ thể. Bởi vậy mà khi bệnh nhân mắc xơ gan mất bù, chức năng gan dần suy yếu, không thực hiện được chức năng khử độc của mình, gan bị tổn thương nghiêm trọng sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Các ổ dịch ở trong cơ thể bệnh nhân bị sưng lên, vỡ khiến vi khuẩn lây lan sang các cơ quan khác. Tình trạng nhiễm trùng này càng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện dồn dập như hôn mê gan, suy gan thận… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, đau bụng, tăng bạch cầu, nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, nhiễm trùng dịch báng, viêm phổi… Gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức.

3. Bệnh não gan

Khi gan bị xơ hóa nặng, khả năng đào thải độc tố suy giảm, đặc biệt là những độc tố như NH3. Những độc tố này sẽ đi vào máu, lên não, tích tụ lâu ngày gây ra chứng não gan khiến bệnh nhân bị rối loạn tri giác, hôn mê và có thể gây tử vong nhanh chóng.

Chứng não gan có thể khởi phát do một số yếu tố thúc đẩy như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, cơ thể mất nước, táo bón hoặc lạm dụng sử dụng thuốc ngủ hay an thần…

4. Hội chứng gan thận

Biến chứng nguy hiểm của xơ gan mất bù không thể không nhắc tới chính là hội chứng gan thận. Theo nghiên cứu, có tới 14 – 25% tỷ lệ người bị xơ gan biến chứng thành suy thận.

Điều này xảy ra do giãn mạch làm giảm thể tích máu động mạch thận, gây ra hiện tượng co mạch thận. Bệnh nhân sẽ đi tiểu ít dần, lâu dần không thể đi tiểu được nữa. Biến chứng này thường xảy ra ở những người xơ gan mất bù, làm máu thoát ra ngoài ở khoang ổ bụng, khoang màng phổi hoặc các mô cơ. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do máu chảy ồ ạt dẫn tới kiệt sức.

5. Xuất huyết tiêu hóa

5. Xuất huyết tiêu hóa 1

Các mô xơ trong gan gây cản trở máu lưu thông qua gan, dẫn tới tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa cũng như tại các hệ nối cửa – chủ, đặc biệt gây giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị dạ dày. Khi bị giãn quá mức sẽ gây vỡ, khiến bệnh nhân nôn ra máu với lượng nhiều hoặc đi ngoài ra máu. Việc mất máu nhiều khiến người bệnh choáng váng, lảo đảo, thiếu máu cấp tính. Đây là một biến chứng nguy hiểm của xơ gan mất bù, có khả năng tử vong rất cao nếu không can thiệp kịp thời.

Biến chứng của xơ gan mất bù là rất nguy hiểm, Do đó, bệnh nhân xơ gan cần theo dõi thường xuyên, có biện pháp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm về gan. Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc có thể gây độc cho gan.

☛ Tham khảo thêm tại: Xơ gan cổ trướng có chữa được không?

Hướng dẫn điều trị xơ gan mất bù

Theo số liệu thống kê, có tới 50% người bệnh xơ gan mất bù tử vong trong năm đầu tiên. Cho tới nay y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp nào để điều trị bệnh xơ gan khỏi hoàn toàn. Hầu hết các phương pháp điều trị xơ gan giai đoạn mất bù nhằm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và kéo dài thời gian sống. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc 1

Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị xơ gan mất bù bao gồm:

  • Thuốc rối loạn đông máu: Sử dụng vitamin K trong 3 ngày, nếu thấy cải thiện thì ngừng sử dụng.
  • Thuốc tăng đào thải của mật: Cholestyramin, ursolvan
  • Albumin human: Được dùng khi nồng độ albumin trong máu của người bệnh giảm xuống thấp hơn 25g/l, có xuất hiện phù hoặc tràn dịch màng thì truyền.
  • Truyền dịch axit amin phân nhánh
  • Tiêm hoặc uống vitamin nhóm B
  • Thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa…

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ kê toa thuốc sao cho phù hợp

Điều trị cổ trướng

Bệnh nhân cần giảm lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày, dưới 2g/ngày, uống ít nước đồng thời kiểm tra cân nặng, nước tiểu, điện giải đồ từ 3 – 7 ngày/lần.

Ở những bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng mức độ nhẹ và vừa, bác sĩ kê thuốc lợi tiểu hoặc chỉ định kết hợp chọc hút dịch cổ trướng để phòng tránh biến chứng suy gan. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng thì các phương pháp điều trị hầu như không mang lại hiệu quả nữa. Bác sĩ chỉ định chọc dịch nhiều lần trong 1 tuần, kết hợp truyền albumin.

Bác sĩ cũng cân nhắc giải pháp ghép gan khi bệnh ở giai đoạn cuối. Nhưng phương pháp này cần chi phí kinh tế cao và nguồn gan tương thích khan hiếm.

Chữa xơ gan mất bù sẽ rất khó khăn, kéo dài nên bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý ổn định, luôn lạc quan. Phải nghiêm chỉnh chấp hành phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất để giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý.

Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân 1

Ngăn chặn nguyên nhân gây xơ gan có ý nghĩa rất lớn trong điều trị xơ gan mất bù giúp giảm dấu hiệu và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể như sau:

  • Nếu xơ gan do rượu bia, cần tuyệt đối không sử dụng loại đồ uống này.
  • Nguyên nhân do viêm gan virus B, C cần ức chế sự nhân lên của virus, điều trị kháng virus…
  • Nguyên nhân do thừa cân, béo phì cần có chế độ giảm cân và kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống và sinh hoạt khoa học.
  • Nguyên nhân do nhiễm độc từ hóa chất độc hại: Bệnh nhân cần ngưng tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
  • Nguyên nhân do suy dinh dưỡng thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày, sinh hoạt và ăn đủ chất, đủ bữa.

☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù

Biện pháp phòng ngừa biến chứng xơ gan phát sinh

Bệnh xơ gan đã tiến triển tới giai đoạn mất bù thì người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm bất cứ lúc nào. Để phòng ngừa một số biến chứng thường gặp của xơ gan, bạn nên thực hiện:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Cần giảm lượng muối trong thực đơn, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ.
  • Cần cải thiện, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm gan virus B bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh.
  • Thể dục thể thao hàng ngày, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Biến chứng xơ gan mất bù rất nguy hiểm, bạn cần phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng. Hi vọng bài viết trên đây giúp bạn hiều về các biến chứng của xơ gan mất bù và có biện pháp điều trị sao cho phù hợp.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/bien-chung-cua-xo-gan-mat-bu.html/feed 0
Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu? Làm gì để kéo dài tuổi thọ? https://www.viemgan.com.vn/nguoi-xo-gan-co-truong-song-duoc-bao-lau.html https://www.viemgan.com.vn/nguoi-xo-gan-co-truong-song-duoc-bao-lau.html#respond Mon, 04 Dec 2023 08:53:20 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=11534 Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, lúc này bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tính mạng. “Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?” có lẽ là thắc mắc mà nhiều người bệnh mong muốn được giải đáp. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu? Làm gì để kéo dài tuổi thọ? 1

Xơ gan cổ trướng là gì?

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan khỏe mạnh bị thay thế bằng các mô xơ khiến chức năng gan dần bị suy giảm. Hiện nay xơ gan được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát bệnh, các triệu chứng xơ gan còn khá mờ nhạt.
  • Giai đoạn 2:  Quá trình xơ hóa đã trở nên mạnh hơn, tế bào gan bị tổn thương tạo thành các mô liên kết dư thừa và lây sang các khu vực khác trong gan. Tuy nhiên, các triệu chứng chưa quá rõ rệt.
  • Giai đoạn 3: Mức độ tổn thương và xơ hóa gan đã diễn ra nhiều hơn, gây rối loạn và suy giảm chức năng gan. Độc tố bị tích tụ trong cơ thể có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, xuất hiện cổ trướng.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, các tế bào gan bị xơ hóa hoàn toàn, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng nên gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, não gan, ung thư gan…

Xơ gan cổ trướng là gì? 1

Xơ gan cổ trướng (xơ gan mất bù) là giai đoạn 3, 4 của xơ gan. ở giai đoạn này, bệnh đã diễn biến theo chiều hướng xấu, các tế bào chưa bị xơ hóa không thể bù đắp cho phần mô xơ sẹo. Lúc này, gan bị tổn thương nghiêm trọng, không còn khả năng tái sinh tế bào mới. Người bệnh có biểu hiện mất nước, phù, chướng bụng, suy giảm chức năng thận. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 10+ dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của xơ gan, các triệu chứng khi này đã rõ rệt, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Đồng thời, họ phải trải qua quá trình điều trị y khoa để tiếp tục cuộc sống. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, chảy máu cam. phù chân, suy thận… Những biến chứng nặng hơn như tiểu đường, xuất huyết tiêu hóa, não gan, ung thư gan có thể xuất hiện và dẫn tới tử vong.

Xơ gan cổ trướng sống được bao lâu? 1

Hiện nay, nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong do xơ gan chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Đối với bệnh nhân xơ gan, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, thời gian sống kéo dài từ 15 – 20 năm. Tuy nhiên, khi xơ gan đã chuyển sang cổ trướng với các biểu hiện rõ rệt, thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn khoảng 1 – 3 năm. Có khoảng 50% trường hợp xơ gan cổ trướng chỉ sống thêm 4 – 7 tháng. Nếu xơ gan cổ trướng biến chứng thành ung thư gan và di căn thì tuổi thọ bị suy giảm, thời gian sống kéo dài không quá 1 năm.

Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính khách quan. Thời gian sống của bệnh nhân xơ gan cổ trướng bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tùy thuộc vào thể trạng hiện tại, hiệu quả điều trị, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng… mà thời gian sống của người bệnh có thể kéo dài thêm. Ngoài ra, vấn đề tâm lý cũng là một yếu tố kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Đặc biệt, hiện nay phương pháp ghép gan giúp mang lại cơ hội sống cho người bệnh. Phương pháp này có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân từ 15 – 20 năm. Theo thống kê, có tới 70% người bệnh sau phẫu thuật ghép gan sống trên 5 năm. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém, chi phí cao cũng như cần tìm được nguồn thích hợp để ghép gan khó khăn. Do đó, đây là giải pháp của đại chúng.

Biện pháp tốt nhất dành cho người mắc xơ gan cổ trướng là tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện thể thao nhẹ nhàng, tâm lý lạc quan giúp cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình xơ hóa gan.

Biến chứng nguy hiểm của xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi, tái tạo tế bào mới. Người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, điển hình như:

Xuất huyết tiêu hóa: Có tới 50% người bệnh được chẩn đoán xơ gan cổ trướng gặp biến chứng xuất huyết tiêu hóa do giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch ở phình vị dạ dày.

