Men gan cao là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng tế bào gan của bạn đang gặp vấn đề như viêm hoặc hoại tử. Nếu không có biện pháp kiểm soát tốt từ sớm thì rất dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Bởi vậy, triệu chứng men gan cao giúp bạn nhận biết sớm để điều trị kịp thời là rất quan trọng. Men gan cao thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng khi bệnh tiến triển, bạn cần phải chú ý đến những dấu hiệu báo động. Cùng theo dõi những triệu chứng men gan cao trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thế nào là men gan cao?
Men gan cao là tình trạng số lượng lớn tế bào gan đang bị hủy hoại cùng một lúc bởi nhân tố nào đó tác động đến gan. Nếu chỉ số men gan của bạn càng cao, thì mức độ gan bị tổn hại là càng lớn. Người bệnh bị viêm gan hay các bệnh lý về gan khác thường do những nguyên nhân như: Sử dụng thuốc làm ảnh hưởng và tăng men gan, người nghiện thức uống có cồn như rượu, bia.
Khi tìm hiểu về men gan, rất nhiều người có thắc mắc rằng không biết chúng sẽ có bao nhiêu loại? Nhìn chung, men gan của cơ thể sẽ gồm 4 loại chính là AST, ALT, ALP và GGT.
Nếu gan của bạn hoạt động bình thường, sau khi các tế bào ở gan kết thúc quá trình lão hóa thì men gan sẽ được giải phóng vào máu. Do vậy, theo dõi chỉ số men gan để có thể đánh giá tổng quát về tình trạng men gan cao là rất quan trọng. Theo đó, men gan cao được phân thành ba mức độ khác nhau dựa trên các chỉ số men gan, cụ thể là:
- Chỉ số men gan : < 5 (Nhẹ)
- Chỉ số men gan : 5 – 10 (Trung bình)
- Chỉ số men gan: > 10 (Nặng)
2. Triệu chứng điển hình khi men gan tăng cao
Dựa vào các chỉ số men gan để xác định tình trạng gan hiện tại như thế nào. Ở giai đoạn đầu, nếu chỉ số men gan tăng 1 đến 2 lần so với mức độ bình thường thì chưa thể phát hiện triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu chỉ số đó tăng lên 5 lần thì sẽ có một số biểu hiệu cụ thể như sau:
Vàng da
Dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên bạn có thể nhận ra đó là vàng da, vàng mắt khi gặp tình trạng men gan tăng cao. Nguyên nhân khiến bạn bị vàng da khi bị men gan cao là do cơ thể đang dư thừa Bilirubin, được sinh ra khi Hemoglobin (đây là 1 phần của tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy cho cơ thể) bị phá vỡ.
Bình thường, gan sẽ nhận nhiệm vụ đào thải sắc tố này. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị suy giảm nên không chuyển hóa và đào thải mà tích tụ vào các mô, gây hiện tượng vàng da. Ngoài những trường hợp nêu trên thì còn một số biểu hiện khác như là vàng móng tay và có màng nhầy ở trong khoang miệng.
Ngứa da
Thêm một triệu chứng của tình trạng men gan tăng là nổi mẩn ngứa trên da, mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào chỉ số men gan cao hay thấp. Hiện tượng này xảy ra là do những độc tố được lưu giữ trong cơ thể không được gan xử lý và đào thải ra ngoài, bị tích tụ và ứ đọng lại nên sinh ra mẩn ngứa trên da, gây khó chịu.
Nhiều người bệnh khi nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa ngoài da lại thường nhầm tưởng với dị ứng nên tự ý đi mua thuốc về sử dụng. Hướng giải quyết này hoàn toàn không đúng bởi một vài loại thuốc có thể làm gan của bạn sẽ bị tổn thương nặng hơn. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn phải đến bệnh viện ngay để được khám kịp thời, nhanh chóng phát hiện và chữa trị sớm.
Phân màu nhạt, nước tiểu màu đậm
Nếu như bạn nhận thấy nước tiểu của mình có bất thường là màu đậm hơn, kèm theo đó là phân đi màu trắng hoặc nhạt hơn thì đó cũng là dấu hiệu để nhận biết là chỉ số men gan tăng cao.
Ở trường hợp này, gan của bạn bị tổn thương nên chức năng gan bị suy giảm nhiều, mật của gan sẽ chảy thẳng vào ruột để hấp thu những chất béo có trong cơ thể bạn. Lúc đó, ống mật sẽ bị tắc khiến cho dịch tiêu hóa không thể đi qua ruột mà lại chạy thẳng vào máu, làm cho bạn dễ gặp tình trạng khó tiêu, đầy hơi và phân màu nhạt, nước tiểu màu đậm.
Vì vậy, khi gặp đúng như dấu hiệu này thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và kịp thời chữa trị vì nguy cơ chức năng gan bị tổn thương là rất cao.
Phù nề
Với việc men gan tăng cao, chức năng gan đã bị suy giảm, quá trình làm sạch và xử lý không đào thải được ra bên ngoài sẽ tích tụ lại, từ đó gây phù nề bất thường ở bộ phận ở phần dưới cơ thể như cổ chân, bàn chân.
