Bệnh viêm gan A là một trong những căn bệnh có tốc độ lây lan cao. Vì thế, việc nắm bắt những thông tin cần thiết về các con đường lây nhiễm viêm gan A là điều quan trọng giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Vậy viêm gan A có thể lây qua những con đường nào? Bài viết sau sẽ giúp làm rõ vấn đề này.
Viêm gan A lây nhiễm qua các con đường nào?
Nếu như bệnh viêm gan virus B, C lây truyền chủ yếu qua đường máu, từ mẹ sang cong và quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ thì viêm gan virus A lại lây qua con đường tiêu hóa, ăn uống. Các con đường lây nhiễm viêm gan A được y học xác định là liên quan chặt chẽ tới thực phẩm, môi trường sống và vấn đề vệ sinh cá nhân.
Viêm gan A lây qua đường tiêu hóa
+ Vệ sinh thực phẩm: Ăn uống không hợp vệ sinh, không ăn chín uống sôi chính là căn nguyên gâu viêm gan A nói riêng và là nguồn gốc gây ra nhiều bệnh khác nhau. Bạn sẽ dễ dàng mắc viêm gan A nếu ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm virus.
+ Vệ sinh cá nhân: Virus HAV sẽ được đào thải qua đường phân vào cuối của thời kỳ ủ bệnh (thường kéo dài hàng tuần cho tới khi khỏi bệnh). Vì thế, nếu người nhiễm bệnh không chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để virus viêm gan A lây sang người khác.
+ Vệ sinh môi trường: Các chất rác thải nếu không có biện pháp xử lý cẩn thận trước khi đưa ra môi trường sẽ là nguồn lây lan virus viêm gan A vào nguồn nước, thực phẩm, con người sử dụng các nguồn nước, thực phẩm dó sẽ vô tình bị nhiễm viêm gan A.
Dựa vào các con đường lây nhiễm viêm gan A ở trên, ta có thể thấy viêm gan A có tỷ lệ mắc cao ở những nơi có môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo, ý thức vệ sinh cá nhân còn chưa cao.
>> Xem thêm: Làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A?
Viêm gan A có những tác hại gì?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn thế giới ước tính có khoảng 1,5 triệu người mắc viêm gan A. Tại nhiều nước đang phát triển, căn bệnh này có thể bùng phát thành những đợt dịch bệnh trên diện rộng làm ảnh hưởng tới nền kinh tế. Do đó, WHO khuyến nghị các quốc gia trên thế giới cần có biện pháp phòng ngừa bệnh và vận động người dân có ý thức vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch…
Các đối tượng mắc viêm gan A cấp tính hầu hết thường ở mức độ nhẹ và sẽ tự khỏi, không cần điều trị nếu có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế tối đa đồ ăn nhiều mỡ, cay nóng, rượu bia và nên nghỉ ngơi thoải mái… Bệnh viêm gan A sau khi khỏi thì sẽ miễn nhiễm suốt đời và không bị tái phát.
Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể diễn tiến nặng, biến chứng thành hôn mê gan, suy gan… với nguy cơ tử vong cao. Do đó, nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh, bạn cũng nên hết sức lưu ý và đến các cơ sở y tế khám, làm xét nghiệm cần thiết để điều trị bệnh kịp thời.
Thực hiện việc ăn uống hợp vệ sinh để phòng bệnh viêm gan A
>> Xem thêm: Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?
Phòng bệnh viêm gan A như thế nào?
Từ các con đường lây nhiễm viêm gan A nói trên, bạn có thể phòng bệnh bằng cách chú ý tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn uống. Cụ thể như sau:
- – Vệ sinh sạch sẽ thực phẩm tươi sống trước khi chế biến.
- – Nên ăn chín uống sôi, tránh đồ ăn tái, ăn sống.
- – Dùng nước sạch để vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- – Xây dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, cọ rửa thường xuyên.
- – Thực hiện việc tiêm phòng vaccin viêm gan A để ngăn ngừa lây nhiễm và đảm bảo sức khỏe.
Áp dụng tốt các biện pháp này chính là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh và tránh lây lan viêm gan A ra ngoài cộng đồng, giúp đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Tìm hiểu cách chữa viêm gan A hiệu quả nhất