Não gan: Đây là biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi gan mất đi chức năng của mình khiến amoniac trong máu tăng cao gây ra biến chứng cho não. Bệnh nhân dần mất đi ý thức, hành vi, suy nhược cơ thể… Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Hội chứng gan thận: Theo nghiên cứu, có 14 – 25% tỷ lệ người xơ gan biến chứng thành suy thận. Biến chứng này thường xảy ra ở người xơ gan cổ trướng, làm máu thoát ra ngoài ở khoang ổ bụng, khoang màng phổi hoặc ở các mô cơ. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do chảy máu ồ ạt dẫn tới kiệt sức.

Biến chứng nguy hiểm của xơ gan cổ trướng 1

Ung thư gan: Gan bị xơ hóa hoàn toàn, chức năng thanh lọc và thải độc không con đồng nghĩa với việc bệnh chuyển biến sang ung thư gan. Theo số liệu thống kê, bệnh ung thư gan có số người bệnh mắc và tử vong thuộc hàng đầu tại Việt Nam.

☛ Tham khảo thêm tại: Xơ gan cổ trướng có chữa được không? Cách điều trị thế nào?

Nên làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Khi xơ gan đã tiến triển tới giai đoạn cổ trướng, biện pháp tốt nhất là cần tuân thủ điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định cho riêng mình. Bên cạnh đó, cần thay đổi ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh.

Về chế độ dinh dưỡng

Nên làm gì để kéo dài tuổi thọ? 1

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin: Cần bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trong đó rau củ quả là nguồn cung cấp dồi dào giúp phục hồi chức năng gan.
  • Thực phẩm có chất xơ cao cần tăng cường: Chất xơ rất cần thiết đối với việc tăng cường chức năng giải độc gan, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và cân bằng các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ ăn uống đủ lượng cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Thực phẩm giàu protein: Loại đồ ăn giàu protein cần thiết cho bệnh nhân xơ gan giai đoạn cổ trướng. Trung bình, một người trưởng thành nên bổ sung 1g protein. Nên lựa chọn thực phẩm giàu protein từ thực vật như ngũ cốc, các loại hạt, sữa… thay vì sử dụng các protein từ động vật.
  • Thực vật giàu Omega-3 Fatty Acids: Điển hình là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… Chế biến các món ăn từ những nguyên liệu trên tốt cho hệ tiêu hóa, qua đó hạn chế sự hoạt động của gan.

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, bệnh nhân cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm tải áp lực cho gan cũng như hệ tiêu hóa. Cũng không nên bỏ ăn quá 7 – 8 tiếng. Người bệnh xơ gan cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm:

  • Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ:  Món ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu khiến gan phải hoạt động nhiều hơn nên bạn cần tránh xa. Hơn nữa, chúng dễ sinh nhiệt gây nóng gan.
  • Món ăn mặn: Khi bị xơ gan cổ trướng, cần hạn chế sử dụng muối cũng như các món ăn quá mặn. Bởi muối natri hấp thụ vào cơ thể gây tích nước khiến hiện tượng phù càng tồi tệ hơn.
  • Không ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh: Nhóm đồ ăn này chứa nhiều hóa chất, gia vị gây ảnh hưởng xấu tới gan. Vì vậy, hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống của mình nhé.
  • Không uống rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích: Rượu bia, chất kích thích là yếu tố khiến bệnh gan càng trở nên nặng hơn. Bạn nên tránh xa các loại đồ uống này để bảo vệ gan của mình, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Về chế độ sinh hoạt:

Nên làm gì để kéo dài tuổi thọ? 2

  • Vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thể thao giúp tâm trạng bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, cải thiện sức khỏe trong quá trình điều trị.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không làm việc nặng nhọc làm tăng gánh nặng cho gan.
  • Uống thuốc và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp tới gan.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh tật để theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình.

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi xơ gan cổ trướng sống được bao lâu. Hy vọng bài viết này của Viemgan.com.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Ngoài ra, nếu bạn cần thêm lời khuyên từ chuyên gia gan mật. Gọi ngay cho chúng tôi theo số: 0912571190 – 18001190 (miễn cước) . Chúng tôi sẵn sàng tư vấn.

]]>
https://www.viemgan.com.vn/nguoi-xo-gan-co-truong-song-duoc-bao-lau.html/feed 0
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù https://www.viemgan.com.vn/cham-soc-benh-nhan-xo-gan-mat-bu.html https://www.viemgan.com.vn/cham-soc-benh-nhan-xo-gan-mat-bu.html#respond Thu, 30 Nov 2023 08:27:31 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=11503 Bên cạnh điều trị, một chế độ chăm sóc đúng cách và phù hợp giúp bệnh nhân xơ gan mất bù cải thiện phần nào triệu chứng, tăng hiệu quả điều trị. Hãy tham khảo những thông tin sau đây để nắm rõ được cách chăm sóc người bệnh xơ gan  mất bù nhé.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù 1

Vai trò của chăm sóc sức khỏe cho người xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù hay còn gọi là xơ gan cổ trướng, đây là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan khi gan không còn khả năng bù trừ về chức năng. Sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm rõ rệt, khả năng làm việc của gan bị suy giảm nặng nề. Bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn mất bù phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào như chảy máu tiêu hóa, suy gan thận, ung thư gan… Việc điều trị là cần thiết nhằm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ.

