Xơ gan cổ trường là một bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong rất cao, vì vậy vấn đề bệnh xơ gan cổ trướng có lây không được rất nhiều người quan tâm. Tại bài viết này, Viemgan.com.vn sẽ giúp bạn có lời giải đáp chính xác nhất.
Mục lục
Xơ gan cổ trướng là gì?
Cổ trướng là sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong khoang phúc mạc. Xơ gan cổ trướng là bệnh lý về chức năng gan, đây là giai đoạn cuối của xơ gan. Khi bệnh tiến triển tới giai đoạn này khả năng hồi phục và thải độc ra khỏi cơ thể của gan không còn. Bụng của người bệnh phình to ra, chân phù do tích dịch cổ trướng.
Với người khỏe mạnh ở khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng có một khoang ảo không có nước. Nhưng khi giữa lá thành và lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch thì gọi đó là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng. Dịch màng bụng hay dịch cổ trướng có màu vàng nhạt do có một lượng lớn protein dạng albumin.
Đọc chi tiết: Bệnh xơ gan cổ trướng và những điều cần biết
Nguyên nhân gây ra xơ gan cổ trướng
Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng, dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
- Lạm dụng rượu bia: Sử dụng nhiều rượu bia trong thời gian dài khiến tế bào gan bị tổn thương, lâu dần dẫn tới xơ gan, xơ gan cổ trướng. Theo số liệu thống kê có tới gần 72% nam giới nước ta bị xơ gan do sử dụng nhiều rượu bia
- Do virus viêm gan: Những người mắc viêm gan B, C, D nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dễ bị suy giảm chức năng gan và tạo điều kiện thuận lợi cho các mô xơ phát triển nhanh hơn, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến ung thư gan.
- Do gan nhiễm mỡ: Khi gan bị tích tụ mỡ kéo dài khiến gan bị viêm, tạo thành các mô sẹo và khiến gan bị xơ hóa.
- Do bị nhiễm độc: Nếu cơ thể bị nhiễm một số loại hóa chất độc hại như: DDT, phosphor, urethane…cũng khiến gan bị xơ hóa. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trầm cảm gây chuyển hóa tại gan, tại đây các thành phần hóa học của thuốc làm hủy hoại tế bào gan khiến gan xơ hóa.
- Tắc nghẽn mật: Khi mật bị ứ đọng tại gan gây xơ gan, mật bị tắc nghẽn do một số nguyên nhân như viêm, tắc đường mật, teo ống dẫn mật…
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không cân bằng khiến người bệnh thừa cân, béo phì. Đây là đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ rất cao từ đó gây nên các bệnh lý về gan như xơ gan.
- Do máu bị ứ đọng: Suy tim khiến máu bị ứ đọng kéo dài gây tắc tĩnh mạch cửa gan dẫn tới xơ gan
- Nguyên nhân khác: Xơ gan có thể do một số nguyên nhân khác gây nên như ký sinh trùng, xung huyết, lách to…
Xơ gan cổ trướng có lây hay không?
Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan. Xơ gan là hậu quả biến chứng của các bệnh viêm gan, tức là trước khi bị xơ gan, người bệnh đã mắc phải viêm gan do bia rượu, thuốc tây, hóa chất độc hại, thực phẩm bẩn hoặc viêm gan do virus gây ra (đặc biệt là virus B, C) nhưng do không chữa trị triệt để, kịp thời, khiến các tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, dần dần bị xơ hóa và diễn tiến thành xơ gan. Ở giai đoạn xơ gan cổ trướng, người bệnh thường rơi vào trạng thái kiệt sức, đau đớn nhiều và có thể biến chứng thành ung thư gan rồi dẫn đến tử vong.
Vì thế, nhiều người có người thân đang bị xơ gan cổ trướng thường có tâm lý lo lắng không biết bệnh xơ gan cổ trướng có lây không, thậm chí nhiều gia đình còn cách ly người bệnh, không ăn uống, sinh hoạt chung. Theo các chuyên gia gan mật, xơ gan cổ trướng nói riêng và xơ gan nói chung không phải là bệnh có thể lây dễ dàng từ người này sang người khác mà phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
- Với người bệnh xơ gan cổ trướng do rượu bia, thực phẩm bẩn, sử dụng thuốc tây, tiếp xúc hóa chất độc hại lâu ngày, bệnh hoàn toàn không lây nhiễm cho người tiếp xúc.
- Với người bệnh xơ gan cổ trướng do virus, nhất là virus B, C, khả năng có thể lây nhiễm cho người khác qua đường máu, vết thương hở.
Khi bị nhiễm virus từ người bệnh xơ gan cổ trướng thì tỉ lệ viêm gan virus mạn tính và xơ gan rất cao. Vì thế, để phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan từ người bệnh nên chú ý tránh tiếp xúc với vết thương hở, không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, các đồ dùng cá nhân dễ gây trầy trước.
