Cà gai leo được biết đến là một dược liệu rất hiệu quả để “trị” các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, đồng thời cũng có công dụng tăng cường chức năng giải độc gan, bảo vệ gan rất tốt. Tuy nhiên, kinh nghiệm y học cổ truyền có câu nói “ thuốc nào cũng có ba phần độc”, vì vậy, có nhiều người rất cần dùng cà gai leo để trị bệnh nhưng lại còn do dự vì không rõ dùng cà này có gây độc với cơ thể hay không. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời chính xác.
Hình ảnh cà gai leo
Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo
Cà gai leo là thảo dược được ông cha ta sử dụng chữa bệnh từ xa xưa để giải rượu, tiêu độc và mát gan. Cho tới nay, thảo dược này vẫn còn nguyên giá trị đặc biệt là sử dụng chữa bệnh gan. Cùng tìm hiểu đặc điểm cây cà gai leo để nhận biết đúng cây dược liệu này.
Cà gai leo có tên gọi khác nhau như cà bò, cà gai dây, cà quýnh, cà lù, gai cườm…Tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Cây thuộc họ Cà (Solanaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, trải dài từ Bắc đến Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An…
Cây cà gai leo mọc len lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất, cao từ 0,6 – 1m. Thân cây nhẵn, hóa gỗ, phân nhiều cành nhiều nhánh có thể dài tới 6m. Xung quanh thân có gai cong màu vàng và phủ lông. Lá màu xanh, mọc so le có hình trứng hoặc bầu dục. Mặt dưới lá có lông mềm hình sao, màu trắng. Mặt trên của lá có gai. Hoa màu trắng hoặc tím thường chụm lại với nhau từ 3 – 5 hoa. Quả hình cầu nhẵn, khi chín màu đỏ tươi, có cuống dài. Hạt dẹt màu vàng, hình thận.
Cây cà gai leo được thu hái quanh năm, sau đó rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô để dùng dần. Các bộ phận của cây đều dùng để làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, đắng, hơi có độc có công năng phát tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dùng trọng trị bệnh phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho khan, ho gà, dị ứng, xơ gan, viêm nhiễm quanh răng.
Khoa học hiện đại nghiên cứu cây cà gai leo bài bản và chuyên sâu trong đó phải kể đến 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, 4 luận án tiến sĩ và nhiều đề tài cấp cơ sở khác. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ thêm thành phần hoạt chất, tác dụng, hiệu quả của dược liệu Cà gai leo với bệnh gan.
Theo phương pháp phân tích hiện đại: Thành phần hóa học trong cao cà gai leo chứa các alkaloid, glycoalkaloid, saponin, flavonoid,… trong đó chiếm tỷ lệ lớn hơn cả là glycoalkaloid (solasodin). Các tác dụng dược lý của glycoalkaloid trong cao cà gai leo đã được chứng minh bằng các bằng chứng khoa học trong các công trình nghiên cứu lớn:
- Ức chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan phục hồi chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan.
- Có tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư p53 và Rb.
- Ngoài ra cà gai leo còn có tác dụng giải rượu rất tốt.
Cà gai leo tốt như thế nào?
Cà gai leo từ lâu đã được biết đến và sử dụng trong các bài thuốc mát gan lợi mật, không những vậy, cà gai leo còn có thể giải rượu rất tốt ( theo kinh nghiệm dân gian, khi uống rượu chỉ cần nhấm rễ cây cà gai leo hoặc dùng rễ chà răng cũng có thể chống say, nếu đã say rượu rồi thì sắc nước cà gai leo uống cũng giúp nhanh tỉnh rượu).
Bị ấn tượng bởi khả năng chăm sóc và bảo vệ lá gan của loài cây này, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để kiểm chứng tác dụng của cà gai leo. Các kết quả nghiên cứu trả về đều rất khả quan, thậm chí là tốt hơn cả dự kiến trước đó:
– Cà gai leo được chứng minh là có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng điển hình của bệnh gan như vàng da, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải; giúp làm hạ men gan; tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% bệnh nhân có nồng độ virus về dưới ngưỡng phát hiện ( theo nghiên cứu cấp nhà nước do Viện dược liệu trung ương tiến hành). Như vậy, cà gai leo hỗ trợ hiệu quả điều trị viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động.
– Cà gai leo có tác dụng làm giảm tới 27% sự hình thành các sợi xơ, nguyên nhân chính gây ra xơ gan, vì vậy có tác dụng phòng ngừa và làm chậm tiến triển xơ gan hiệu quả. ( Theo đề tài cấp Nhà nước KHCN 1105 do TS. Nguyễn Thị Minh Khai chủ trì).
– Cà gai leo có tác dụng làm tăng cường chức năng gan, giải độc gan, hạn chế tối đa tổn thương tế bào gan do virus cũng như các tác nhân gây hại ngoài môi trường sống, bảo vệ gan hiệu quả.
Các tác dụng của cà gai leo như hỗ trợ chữa viêm gan virus, xơ gan hay các tác dụng khác đều đã được kiểm chứng bằng nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, điều này khiến cho cà gai leo trở thành một dược liệu vô cùng có tiềm năng để ứng dụng vào thực tế chữa bệnh. Nói đến việc điều trị các bệnh gan, các thuốc Tây dùng để điều trị hầu hết có chi phí không hề rẻ và khi dùng các thuốc này người bệnh cũng sẽ gặp một vài tác dụng phụ. Do đó, cà gai leo được quan tâm hơn sau khi được chứng minh là có khả năng hỗ trợ tốt cho việc điều trị các bệnh gan, tuy nhiên dược liệu này vẫn khiến nhiều người bệnh băn khoăn, chưa lựa chọn sử dụng ngay vì còn chưa rõ việc dùng cà gai leo lâu ngày có gây độc hay không.
☛ Xem thêm: Cách sử dụng cà gai leo chữa viêm gan virus, xơ gan
Cà gai leo có độc không?
Có thể khẳng định rằng, việc dùng cà gai leo lâu ngày không gây độc đối với cơ thể. Kết luận này có được trên cơ sở tiến hành nhiều nghiên cứu về thử độc tính của cây cà gai leo. Có thể kể tên một số nghiên cứu điển hình như:
– Đề tài: Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo (lâm sàng giai đoạn 3) – Đề tài cấp Nhà nước, tiến hành tại bệnh viện quân y 103, 354.
– Đề tài: Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan – Đề tài cấp Nhà nước KHCN 1105.
– Đề tài: Nghiên cứu cây Cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan – Luận án Tiến sĩ dược học 2002.
Các đề tài đã tiến hành không chỉ chứng minh được hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh của cà gai leo mà còn chứng minh được cà gai leo có thể dùng lâu dài mà không gây độc cho người sử dụng. Thông tin này khiến cho cà gai leo thực sự trở thành dược liệu số một trong việc hỗ trợ trị bệnh gan và chăm sóc, bảo vệ lá gan cho mọi người.
☛ Xem thêm : Uống cà gai leo có tác dụng phụ không?