Gan nhiễm mỡ chỉ là bệnh nhẹ chưa ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể phục hồi nếu tế bào gan chưa phá hủy và chưa hình thành các tổ chức xơ hóa. Gan nhiễm mỡ thường chia làm 3 cấp độ: gan nhiễm mỡ cấp độ 1, gan nhiễm mỡ cấp độ 2, gan nhiễm mỡ cấp độ 3.
Hình ảnh minh họa
1. Độ nguy hiểm của bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe và có thể khỏi hoàn toàn. Tuy vậy, bệnh gan nhiễm mỡ diễn biến âm thầm vì quá trình tích lũy mỡ diễn ra từ từ, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên người bệnh thường không nhận thấy và dễ bỏ qua bệnh. Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm các cấp độ sau:
Gan nhiễm mỡ cấp độ I
Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 được xác định qua siêu âm thể hiện sự gia tăng nhẹ độ hồi âm lan tỏa của nhu mô gan, mức độ hút âm ít, vẫn còn xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 chưa nguy hiểm tới sức khỏe, người bệnh có thể phục hồi bệnh hoàn toàn nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách.
Gan nhiễm mỡ cấp độ II
Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 là bệnh gan được chẩn đoán dựa trên siêu âm gan cho thấy độ hồi âm ở nhu mô gan lan toả mạnh hơn, khó xác định những đường bờ tĩnh mạch và cơ hoành trong gan giảm. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 tuy chưa nguy hiểm tới sức khỏe nhưng bệnh dễ chuyển sang giai đoạn 3 – giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ cấp độ III
Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn nặng so với gan nhiễm mỡ ở hai cấp độ trước. Siêu âm biểu hiện gia tăng rõ rệt độ hồi âm lan tỏa của nhu mô gan, khiến khó xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan do mức độ hút âm tăng mạnh. Ở giai đoạn 3, các mô mỡ làm giảm chức năng gan, gan không thể thực hiện việc thải độc, thanh lọc cơ thể như bình thường. Bệnh dễ bị chuyển thành xơ gan, ung thư gan.
2. Để phòng và hạn chế gan nhiễm mỡ
Chế độ ăn tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ
- Loại bỏ việc lạm dụng chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá…
- Tăng cường tập thể dục hàng ngày
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng khẩu phần rau quả, sinh tố…
- Giảm thức ăn giàu chất béo đặc biệt là mỡ động vật, nội tạng…
- Nên khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần
- Dùng thuốc: hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên vẫn có thể dùng: các thuốc các thuốc bảo vệ gan hoặc một số thuốc hạ men gan để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
- Sử dụng thảo dược bổ gan, tăng cường chức năng gan như cà gai leo, bìm bìm… Trong đó, tiêu biểu có cây cà gai leo đã được nghiên cứu bài bản chứng minh công dụng bảo vệ gan khỏi rượu bia, các chất độc hại, tăng cường chức năng gan, phòng ngừa các biến chứng của bệnh gan như xơ gan, ung thư gan.