Tuy nhiên, dù là từ nguyên nhân nào thì xơ gan cổ trướng cũng không lây qua đường không khí, hô hấp, ăn uống. Do đó người nhà không nên xa lánh, cách ly người bệnh sẽ khiến người bệnh mặc cảm, có tâm lý không tốt làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Bệnh xơ gan lây qua đường nào?
Bệnh xơ gan xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, tùy từng nguyên nhân xơ gan có lây hay không. Với nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng do các loại virus, ký sinh trùng thì có thể lây nhiễm cho người khác. Những con đường lây nhiễm xơ gan phải kể tới
- Truyền từ mẹ sang con: Người mẹ đang mang trong mình virus viêm gan B nếu mang thai hoặc sinh con khiến thai nhi bị nhiễm bệnh.
- Qua đường tình dục: Virus viêm gan B có thể lây nhiễm từ người bệnh qua người lành thông qua quan hệ tình dục, đặc biệt giữa vợ chồng thì khả năng lây bệnh cao hơn.
- Qua đường máu: Nếu sử dụng chung kim tiêm nguy cơ cao bị lây nhiễm. Hơn nữa, bệnh xơ gan cổ trướng cũng có thể lây nhiễm thông qua dụng cụ, thiết bị y tế không được khử trùng an toàn.
- Qua sinh hoạt hàng ngày: Trong sinh hoạt hàng ngày nếu xuất hiện niêm mạc hoặc phần da bị tổn thương nếu tiếp xúc thân mật với người mang virus viêm gan B hoặc tiếp xúc với dụng cụ ô nhiễm bởi virus viêm gan B như dụng cụ, đồ vật…có nguy cơ virus xâm nhập vào cơ thể lây nhiễm.
Xơ gan cổ trướng là bệnh nguy hiểm cần được phòng tránh. Đặc biệt, cần phát hiện sớm xơ gan ở giai đoạn đầu để điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ra biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc người xơ gan cổ trướng như thế nào?
Vì xơ gan cổ trướng không có khả năng lây nhiễm dễ dàng như vậy nên người nhà bệnh nhân có thể an tâm chăm sóc để người bệnh có thể duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
- Với chế độ ăn uống, người bệnh tuyệt đối kiêng bia rượu, đồ uống có cồn, có ga, không hút thuốc lá, không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chứa nhiều đường, muối, sắt, đạm động vật không ăn mỡ, nội tạng động vật, không ăn đồ chế biến sẵn. Ăn đồ dễ tiêu hóa như cháo, súp với các thực phẩm nhiều chất xơ, đạm thực vật, uống sữa hoặc sữa chua…
- Với chế độ sinh hoạt, nên nằm nghỉ tại giường hoặc vận động hết sức nhẹ nhàng để thận có thể lọc được tốt hơn, kê cao chân hơn so với tim để dễ thở và giảm nhẹ đau đớn.
- Vì chức năng gan đã suy giảm hoàn toàn nên cơ thể rất dễ bị nhiễm độc, sức đề kháng kém nên người bệnh có thể tham khảo sử dụng thảo dược đã được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được chuyên gia khuyên dùng như cà gai leo, mật nhân để giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, bảo vệ các tế bào gan còn khỏe, đồng thời tăng cường miễn dịch, giúp người bệnh kéo dài cơ hội sống.
Xơ gan cổ trướng – phòng bệnh là chủ yếu
Tuy xơ gan cổ trướng không lây nhiễm nhưng vì tính chất nguy hiểm và phức tạp đến nay chưa có phép trị nên hiện nay việc phòng ngừa là yếu tố tiên quyết để có một cuộc sống khỏe mạnh. Mọi người cần nâng cao ý thức giữ gìn lá gan bằng cách chặn đứng các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Để phòng bệnh xơ gan cổ trướng mọi người cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
- Cần tiêm phòng vắcxin viêm gan B cho trẻ em và người lớn chưa mắc bệnh
- Xây dựng lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi tại giường, vận động nhẹ nhàng. Khi nằm ngủ kê chân cao hơn tim để dễ thở và bớt đau đớn
- Chế độ ăn uống khoa học, không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có ga, chất kích thích, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không ăn đồ chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều đường, muối. Không ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, thay vào đó sử dụng đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, thực phẩm nhiều chất xơ, sữa, sữa chua…
- Không sử dụng rượu bia vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và khiến bệnh tiến triển nặng hơn
- Không sử dụng thuốc gây hại cho gan, dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ
- Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật…
Với người đã có các dấu hiệu tổn thương gan do bia rượu, hoặc đang mắc viêm gan virus thì cần đi khám và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ để mong không mắc phải xơ gan cổ trướng.
Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan từ chuyên gia gan mật gọi ngay tới số 0912571190 – 18001190 (miễn cước)