Hỏi:
Chồng tôi vừa đi khám và được chẩn đoán là xơ gan độ 2. Tôi rất lo lắng cho bệnh tình của chồng bởi tôi được biết bệnh này chưa có thuốc trị triệt để. Nhưng điều tôi lo lắng hơn cả là các con của tôi cũng có nguy cơ bị bệnh. Vậy xin hỏi bệnh xơ gan có lây không và lây qua đường nào? Xin nhờ chuyên gia giải đáp.
(Hoàng Lan – Hà Nội)
Trả lời:
Chào Hoàng Lan!
Để giải đáp thắc mắc của bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Mục lục
Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan là hậu quả của quá trình tổn thương gan kéo dài. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do sự tiến triển của các bệnh lý về gan mật như viêm gan virus (đặc biệt là viêm gan B, C), viêm gan do rượu, ứ mật… dẫn đến nhưng tổn thương xơ hóa. Ngoài ra, tình trạng xơ gan cũng có thể khởi phát do tiếp xúc lâu dài với hóa chất, thực phẩm bẩn hoặc ảnh hưởng của một số loại thuốc…
Xơ gan có thể được chia thành 4 mức độ với độ nguy hiểm tăng dần:
- Mức độ 1: Tổn thương nhẹ, gan có khả năng hồi phục.
- Mức độ 2: Sẹo nhiều hơn, tổn thương gan tăng, triệu chứng nặng hơn mức độ 1.
- Mức độ 3: Mô xơ nhiều, xuất hiện triệu chứng nặng như mệt mỏi, đau vùng gan.
- Mức độ 4: Nặng nhất, mô xơ thay thế gan, chức năng gan mất, có biểu hiện nguy hiểm như sút cân, vàng da…
Bệnh xơ gan có lây không?
Việc xơ gan có lây không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ:
- Trường hợp xơ gan do uống rượu bia thường xuyên, tiếp xúc lâu dài với thuốc tây, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại dài ngày thì bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
- Trường hợp xơ gan do bị viêm gan virus (đặc biệt là virus B, C) thì khả năng lây nhiễm cho người khác là rất cao.
Xơ gan lây qua đường nào?
Như đã nói ở trên, yếu tố lây nhiễm chính của xơ gan là nguyên nhân gây nên tình trạng xơ gan. Nếu xơ gan bắt nguồn từ các bệnh lý viêm gan virus (viêm gan B, viêm gan C) thì sẽ có khả năng lây nhiễm virsu. Khi nhiễm virus viêm gan chúng tấn công các tế bào gan gây viêm gan, qua thời gian nếu viêm gan không được điều trị có nguy cơ tiến triển thành xơ gan. Một số con đường lây bệnh có thể kể đến gồm:
Đường máu
Các loại virus viêm gan, đặc biệt là viêm gan B có khả năng lây qua đường máu rất cao bởi máu của người bệnh thường chứa nhiều virus. Việc tiếp xúc với vết thương hở hoặc được truyền máu bởi người bệnh hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay… đều có thể là con đường lây nhiễm.
Đường quan hệ tình dục
Virus viêm gan có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc với dịch âm đạo hoặc tinh dịch của người bệnh. Đáng chú ý, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan qua đường tình dục được cho rằng cao hơn nhiều so với virus HIV.
Nguy cơ lây bệnh cũng sẽ tăng lên đáng kể nếu việc quan hệ tình dục gây tổn thương niêm mạc hoặc chảy máu.
Truyền từ mẹ sang con
Trong suốt giai đoạn mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B hoặc C, tỷ lệ con mắc bệnh cũng tăng lên đáng kể. Quá trình lây nhiễm có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc trong quá trình chuyển dạ, khi em bé được sinh qua đường âm đạo và thậm chí ngay cả khi cho con bú.
Như vậy, xơ gan thông thường không lây qua đường hô hấp và ăn uống nên Hoàng Lan có thể an tâm chăm sóc chồng mà không cần quá lo lắng. Tránh việc cách ly, xa lánh khiến chồng trở nên mặc cảm, vô tình gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Đồng thời bạn cũng nên nhắc nhở chổng duy trì sức khỏe và nâng cao thể trạng bằng các thói quen lành mạnh trong chế độ ăn uống như từ bỏ hoàn toàn rượu bia, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế tối đa đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ khó tiêu, đồ chế biến sẵn…, kết hợp nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc nhẹ nhàng để tránh tăng gánh nặng cho gan.
