Xơ gan là một bệnh lý về gan nghiêm trọng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh lý vô cùng nguy hiểm là ung thư gan. Vậy nếu phát hiện xơ gan, người bệnh có thể khỏi bệnh được không? Bài viết dưới đây sẽ bàn luận cụ thể về vấn đề này.
Mục lục
Bệnh xơ gan và các giai đoạn phát triển
Xơ gan là bệnh lý về gan gây tổn thương gan lan tỏa mạn tính không hồi phục. Bệnh đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng các mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn tới mất chức năng gan. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xơ gan bao gồm sử dụng rượu bia, viêm gan siêu vi B và C, gan nhiễm mỡ…
Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc xơ gan khá cao, chiếm tới 5% dân số và số ca tử vong về xơ gan ở Việt Nam chiếm đến 3% trong tổng số ca tử vong do bệnh tật gây ra. Các chuyên gia nhận định xơ gan là bệnh lý nguy hiểm. Bởi giai đoạn đầu bệnh thường diễn biến âm thầm không có biểu hiện bất thường nào. Phần lớn các trường hợp được phát hiện khi đã vào giai đoạn cuối, khi đó bệnh đã vô cùng nghiêm trọng, có nguy cơ cao chuyển thành ung thư gan.
Xơ gan tiến triển qua 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn xơ gan còn bù
Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào gan khi này đã bị tổn thương và xơ hóa một phần. Tuy nhiên, các tế bào gan khỏe mạnh vẫn có khả năng bù trừ về chức năng cho những tế bào gan bị xơ hóa nên chức năng gan chưa bị suy giảm quá nhiều. Các dấu hiệu bệnh cũng chưa rõ rệt hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon, đầy bụng, mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụng trên bên phải nôn hoặc buồn nôn. Các biểu hiện này thường bị người bệnh bỏ qua hoặc nhầm lẫm với các triệu chứng mệt mỏi thông thường.
Giai đoạn mất bù
Ở giai đoạn này, gan đã bị tổn thương và xơ hóa nặng, các tế bào lành lặn còn lại không đủ khả năng bù trừ về chức năng cho phần tế bào gan bị tổn thương. Chức năng gan khi này bị suy giảm rõ rệt, các triệu chứng thường gặp như đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, mạch sao, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ.
Các triệu chứng rõ ràng và trầm trọng hơn: cổ trướng, da bụng căng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm …Nếu không điều trị sớm, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như suy gan, xơ gan cổ chướng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng, viêm phổi; và một tỉ lệ khá cao bệnh nhân xơ gan tiến triển thành ung thư gan, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cảnh giác biến chứng của xơ gan
Bệnh xơ gan nguy hiểm như vậy nên rất nhiều người bệnh thắc mắc, xơ gan liệu có chữa được không? Cùng tìm hiểu ngay mục sau đây nhé
Bệnh xơ gan có chữa được không?
Hiệu quả của quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau:
Yếu tố 1: Thời điểm phát hiện bệnh
Nếu phát hiện xơ gan ở giai đoạn còn bù, hy vọng khôi phục lại chức năng gan bình thường là rất lớn. Giai đoạn này chủ yếu điều trị các nguyên nhân gây xơ gan bằng các biện pháp tương ứng, ví dụ: xơ gan do rượu bia thì cần cai rượu bia, xơ gan do viêm gan B thì điều trị bệnh viêm gan B….
Nếu phát hiện xơ gan ở giai đoạn mất bù, ở giai đoạn này, bệnh xơ gan không thể chữa khỏi, vì các tế bào gan đã bị phá hủy nghiêm trọng, không còn khả năng khôi phục. Mục đích điều trị ở giai đoạn này chỉ là điều trị triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tiến triển xấu hay biến chứng. Khi xuất hiện các biến chứng, cần điều trị các biến chứng để giảm bớt khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
Yếu tố 2: Ảnh hưởng của các bệnh mắc kèm
Có nhiều bệnh làm nặng thêm hoặc khiến cho xơ gan tiến triển xấu đi nhanh chóng. Viêm gan B là một trong các yếu tố khiến việc điều trị xơ gan gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy ở nhưng bệnh nhân xơ gan mắc kèm viêm gan B cũng như các bệnh khác, ngoài chú ý điều trị xơ gan còn phải kết hợp điều trị các bệnh mắc kèm này để việc điều trị đạt hiệu quả.
Xơ gan nguyên nhân từ nhiễm virus viêm gan B sẽ khiến bệnh khó trị hơn rất nhiều
Yếu tố 3: Khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Sau khi khám và phát hiện xơ gan, bác sỹ sẽ cân nhắc lựa chọn lộ trình điều trị và thuốc cũng như các biện pháp khác phù hợp với từng bệnh nhân. Để phát huy được tác dụng của việc điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ như thời điểm và lượng thuốc cần dùng,…
Yếu tố 4: Thói quen ăn uống sinh hoạt
Khi bị xơ gan, nếu tiếp tục nạp vào cơ thể các thành phần hại gan như rượu, bia, thuốc lá, các loại thuốc gây độc cho gan, các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiều dầu mỡ,… sẽ làm cho tình trạng xơ gan tồi tệ thêm.
