Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus siêu vi C gây ra. Virus viêm gan C lây truyền qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Để hiểu rõ hơn về con đường lây truyền của virus viêm gan C, bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Con đường lây truyền virus viêm gan C
1.1 Viêm gan C lây truyền qua đường máu
Khi một người lành tiếp xúc trực tiếp với máu của người mang virus viêm gan C, sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ví dụ như: dùng chung kim tiêm nhiễm virus siêu vi C, dùng chung các vật dụng cá nhân có thể gây chảy máu như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay, cây lấy ráy tai, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió, lược chải đẩu, hay khi đi xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu mà các vật dụng sử dụng chưa được xử lí vô trùng….
1.2 Viêm gan C lây nhiễm qua đường tình dục
Người lành có thể bị nhiễm virus siêu vi C nếu quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Nếu trong tinh dịch của người đàn ông mắc bệnh viêm gan C có chứa máu, thông qua các vết xước ở niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục, HCV có thể tấn công người bạn tình của họ một cách dễ dàng. Hay bất kỳ một hành vi tình dục nào có thể gây tổn thương, trầy xước đều có nguy cơ truyền nhiễm cao. Biết được con đường lây nhiễm virus viêm gan C, mỗi người cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ sự an toàn cho bản thân mình bàng cách sinh hoạt tình dục an toàn, một vợ một chồng, tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, tránh giao hợp khi hành kinh và sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ nhằm tránh lây nhiễm bệnh sang bạn tình.
1.3 Viêm gan C lây nhiễm từ mẹ sang con
Trẻ cũng có nguy cơ bị lây virus siêu vi C nếu mẹ đã mắc bệnh khi mang thai. Đường lây truyền viêm gan C từ mẹ sang con là qua nhau thai vào thời điểm sinh. Trong quá trình sinh nở, nhau thai bong tróc, virus viêm gan C sẽ theo máu truyền từ mẹ sang con. Nên dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bị bệnh viêm gan C vẫn có thể truyền sang cho con.
Ngoài ra, có những mẹ trong giai đoạn mang thai không nhiễm viêm gan C và bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng trong giai đoạn cho con bú, mẹ lại bị lây nhiễm viêm gan C, khi này cần cẩn trọng khi cho bé bú, không nên cho bé bú trực tiếp mà nên vắt sữa ra bình, để tránh trường hợp núm vú bị trầy xước có thể lây truyền bệnh sang cho con.
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Nhưng cho đến nay, viêm gan C vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, nên việc kiểm soát các con đường lây nhiễm viêm gan C cũng như chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của gan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng bệnh viêm gan C.
>> Xem thêm: Bệnh viêm gan C có chữa được không?
2. Cách phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan C
Với con đường diễn biến âm thầm, dấu hiệu khó nhận biết, cho đến nay virus viêm gan C vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể diệt được mà mới chỉ có thuốc ức chế virus để cơ thể dần thải loại virus.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc khác nhau. Nhưng có một lưu ý là dùng thuốc phải đúng chỉ định, đúng liều và kéo dài. Thời gian dùng thuốc thường từ 3 – 6 tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn.
Do bệnh lây truyền qua đường máu nên bạn cần phòng tránh lây cho các thành viên trong gia đình bằng cách: không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải răng, đồ cắt tóc, hoặc dũa móng tay… thực hiện tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh vì nướu răng chảy máu cũng là một cách lây nhiễm bệnh. Hàng năm nên đi kiểm tra sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện biến chứng để chữa trị bệnh kịp thời.
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm đến từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị virus viêm gan và xơ gan như Cà gai leo công dụng: hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, men gan cao, tăng cường chức năng của gan, làm chậm sự tiến triển của xơ gan… góp phần mang đến liệu phá hiệu quả trong tiến trình bảo vệ lá gan khỏe.
>> Xem thêm: Các con đường lây nhiễm bệnh viêm gan C bạn cần biết
>> Xem thêm: Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm gan C hiệu quả