Song song với điều trị, chăm sóc sức khỏe với bệnh nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi giai đoạn mất bù, chức năng hoạt động của gan không còn khiến sức khỏe của bệnh nhân ngày càng suy kiệt. Các dấu hiệu như chán ăn, buồn nôn, ăn uống khó tiêu… diễn ra thường xuyên khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, không còn sức để chiến đấu với bệnh tật. Bệnh vốn nặng sẽ càng trở nên tồi tệ và dễ dẫn tới biến chứng.

Vai trò của chăm sóc sức khỏe cho người xơ gan mất bù 1

Tuy nhiên, nếu có chế độ chăm sóc phù hợp, đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, các dấu hiệu của bệnh sẽ dần được cải thiện. Điều này sẽ giúp bệnh nhân ức chế được tình trạng xơ hóa trong gan, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Mặc khác, chăm sóc đúng cách còn hỗ trợ tích cực vào hiệu quả điều trị xơ gan mất bù, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Sự quan tâm chăm sóc tới từ người thân sẽ là liều thuốc tinh thần hữu hiệu giúp bệnh nhân lạc quan và có ý chí trong quá trình chống chọi với bệnh tật.

☛ Tham khảo thêm tại: 5 biến chứng nguy hiểm của xơ gan mất bù cần cảnh giác

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù

Sau đây là những hướng dẫn để chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù. Người nhà bệnh nhân cũng như bệnh nhân cần tham khảo để thực hiện nhằm hỗ trợ điều trị tốt nhất nhé.

Chế độ sinh hoạt

Cần kê cao chân cho bệnh nhân khi nằm: Dùng một cái gối kê dưới chân để đưa chân cao hơn so với tim, rất hữu ích đối với bệnh nhân đang bị phù chân. Mẹo này giúp ngăn chặn dịch tích tụ tại chân, giảm sưng phù bàn chân hay mắt cá chân đồng thời khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Chế độ sinh hoạt 1

Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế làm việc nặng nhọc: Mệt mỏi và suy kiệt khiến bệnh nhân xơ gan mất bù không thể duy trì được khả năng lao động như người khỏe mạnh khác. Do đó, cần khuyến cáo bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều và vận động nhẹ nhàng, không làm việc quá sức khiến sức khỏe giảm sút nhanh, mất khả năng chống lại bệnh tật.

Quan hệ tình dục an toàn: Người bệnh xơ gan mất bù nên quan hệ tình dục với tần suất không quá nhiều. Sử dụng bao cao su khi quan hệ với bạn tình để giảm nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan hay các dạng nhiễm trùng khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Kiểm soát cân nặng: Do nước tích tụ nhiều trong cơ thể nên bệnh nhân có khuynh hướng tăng cân. Cần đo cân nặng thường xuyên để kịp thời phát hiện, xử lý biến chứng cổ trướng.

Giữ tinh thần thoải mái: Người nhà bệnh nhân luôn luôn động viên bệnh nhân để họ luôn có tinh thần lạc quan chiến đấu với bệnh tật. Hạn chế để người bệnh lo lắng quá mức, nếu stress dài ngày cần chia sẻ với người thân hoặc bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng giải quyết.

Tập thể dục hàng ngày: Tập các bài nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh hay đạp xe đạp để nâng cao thể chất, tăng sức đề kháng, lưu thông tuần hoàn máu.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống 1

Bên cạnh việc chăm lo cho đời sống tinh thần của bệnh nhân, người bệnh xơ gan cần có một chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh, cải thiện sức khỏe tổng thể. Cụ thể như sau:

  • Cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất trong thực đơn ăn uống của bệnh nhân bao gồm calo, chất đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Khi có biểu hiện hôn mê gan, cần giảm lượng đạm sử dụng. Ưu tiên thực phẩm bổ sung đạm chứa acid amin mạch nhánh giúp cơ thể dễ hấp thụ và chuyển hóa mà vẫn không gây gánh nặng cho gan.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt, tránh cho bệnh nhân ăn các thực phẩm giàu natri như dưa muối, các loại mắm, đồ đóng hộp, đồ khô…
  • Bị táo bón cần giảm lượng đạm, tăng chất xơ để kích thích nhu động ruột giúp ổn định tần suất đi ngoài 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu kali như chuối, dưa hấu, đu đủ, hồng xiêm… Những khoáng chất này rất quan trọng đối với hoạt động của gan, cân bằng điện giải, bù đắp lượng kali thất thoát khi dùng thuốc lợi tiểu.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, khuyến cáo uống 1 – 1,2 lít nước mỗi ngày. Không nên bổ sung quá nhiều chất lỏng khi đang bị tích nước, phù chân, cổ trướng. Nên uống nước lọc, các loại nước ép trái cây hay trà thảo mộc giúp hỗ trợ mát gan, thải độc cho cơ thể.
  • Hạn chế các loại đồ ă nhiều dầu mỡ, món chiên xào… khó tiêu, đầy bụng làm tăng gánh nặng cho gan dẫn tới gan nhiễm mỡ, thúc đẩy tốc độ xơ hóa.
  • Kiêng rượu bia, các loại đồ uống có cồn vì chúng rất có hại cho gan và là nguyên nhân gây xơ gan mất bù.