Đây là dấu hiệu cảnh báo men gan cao mà bạn không được chủ quan. Thông thường, phù nề sẽ xuất hiện ở mắt cá chân, lòng bàn chân. Nếu bắt gặp các dấu hiệu này, bạn cần đến trung tâm y tế ngay để được điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, giúp giải phóng nhanh nhất những chất thải còn tồn đọng bên trong cơ thể và thải ra ngoài càng sớm càng tốt.
Một số triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng trên thì bạn cũng có thể gặp một số biểu hiện khác như:
- Cơ thể luôn trong tình trạng thiếu sức sống, mệt mỏi.
- Buồn nôn
- Thường hay sốt nhẹ vào lúc chiều tối.
- Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
- Giãn vi mạch ở các vùng cổ, da mặt, đây cũng là một triệu chứng men gan cao mà bạn không được chủ quan.
- Đau nhẹ hoặc đau quặn ở vùng hạ sườn phải.
3. Nên làm gì khi gặp các triệu chứng kể trên?
Nếu như bạn có những dấu hiệu về men gan cao thì đây là câu hỏi mà bạn đang quan tâm và cần giải đáp. Để biết được men gan cao có nguy hiểm hay không thì phải thông qua các chỉ số men gan, những chỉ số này phản ánh tình trạng tổn thương gan đang ở mức độ nào, cụ thể như sau:
Chỉ số men gan | Cảnh báo | |
40 – 80 UI/L | Nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan virus | |
80 – 150 UI/L | Chức năng gan bị suy giảm, có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan, xơ gan cổ trướng | |
150-200, hoặc > 200 | Gan bị tổn hại nghiêm trọng, có khả năng xơ gan, suy gan, ung thư gan |
Thông thường, men gan tăng cao sẽ không gây hại cho sức khỏe của bạn nếu đã được theo dõi, kiểm soát và điều trị ngay. Ngược lại, nếu không được xác định và điều trị đúng cách, bệnh ngày càng trở nên nguy hiểm.
Khi tình trạng tăng men gan kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Tuy nhiên, điều trị nguyên nhân gây tăng men gan thường không dễ dàng. Bệnh nhân tăng men gan nên đi khám bác sĩ chuyên khoa gan mật để tìm nguyên nhân, cách điều trị và được tư vấn rõ ràng hơn.
Dưới đây là một số xét nghiệm về gan mà bạn có thể tham khảo:
- Xét nghiệm men gan để đánh giá chức năng gan.
- Tầm soát sớm về ung thư gan.
- Xét nghiệm phân tích tế bào máu, sàng lọc viêm gan B, C.
5. Khi nào cần xét nghiệm men gan cao
Sở dĩ bạn cần phải xét nghiệm men gan vì các triệu chứng của bệnh thường rất mơ hồ và không rõ rệt. Đôi khi chỉ thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ ở vùng hạ sườn phải, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng dưới,… Tất cả những biểu hiện này thường sẽ bị bỏ qua vì được cho là không quá nghiêm trọng.
Do đó, bạn đừng chủ quan mà hãy theo dõi những bất thường của cơ thể thật kỹ để nhận ra các dấu hiệu trên. Đặc biệt, hãy đi xét nghiệm ngay nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:
- Người thường xuyên dùng rượu bia trong thời gian dài.
- Người có những bệnh lý nền liên quan về gan.
- Người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
- Người điều trị sử dụng những loại thuốc có tác động và ảnh hưởng đến gan.
Xét nghiệm men gan sớm sẽ giúp các bác sĩ xác định được mức độ bệnh, đánh giá tổng quan về tình trạng gan của bạn, từ đó có thể đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhất.
Chi tiết: Các xét nghiệm chẩn đoán men gan cao
6. Cách phòng ngừa men gan tăng cao hiệu quả
Tình trạng men gan tăng cao là bệnh lý rất đáng lo ngại và nguy hiểm, có thể dẫn tới những biến chứng và hậu quả khó lường. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Giảm thiểu hoặc loại bỏ thói quen hút thuốc, uống bia, rượu bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh men gan cao cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình thải độc gan ra ngoài cơ thể được thực hiện dễ dàng hơn.
- Ăn nhiều thực phẩm, thức ăn có chứa nhiều chất oxy hóa, chất xơ.
- Hạn chế các thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường vì dễ gây tình trạng mỡ ở gan khiến chất Triglyceride trong máu của bạn tăng cao, từ đó làm tăng độ kết dính của tế bào hồng cầu ở tiểu cầu, vi huyết quản, giảm lưu thông máu dẫn đến tắc nghẽn.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, bởi sử dụng nhiều các thực phẩm này sẽ khiến lượng chất béo tăng cao, gây tình trạng gan nhiễm mỡ, dẫn đến men gan cao.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc có tác động đến gan.
- Nâng cao sức khỏe và thể trạng bằng các hoạt động thể dục, thể thao, chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, giảm stress…
- Nếu đã có tiền sử về bệnh lý này thì cần đi xét nghiệm và kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa và có biện pháp điều trị phù hợp.
- Bạn cũng nên chủ động hơn trong việc đi đến các cơ sở y tế có uy tín và chất lượng để kiểm tra và phát hiện các vấn đề về gan.