Trong vô vàn những loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, bảo vệ gan và hạ men gan, không thể không nhắc đến dược liệu đầu vị cà gai leo. Tuy nhiên, sử dụng cà gai leo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh gan sao cho hiệu quả không phải ai cũng biết. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thảo dược này!
Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan
Đôi điều cần biết về Cà gai leo
- Tên khác: Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.
- Tên khoa học: Solanum hainanense – Hance Solanaceae.
Đặc điểm hình dáng cây cà gai leo:
- Là loại cây có thân leo, dài từ 60-100cm, cây nhỏ và sống lâu năm, mùa sinh trưởng thường là tháng 4-5. Cà gai leo thường bò sát trên mặt đất hoặc leo bám ở trên thân của các cây khác. Các nhánh có thể dài tới 6m hoặc dài hơn.
- Cây phần cành nhánh nhiều, các nhánh có thể dài tới 6m hoặc hơn. Thân nhẵn, hóa gỗ. Các cành cây non tỏa rộng có phủ lông tơ dày, hình sao và cả thân có một lượng gai cong màu vàng phân bố gần nhau.
- Lá mọc so le nhau, có hình bầu dục hay thuôn, gốc lá tròn hoặc có hình nêm, đầu tù. Phiến lá to xẻ thùy không đều, mặt trên sẫm hơn mặt dưới , mặt dưới màu nhạt hơn phủ đầy lông tơ màu trắng, cả hai mặt lá đều có những gai nhỏ ở gân chính, nhất là ở mặt trên. Cuống lá cũng có gai.
- Hoa nở vào tháng 4-6, khi nở thì có màu trắng hoặc hơi phớt tím, có hình xim, mọc ở nách lá thành những cụm nhỏ, mỗi cụm nhỏ thường có 2-5 hoa, cũng có khi 7-9 hoa. Nhị có màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc. Đài hoa có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan nhọn.
- Mùa quả tháng 7-9, quả cây cà gai leo hình cầu nhẵn, mọng, có cuống dài, khi xanh có màu xanh sẫm và khi chín có màu đỏ tươi, đường kính khoảng 5-7mm. Hạt có hình thận dẹt, màu vàng.
>>Xem thêm: Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo
Cà gai leo – hỗ tợ điều trị viêm gan
Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm gan từ cà gai leo
Trong các bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị viêm gan, cà gai leo được sử dụng toàn bộ phận thân, rễ, lá 30g, kết hợp cùng dừa cạn 10g và chó đẻ răng cưa 10g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống 1 thang/ngày. Bài thuốc kể trên vốn đã được áp dụng phổ biến trong dân gian và mang lại hiệu quả tối ưu.
Cà gai leo dưới góc nhìn khoa học
Đi từ bài thuốc dân gian đến khoa học hiện đại, cà gai leo đã được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản với hàng trăm công trình khoa học nhằm khẳng định tính hiệu quả, chuyên biệt của loại dược liệu này trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
- Cà gai leo có tác dụng hạ men gan nhanh chóng
Đây là kết quả đến từ nghiên cứu của cố GS. Phạm Kim Mãn từ những năm 80 của thế kỷ trước. Bởi các bệnh gan thường kèm theo men gan tăng nên trong các nghiên cứu về sau, hầu như nghiên cứu nào cũng chỉ ra rằng thảo dược này giúp men gan trở về bình thường nhanh chóng.
- Cà gai leo là thảo dược duy nhất đến nay được kiểm chứng lâm sàng có hiệu quả hỗ trợ bệnh viêm gan virus
Các đề tài nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại các bệnh viện lớn là Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện 354, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã chứng minh hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan B mạn thể hoạt động hiệu quả không thua kém gì so với thuốc tân dược. Các bệnh nhân thử nghiệm được uống thuốc từ cà gai leo mỗi ngày 6 viên trong vòng 3 tháng. Kết quả các bệnh nhân đều cả thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh như vàng da, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn, men gan trở về chỉ số bình thường sau 2 tháng. Sau 3 tháng đã giảm được nồng virus trong máu, virus viêm gan dưới ngưỡng phát hiện, thậm chí xuất hiện bệnh nhân âm tính với virus.
- Cà gai leo hỗ trợ điều trị xơ gan, làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan
Đề tài cấp nhà nước của TS. Nguyễn Thị Minh Khai và các công trình nghiên cứu khoa học năm 1987-2000 của Viện Dược liệu trung ương đã công bố chiết xuất Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan rõ rệt thông qua cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong các tế bào gan.
- Cà gai leo giúp giải độc gan, hạn chế tổn thương gan
Đề tài khoa học của Tiến sỹ y học Nguyễn Phúc Thái: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo” năm 1998 đã kết luận dịch chiết từ cây cà gai leo giúp bảo vệ gan trong môi trường độc hại, giảm thiểu tối đa hủy hoại tế bào gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương ở gan.
Là người đi đầu trong những công trình nghiên cứu về cà gai leo, GS.TS Nguyễn Văn Mùi (Nguyên PGĐ kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103) khẳng định: “Riêng về điều trị các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động thì cây Cà gai leo thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với các cây thuốc khác được biết đến từ trước đến nay. VÌ thế, có thể khẳng định rằng Cà gai leo là cây thuốc vô cùng quý đối với người bệnh gan.”
>> Xem thêm: Khám phá tác dụng của cây cà gai leo với bệnh gan không phải ai cũng biết