Cần lưu ý, nên lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, tươi sống để chế biến món ăn. Trường hợp bệnh nhân chán ăn, cần chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp bệnh nhân nạp lượng thức năn nhiều hơn nhưng lại không gây cảm giác chán ăn, đầy bụng, buồn nôn như khi phải ăn quá nhiều cùng lúc. Bên cạnh đó, cũng không nên để bụng đói, khoảng cách giữa hai bữa ăn nên kéo dài trong 7 – 8 tiếng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc cho người bị xơ gan

Chế độ chăm sóc giảm phù và cổ trướng

Chế độ chăm sóc giảm phù và cổ trướng 1

Cần ăn nhạt để giảm lượng muối nạp vào cơ thể

Xơ gan mất bù, phù có biểu hiện rõ rệt hơn với dấu hiệu bụng trướng, hai chân phù to, đi lại khó khăn, ăn uống kém. Chức năng tổng hợp protein của gan bị giảm dẫn tới lượng protein trong máu giảm, nước thoát ra ngoài tế bào dẫn tới phù. Lúc này việc chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý tới các vấn đề như sau:

  • Kê cao chân khi ngủ
  • Hạn chế ăn muối, ăn càng nhạt càng tốt
  • Nếu bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu cần bổ sung các thực phẩm giàu kali để cân bằng với lượng kali đã mất.
  • Theo dõi cân nặng thường xuyên của bệnh nhân để kiểm tra sự phát triển của tình trạng phù, cổ trướng có dấu hiệu thuyên giảm hay không.
  • Sau khi chọc tháo dịch cổ trướng cần theo dõi 30 phút, có gì bất ổn cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh mũi miệng, khi bị chảy máu chân răng cần đề phòng bị nhiễm khuẩn.
  • Chú ý, tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát cho người bệnh.

Theo dõi và xử trí những biến chứng xuất huyết tiêu hoá

Khi bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày, phân có màu đen, đỏ hoặc nâu đỏ… bạn cần tạm ngưng cho bệnh nhân ăn uống bằng đường miệng, cần sự trợ giúp của chuyên viên y tế bằng cách đưa ngay người bệnh tới trung tâm y tế chuyên khoa để kiểm tra và xử lý.

Việc chăm sóc bệnh nhân khi có biến chứng xuất huyết tiêu hóa cần thận trọng. Người bệnh cần được nghỉ ngơi trên giường, bổ sung các chất dinh dưỡng qua đường truyền, nếu mất máu quá nhiều cần truyền máu.

Theo dõi và hạn chế nhiễm trùng

Khi chức năng gan dần bị mất, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm đáng kể. Do đó, cần bảo vệ cơ thể để tránh nhiễm trùng bằng cách tắm rửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hạn chế tới các khu vực bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với người bệnh. Ăn uống cần đảm bảo ăn chín, uống sôi để đảm bảo vệ sinh.

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng cần thăm khám gấp. Các dấu hiệu của hội chứng nhiễm trùng, bao gồm sốt, đau đầu, ê buốt, mệt mỏi và sưng tấy.

Theo dõi đề phòng hôn mê gan

Một số triệu chứng hôn mê gan có thể gồm rối loạn trí nhớ, mất phương hướng về không gian và thời gian, mất khả năng tập trung tư tưởng, bàn tay run do rối loạn trương lực cơ… Do đó, khi phất hiện ra các triệu chứng này ở bệnh nhân, người nhà cần đưa ngay tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử trí phù hợp.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ 1

Người bệnh cần được dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, thăm khám định kỳ để kiểm tra chức năng gan, đánh giá kết quả điều trị và kịp thời xử lý biến chứng nếu có.

Người bệnh xơ gan mất bù được chăm sóc đúng cách sẽ ăn uống tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ biến chứng và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Trên đây là các vấn đề lưu ý về chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù. Ngoài việc duy trì lối sống khoa học, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị nhé.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/cham-soc-benh-nhan-xo-gan-mat-bu.html/feed 0
Xơ gan mất bù – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-mat-bu-benh-chua-co-phep-tri.html https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-mat-bu-benh-chua-co-phep-tri.html#respond Thu, 21 Sep 2023 08:25:24 +0000 https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-mat-bu-benh-chua-co-phep-tri.html Xơ gan là bệnh lý thường được chia làm 4 giai đoạn. Tuy nhiên cũng có 1 cách đơn giản hơn là chia làm 2 dạng là còn bù và mất bù. Chúng tôi đã có bài viết phân tích khá chi tiết về tình trạng xơ gan còn bù. Tại bài viết này chúng tôi sẽ nói về những điều quan trọng nhất của xơ gan mất bù !

Xơ gan mất bù – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 1

Xơ gan mất bù là gì?

Xơ gan mất bù hay còn tên khác là xơ gan cổ trướng là thuật ngữ chỉ giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Vào giai đoạn này, lá gan bị xơ hóa ở mức nghiêm trọng, những tế bào gan chưa xơ hóa cũng không còn khả năng bù trừ chức năng cho cho phần gan đã tổn xơ. Điều này khiến chức năng gan bị suy giảm đến múc báo động.

Thông thường, biểu hiện của bệnh xơ gan mất bù rất rõ rệt, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém, đầy hơi, trướng bụng. Kèm theo đó, một hoặc cả hai chân có thể bị phù, khi ấn vào sẽ để lại vết lõm và sau 1 – 2 phút vết này mới biến mất.