☛ Tham khảo: Cách phòng bệnh xơ gan
Các biến chứng do xơ gan gây ra
Nếu không được phát hiện, can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, xơ gan có thể gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng. Ví dụ như:
- Xuất huyết tiêu hóa: Các tế bào xơ hóa có thể cản trở dòng máu qua gan, làm tăng áp lực tĩnh mạch, dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày. Trường hợp tĩnh mạch giãn quá mức có thể gây vỡ, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Lúc này, người bệnh có thể bị nôn và đi ngoài ra máu, choáng váng… Tình trạng mất máu cấp tính nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Cổ trướng, phù chân: Xơ gan có thể làm tăng áp lực tĩnh mạch và giảm protein trong máu, dẫn đến phù chân và tích tụ dịch ở bụng (cổ trướng). Tình trạng này kéo dài có thể gây nhiễm trùng dịch cổ trướng, khiến bệnh nhân bị sốt, đau bụng cấp, thay đổi tình trạng ý thức, đe dọa đến tính mạng.
- Hôn mê gan (não gan): Xơ gan ảnh hưởng đến chức năng của gan, làm gan mất khả năng đào thảo độc tố. Người bệnh xơ gan nặng có thể phải đối mặt với các độc tố như khí amoniac (NH3) tại ruột. Các khí này không được loại bỏ mà thay vào đó đi vào máu, làm ảnh hưởng đến não, gây bệnh não – gan. Triệu chứng gặp phải bao gồm rối loạn tri giác, lẫn lộn, thiếu tỉnh táo và có thể dẫn đến hôn mê gan, thậm chí tử vong nhanh chóng.
- Hội chứng gan thận: Xơ gan giai đoạn nặng có thể dẫn đến suy thận. Người bệnh sẽ bắt đầu đi tiểu ít dần, thậm chí không đi tiểu được nữa. Hội chứng gan thận thường xảy ra ở người mắc xơ gan cổ trướng và có tỷ lệ tử vong cao.
- Các vấn đề nhiễm trùng: Chức năng gan suy giảm khiến quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch cũng suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng dịch cổ trướng, viêm phổi…
☛ Đọc thêm: Xơ gan có chữa được không?
Điều trị bệnh xơ gan sao cho hiệu quả?
Như Hoàng Lan đã biết, xơ gan hiện chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm vào việc cải thiện, phục hồi chức năng gan và hạn chế tổn thương gan tiến triển. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ có ý nghĩ vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hạn chế biến chứng.
Thực tế, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị xơ gan khác nhau như:
- Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh: Cai rượu, giảm cân, sử dụng thuốc ức chế virus hoặc một số thuốc khác để kiểm soát nguyên nhân, cải thiện triệu chứng xơ gan
- Điều trị biến chứng xơ gan: Ăn ít muối, sử dụng thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh… đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết khác như dẫn lưu dịch ổ bụng, nối tĩnh mạch, thắt tĩnh mạch thực quản…
- Ghép gan: Trường hợp xơ gan nghiêm trọng, gan mất khả năng hoạt động, ghép gan được xem là biện pháp duy nhất để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
☛ Xem chi tiết: Phác đồ điều trị xơ gan mới nhất của Bộ Y tế
Với trường hợp của chồng Hoàng Lan, xơ gan ở giai đoạn 2 thường sẽ có những triệu chứng rõ ràng xong vẫn chưa quá nghiêm trọng, việc điều trị đúng cách lúc này sẽ giúp mang lại nhiều kết quả tích cực. Bạn nên trao đổi và thường xuyên nhắc nhở chồng tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như việc thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra, đánh giá hiệu quả điều trị cũng như thay đổi biện pháp can thiệp nếu cần.
Ngoài ra, để cải thiện chức năng gan, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương gan diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn mà vẫn đảm bảo an toàn, Hoàng Lan có thể cân nhắc cho chồng sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược với các thành phần như Cà gai leo, Mật nhân, Actiso… Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.
Trên đây Viemgan.com.vn đã giải đáp thắc mắc của Hoàng Lan về việc “Xơ gan có lây không? Lây qua đường nào?”. Hy vọng nội dung này có thể giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về bệnh gan hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn 18001190 (miễn cước) hoặc 0912571190.
Chúc bạn và người thân thật nhiều sức khỏe!