Người bị xơ gan nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung thức ăn nhiều chất đạm, nhất là đạm dễ tiêu: cá, tôm,… ăn nhạt, uống đủ nước mỗi ngày, loại bỏ các thành phần có tính kích thích, gây độc cho gan: rượu, bia, cà phê, chè đặc… Bệnh nhân xơ gan cũng có thể vận động nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, cũng như cần giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng việc điều trị sẽ có hiệu quả.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên dùng các thực phẩm có nguồn gốc từ các dược liệu lợi mật, nhuận gan như: cà gai leo, mật nhân, chè nhân trần, artiso, hạt dành dành, nghệ, lá gai, lá chanh… Trong đó, cà gai leo đã được các nghiên cứu hiện đại chứng minh là có khả năng giảm và làm chậm tiến triển xơ gan hiệu quả. Các sản phẩm có nguồn gốc từ cà gai leo sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị xơ gan.
Phát hiện sớm bệnh gan bằng cách nào?
Thông qua triệu chứng
Bệnh xơ gan ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Nhưng khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng hơn, gan bị tổn thương nặng người bệnh xơ gan có một số biểu hiện như:
- Ăn uống không ngon miệng
- Sụt cân
- Buồn nôn
- Cơ thể mệt mỏi, choáng váng
- Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím và sưng ở chân bụng
- Đôi khi da có sự thay đổi như vàng da, ngứa, sao mạch, lòng bàn tay son hay móng tay trắng
- Gặp vấn đề về thay đổi về trí tuệ như các vấn đề về tập trung hay trí nhớ. Người bệnh là phụ nữ có thể không có kinh nguyệt, nam giới có thể mất khả năng quan hệ tình dục, ngực phát triển và chảy.
- Triệu chứng khác như nôn ra máu, nước tiểu màu nâu, yếu cơ, xương dễ gãy
Người bệnh có thể không biểu hiện hết toàn bộ các triệu chứng trên, một số triệu chứng trên cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Những triệu chứng xơ gan dễ nhận biết
Thông qua nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gan tiến triển thành xơ gan phải trải qua một giai đoạn dài. Một số nguyên nhân gây xơ gan thường gặp bao gồm:
- Uống nhiều rượu
- Viêm gan mạn tính như viêm gan B, C
- Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Thông qua xét nghiệm
Để phát hiện xơ gan sớm hoặc các bệnh lý về gan mật tốt nhất nên sàng lọc gan mật định kỳ 1 năm ít nhất 2 lần. Phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng điều trị. Bên cạnh khám, hỏi về tiểu sử sức khỏe, kiểm tra vật lý người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm như:
- Kiểm tra máu: Mục đích tìm bất thường về gan
- Siêu âm, CT scan hay chụp cộng hưởng từ : Nhằm tìm ra những tổn thương ở gan
- Sinh thiết gan
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh xơ gan tại nhà
Đối với người bệnh xơ gan giai đoạn muộn, hai chân bị phù ngày càng nhiều khiến đi lại nặng nề, ăn uống kém. Do đó, cần cho người bệnh nằm kê chân cao hơn so với tim để góp phần cải thiện tình trạng phù. Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ hàng ngày cho người bệnh đặc biệt khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng để phòng nhiễm trùng răng, miệng giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Ngoài ra, cần để người bệnh nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế người thăm hỏi nhiều.
Theo dõi cân nặng của người bệnh hàng tuần đặc biệt là người bệnh để kiểm tra tình trạng phù và cổ trướng của người bệnh tăng hay giảm. Với những người bệnh nặng cổ trướng quá nhiều gây khó thở cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để chọc hút dịch ra ngoài giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn phù hợp với đầy đủ các chất. Nên sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật, hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm lạ. Thức ăn cần được nấu chín, đảm bảo vệ sinh, chọn thức ăn giúp người bệnh dễ tiêu hóa và hấp thụ. Tốt nhất nên chia nhỏ khẩu phần ăn của người bệnh thành 4 – 5 bữa/ngày, bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại nước ép trái cây.
Người bệnh cần tránh xa các loại rượu bia vì khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Không nên lo lắng, căng thẳng, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không sử dụng các loại thuốc gây hại cho gan như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau paracetamol.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc cho người bị xơ gan
Biện pháp phòng ngừa bệnh xơ gan
Tiêm vacxin phòng viêm gan B là biện pháp bảo vệ gan hiệu quả
Cần chủ động bảo vệ lá gan của mình bằng các biện pháp sau:
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ em và người lớn chưa bị bệnh
- Cần xây dựng lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích
- Không ăn thức ăn sống, thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm kí sinh trùng
- Sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây hư tổn gan
- Không dùng thuốc bừa bãi gây áp lực lên gan
- Đối với người bệnh bị viêm gan B, C mạn tính cần được theo dõi định kỳ 3 – 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm trường hợp viêm gan tiến triển nhằm mục đích hạn chế biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điêu trị các bệnh lý liên quan tới gan