Nguyên nhân dẫn tới xơ gan mất bù

Nguyên nhân dẫn tới xơ gan mất bù 1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xơ gan mất bù. Phổ biến nhất bao gồm:

Viêm gan virus (viêm gan B, viêm gan C): Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan và tiến triển thành xơ gan mất bù. Theo đó, virus viêm gan khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tàn phá tế bào gan, khiến chúng bị tổn thương liên tục và kéo dài, chuyển sang xơ hóa, các tế bào gan sẽ dần bị thay thế bằng mô xơ và không có khả năng phục hồi, dẫn đến xơ gan mất bù.

Gan nhiễm mỡ: Tình trạng chất béo tích tụ quá mức trong gan do chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc sự rối loạn của quá trình chuyển hóa có thể gây ra các vấn đề như viêm gan, suy gan và dẫn tới xơ gan mất bù.

Lạm dụng rượu bia: Khi rượu đi vào cơ thể, chất ancol ngay lập tức sẽ tấn công gan và gây tổn thương cho tế bào gan. Quá trình này kéo dài dẫn đến việc xơ hóa gan. Mặt khác, rượu bia cũng là tác nhân thúc đẩy sự tiến triển của xơ gan, khiến nó nhanh chóng chuyển từ giai đoạn đầu độc tế bào sang giai đoạn mất bù, làm chức năng gan suy giảm.

Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác như tích tụ sắt hoặc đồng trong gan, bệnh gan tự miễn, tổn thương tại đường mật, biến chứng bệnh tiểu đường hay tác dụng phụ của một số loại thuốc như methotrexate, amiodarone… cũng có thể tác động tiêu cực đến gan, thúc đẩy xơ gan tiến triển đến giai đoạn mất bù.

Xơ gan mất bù có triệu chứng gì?

Xơ gan mất bù có triệu chứng gì? 1

Xơ gan mất bù thường có triệu chứng khá rõ ràng. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như:

Xuất huyết tiêu hóa: Ước tính có khoảng 50% số ca bệnh xơ gan mất bù sẽ gặp tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân được xác định do sự giãn vỡ tĩnh mạch. Cụ thể, huyết áp tăng cao tạo áp lực lên hệ thống tĩnh mạch tại ruột và dạ dày, làm chúng bị giãn và phồng to lên, sau đó vỡ ra gây xuất huyết tiêu hóa.

Chướng bụng – cổ trướng: Khoảng 85% bệnh nhân xơ gan mất bù gặp tình trạng cổ trướng. Chức năng lọc máu và tổng hợp protein của gan bị suy giảm nghiêm trọng, làm áp lực lên mao mạch tăng nhưng áp lực thẩm thấu lại giảm, khiến nước và các chất bị đẩy ra khỏi lòng mạch, ứ lại tại khoang màng bụng hình thành cổ trướng. Lượng dịch ứ đọng càng lớn thì áp lực lên vòng bụng càng nhiều, người bệnh sẽ càng cảm thấy nặng nề, đau đớn, các mạch máu ở hai bên mạn sườn và trên vùng da bụng cũng nổi rõ.

Vàng da, vàng mắt: Chức năng gan giảm sút, mất đi khả năng đào thải độc tố, hoạt động của ống mật cũng bị ảnh hưởng, gây tích tụ bilirubin trong gan làm cho da của người bệnh sẫm màu hơn và dần chuyển sang màu vàng nghệ. Điều tương tự cũng xảy ra ở mắt và móng tay.

Phù nề: Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất ở người bệnh xơ gan mất bù là hiện tượng phù nề. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ bị phù ở hai chân, tuy nhiên khi chức năng gan ngày càng suy yếu, tình trạng này có thể xuất hiện trên toàn thân.

Một số triệu chứng khác: Người bệnh xơ gan mất bù cũng có thể gặp phải các triệu chứng như sút cân, mắt mờ, thiếu máu, suy thận, niêm mạc môi và lưỡi nhợt nhạt, sao mao mạch trên da, bầm tím dưới da, phân nhạt màu giống màu đất sét…

Biến chứng xơ gan mất bù

Biến chứng xơ gan mất bù 1

Mất bù đã là giai đoạn xơ gan nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao cùng nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nặng nề với sức khỏe như:

Ung thư gan: Các trường hợp xơ gan mất bù, đặc biệt do nguyên nhân từ virus viêm gan B, C hoặc sự tích tụ chất độc hại sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan. Thời gian đầu, các khối u sẽ hình thành mà không có dấu hiệu cụ thể nào, đến khi người bệnh nhận thấy bất thường, khối u phát triển lớn, sức khỏe suy kiệt và các tế bào ung thư đã di căn thì quá muộn. Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bệnh.

Nhiễm trùng ổ bụng: Khi gan suy yếu, khả năng loại bỏ độc tố giảm, sức đề kháng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng dịch cổ trướng, nhiễm trùng ổ bụng. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau bụng, bạch cầu tăng, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, viêm phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chứng não gan: Các mô xơ ở gan khiến khả năng loại bỏ độc tố giảm sút. Các chất độc như NH3 sẽ xâm nhập vào máu, tích tụ và tấn công tế bào não, gây chứng não gan. Điều này khiến người bệnh bị rối loạn tri giác, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.

Hội chứng gan thận: Khi gan trải qua quá trình xơ hóa nặng, áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên, gây giảm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến suy thận với những triệu chứng lượng nước tiểu, sưng mặt, sưng chân, đau ở vùng lưng và cảm giác mệt mỏi.

☛ Xem chi tiết: Cảnh giác với biến chứng xơ gan mất bù

Đối tượng nào dễ mắc xơ gan mất bù?

