Nghe đến viêm gan virus, nhiều người nghĩ ngay rằng đây là bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Đặc biệt là những cặp vợ chồng mới cưới thường lo lắng liệu có truyền sang con cái của họ hay không. Vậy viêm gan virus A có di truyền không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Viêm gan virus A có di truyền không?
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm gây suy giảm chức năng gan. Viêm gan virus A do chủng virus viêm gan A tấn công và gây bệnh, thuộc một trong số các chủng virus gây viêm gan đang tồn tại hiện nay là virus viêm gan B, C, D, E và G. Tuy nhiên, nếu viêm gan B, C là những căn bệnh có con đường lây truyền từ mẹ sang con thì viêm gan virus A lại là căn bệnh hoàn toàn không có khả năng di truyền từ mẹ sang con.
Viêm gan A không di truyền từ bố mẹ sang con
Viêm gan virus A thường lây truyền qua đường tiêu hóa nên hầu như ai cũng có thể mắc căn bệnh này rất dễ dàng. Viem gan virus A là bệnh cấp tính không có giai đoạn mạn tính, ít gây tổn thương gan và khi đã khỏi bệnh, cơ thể đã sinh ra kháng thể để chống lại virus HAV thì người mắc sẽ không bị tái phát bệnh đến suốt đời.
>> Xem thêm: Những biến chứng của bệnh viêm gan A
Các con đường lây truyền bệnh viêm gan virus A
Tuy không di truyền từ mẹ sang con nhưng viêm gan A rất dễ lây nhiễm trong cuộc sống hàng ngày qua đường tiêu hóa, ăn uống chủ yếu bằng các con đường sau:
1. Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Virus viêm gan A thường khu trú trong các loại thực phẩm bẩn, ôi thiu, nấu chưa chín. Khi ăn phải các thức ăn này, chúng sẽ theo đường tiêu hóa xâm nhập vào tế bào gan và gây bệnh. Do vậy, các chuyên gia gan mật khuyên mọi người cần ăn chín uống sôi, nên tránh ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống không rửa sạch, nên ăn thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh.
2. Uống phải nguồn nước ô nhiễm
Nguồn nước bẩn cũng tiềm ẩn chứa virus HAV nên nếu sử dụng nguồn nước không sạch để uống và chế biến thức ăn hàng ngày thì sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây bệnh.
Sống trong môi trường ô nhiễm là nguyên nhân dễ bị nhiễm viêm gan A
>> Xem thêm: Bệnh viêm gan A có chữa được không?
3. Dùng chung các đồ dùng cá nhân
Nếu bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm gan A thì khả năng bị lây nhiễm virus này là rất lớn. Do vậy, bạn nên dùng riêng đồ dùng cá nhân, khi tiếp xúc với người viêm gan A cần đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ để phòng lây nhiễm.
4. Ăn các loại động vật sống ở môi trường bị ô nhiễm
Bạn cần thận trọng về nguồn gốc của các loại động vật như tôm, ghẹ, cua, sò… bởi nếu chúng sống ở nguồn nước ô nhiễm thì khả năng cao là chúng sẽ mang virus viêm gan A và nếu bạn ăn phải, bạn cũng sẽ mắc bệnh.
Tóm lại, bài viết này đã làm sáng tỏ vấn đề viêm gan virus A có di truyền không và các con đường lây nhiễm viêm gan A. Vì hiện nay, vấn đề môi trường ô nhiễm và mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất phổ biến nên bạn cần có ý thức phòng bệnh và đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ lá gan cũng như sức khỏe của bản thân.
>> Xem thêm: Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm gan A