Đối tượng nào dễ mắc xơ gan mất bù? 1

Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của quá trình xơ gan, khiến gan mất đi chức năng vốn có và không thể phục hồi. Chính vì vậy, đối tượng dễ mắc xơ gan mất bù thường là những người có tiền sử bệnh gan và một số trường hợp khác. Bao gồm:

  • Người bị viêm gan virus mạn tính, nhất là viêm gan B, viêm gan C
  • Người bị viêm gan tự miễn
  • Người bị gan nhiễm mỡ
  • Người thường xuyên lạm dụng rượu bia trong thời gian dài
  • Người lạm dụng các loại thuốc có hại cho gan
  • Người có vấn đề bệnh lý, khiếm khuyết tại ống mật…
  • Người mắc các rối loạn liên quan đến di truyền (thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, rối loạn chuyển hóa đồng)…

Làm gì khi bị xơ gan mất bù?

Làm gì khi bị xơ gan mất bù? 1

Xơ gan mất bù khiến gan không thể hoạt động được bình thường, kéo theo đó là bệnh cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị xơ gan mất bù, người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Ngoài ra, khi bị xơ gan mất bù, người bệnh cần phải làm những điều sau:

  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nếu phải sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh đơn thuốc hay thay đổi liều lượng. Đồng thời lưu ý tái khám đúng lịch hẹn hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, cá, sữa chua, đậu, hạt. Đồng thời tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào, cay, mặn, hay các thực phẩm có chứa chất bảo quản, chất kích thích… Duy trì uống 1 – 1.5 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Bệnh nhân xơ gan mất bù nên tạo thói quem vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để cải thiện sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần. Tuyệt đối tránh những hoạt động quá sức gây mệt mỏi, đau nhức.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Nếu bị phù nề, nên nâng cao chân khi nằm, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không đeo trang sức như nhẫn, vòng tay… Nếu bị cổ trướng, người bệnh nên nằm nghiêng, không nằm ngửa, không đeo thắt lưng…
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các loại đồ uống có gas…

Các phương pháp điều trị xơ gan mất bù

Điều trị xơ gan mất bù đòi hỏi sự kết hợp giữa việc giải quyết nguyên nhân gây bệnh và giảm nhẹ triệu chứng, đồng thời thực hiện các biện pháp dự phòng để ngăn chặn và điều trị các biến chứng có thể phát sinh. Dưới đây là một phương pháp điều trị xơ gan mất bù thường được áp dụng:

Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Việc xác định và loại bỏ nguyên nhân gây xơ gan mất bù sẽ giúp hạn chế tiến triển của bệnh. Ví dụ như:

  • Xơ gan do virus: Cần áp dụng các biện pháp ức chế sự phát triển của virus song song với quá trình điều trị xơ gan.
  • Xơ gan do sử dụng rượu bia: Ngừng sử dụng toàn bộ các loại đồ uống chứa cồn nhằm hạn chế tác động xấu lên gan.
  • Xơ gan do nhiễm độc: Tránh tiếp xúc với các nguồn hóa chất độc hại và các loại thực phẩm bẩn.

Điều trị xơ gan bằng thuốc

Điều trị xơ gan bằng thuốc 1

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất với các trường hợp xơ gan mất bù nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Tùy từng trường hợp, các thuốc có thể được sử dụng  gồm:

  • Thuốc chống rối loạn đông máu: Sử dụng Vitamin K liên tục trong khoảng 3 ngày để kiểm soát và điều chỉnh chế độ đông máu. Truyền huyết tương với trường hợp có nguy cơ chảy máu và cần hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu.
  • Thuốc tăng đào thải mật: Các thuốc như Ursolvan và Cholestyramine có thể được sử dụng để hỗ trợ việc đào thải mật, giúp cải thiện chức năng gan.
  • Dịch acid amin phân nhánh: Người bệnh có thể được truyền acid amin phân nhánh để giúp cung cấp nhanh chóng các chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp suy gan.
  • Albumin human: Thuốc này sẽ được dùng nếu mức albumin trong máu giảm dưới 25 g/l hoặc bệnh nhân có triệu chứng phù, tràn dịch các màng.
  • Vitamin nhóm B: Bệnh nhân có thể được tiêm hoặc uống vitamin nhóm B để hỗ trợ tái tạo tế bào và cải thiện chức năng gan.
  • Thuốc lợi tiểu: Nếu có triệu chứng phù hoặc cổ trướng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để hỗ trợ loại bỏ nước thừa.

Ngoài ra, các trường hợp xơ gan mất bù bị cổ trướng cũng cần được theo dõi điện giải đồ, theo dõi nước tiểu và cân nặng, đồng thời kết hợp giảm muối, giảm nước uống.

Điều trị biến chứng và dự phòng biến chứng

Xơ gan mất bù có khả năng biến chứng cao, các biện pháp điều trị dự phòng biến chứng có thể bao gồm:

  • Thắt tĩnh mạch: Nếu có giãn tĩnh mạch thực quản độ 2, 3 thì bệnh nhân có thể được chỉ định thắt tĩnh mạch thực quản để giảm áp lực và nguy cơ giãn vỡ.
  • Nối tĩnh mạch cửa – chủ: Trường hợp xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nối tĩnh mạch.
  • Lọc máu: Trường hợp xơ gan mất bù nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ bị não gan, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sử dụng thuốc với việc lọc máu.
  • Ghép gan: Việc phẫu thuật cấy ghép gan cũng được cân nhắc với những ca xơ gan mất bù nặng, có nguy cơ cao biến chứng.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về bệnh lý xơ gan mất bù. Người bệnh khi đã bước sang giai đoạn mất bù thì gần như khó có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phương pháp điều trị để kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn còn những thắc mắc khác về bệnh gan hãy chia sẻ ngay với chúng tôi qua hotline 18001190 (miễn cước) để được các chuyên gia giải đáp.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/decompensated-cirrhosis

]]>
https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-mat-bu-benh-chua-co-phep-tri.html/feed 0
Xơ gan cổ trướng nguyên nhân và cách điều trị xơ gan cổ trướng https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-co-truong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong.html https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-co-truong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong.html#respond Wed, 29 May 2019 01:03:13 +0000 https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-co-truong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong.html Xơ gan cổ trướng là một trong những biến chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của xơ gan. Xơ gan cổ trướng làm suy giảm chức năng gan trầm trọng và rất dễ biến chứng sang Ung thư gan. Vì vậy tìm hiểu về xơ gan cổ trướng để phòng và điều trị kịp thời rất quan trọng

Xơ gan cổ trướng nguyên nhân và cách điều trị xơ gan cổ trướng 1

Hình ảnh xơ gan cổ trướng

1- Khái niệm xơ gan cổ trướng

  • Xơ gan cổ trướng là một trong những biến chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của xơ gan. Xơ gan cổ trướng gây tổn thương gan nặng nề, suy giảm chức năng gan và thậm chí còn có thể làm cho gan không thực thiện đào thải được các chất độc ra ngoài cơ thể.
  • Cổ trướng là tình trạng phình to ở bụng do sự tích tụ dịch. Ở một người bình thường, khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một khoang ảo không có nước, nếu có thì cũng chỉ là một chút dịch bôi trơn không đáng kể. Khi xơ gan làm cho giữa lá thành và lá tạng của màng bụng xuất hiện lượng dịch có thể ít hay nhiều cũng được gọi là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng.
  • Khi lượng dịch ở mức độ nhiều hoặc trung bình, bụng bệnh nhân sẽ to và sệ xuống khi bệnh nhân đứng, bè sang hai bên khi nằm ngửa hoặc bè sang một bên khi bệnh nhân nằm nghiêng. Cùng với bụng to ra, rốn bệnh nhân cũng sẽ lồi lên.Bụng bệnh nhân có thể căng, mềm tùy theo số lượng dịch trong ổ bụng.
  • Xơ gan cổ trướng phát triển lặng lẽ, từ từ, đến khi bụng to rõ bệnh nhân mới để ý và đi khám để điều trị. Có trường hợp bệnh khởi phát bằng đau bụng cấp, giả tạo như một viêm phúc mạc cấp. Ngoài các biểu hiện tại ổ bụng nói trên, người bệnh có thể có một số biểu hiện ở nơi khác hoặc một số triệu chứng toàn thân tùy theo nguyên nhân và thời gian ủ bệnh.​

2- Các giai đoạn của xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng có diễn biến âm thầm, phức tạp và thường trải qua ba giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, bệnh nhân không có biểu hiện rõ rệt hoặc nếu có cũng chỉ là những dấu hiệu nhỏ khiến người bệnh không để ý tới việc mình đang mang một căn bệnh chết người. Những dấu hiệu này có thể là rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn.

Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này cho thấy chức năng gan đã bắt đầu suy giảm rõ rệt. Kèm theo các dấu hiệu ở giai đoạn đầu nhưng với biểu hiện nặng hơn như rồi loạn tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng, sụt cân nhanh, vàng da, vàng mắt,… Hiện tượng giãn mao mạch bắt đầu xuất hiện như bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, đại tiện ra máu,…

Giai đoạn cuối: Sức khỏe người bệnh đi xuống trầm trọng. Bụng to ra tương đối, da bụng bóng, khó thở, tiểu ít, da mặt vàng đậm. Người bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối có thể xuất hiện phù gan.

Đọc thêm: Bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối

3- Điều trị xơ gan cổ trướng hiệu quả

Xơ gan cổ trướng là một căn bệnh nan y không thể chữa khỏi tận gốc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này nếu áp dụng những biện pháp trị liệu phù hợp.

  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: Người bị xơ gan cổ trướng cần đặc biệt chú ý tới chế độ dĩnh dưỡng hằng ngày của mình. Không nên ăn quá mặn, chế biến thức ăn bằng quá nhiều chất phụ gia. Người bệnh cần tuyệt đối tránh rượu, bia và các chất kích thích nếu không muốn bệnh tiến triển nhanh hơn.
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ: Bệnh nhân không nên làm việc quá sức. Nên giành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn bản thân. Cũng không nên nằm quá nhiều, nên hoạt động bằng cách tập thể dục, chơi các môn thể thao hợp với thể trạng của mình.
  • Sử dụng thuốc và các phương pháp diều trị khác dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành.
  • Sử dụng những thực phẩm chức năng điều dưỡng xơ gan cổ trướng hiệu quả.​

Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan từ chuyên gia gan mật gọi ngay tới số 0912571190 – 18001190 (miễn cước)

Xem thêm: Cách điều trị xơ gan cổ trướng bằng thuốc nam

]]>
https://www.viemgan.com.vn/xo-gan-co-truong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-xo-gan-co-truong.html/feed 0