Được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” viêm gan B gây phá hủy chức năng gan, dẫn tới suy gan, xơ gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan. Theo số liệu thống kê, tại nước ta tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm 10 – 15% dân số cả nước. Thực tế, rất nhiều người vẫn không hiểu rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này nên có tâm lý chủ quan. Bài viết sau đây cung cấp thông tin về các giai đoạn phát triển của viêm gan B để bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có cách phòng trị hiệu quả.
Mục lục
Viêm gan B có mấy loại?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng bệnh tiến triển sang mạn tính, có thể dẫn tới nhiễm trùng gan, thậm chí ung thư gan gây nguy hiểm tới tính mạng. Viêm gan B được chia làm 2 dạng như sau:
Viêm gan B cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của bệnh do virus viêm gan B gây ra. Bệnh phát sinh đột ngột trong khoảng thời gian ngắn sau khi nhiễm virus HBV. Người bệnh chỉ có một số dấu hiệu nhẹ hoặc không có biểu hiện gì. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị viêm gan B cấp chuyển sang dạng mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm gan B mãn tính: Hay còn gọi là giai đoạn nặng của bệnh, thường có diễn biến phức tạp với các triệu chứng rõ ràng như vàng da, vàng mắt, cơ thể mệt mỏi kéo dài, chướng bụng…Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, viêm gan B mạn tính tiến triển dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường hãy tới các cơ sở y tế uy tín kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Viêm gan B – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Các giai đoạn phát triển của viêm gan B
Viêm gan B cấp tính (giai đoạn đầu)
Các giai đoạn phát triển viêm gan B cấp
Virus viêm gan B sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tăng lên hoặc giảm xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phản ứng miễn dịch của cơ thể, thời gian phát hiện bệnh…Viêm gan B cấp phát sinh trong khoảng 6 tháng đầu kể từ khi người bệnh nhiễm virus. Đây được coi là giai đoạn đầu của quá trình cơ thể nhiễm virus viêm gan B. Theo số liệu thống kê, có khoảng 90% người nhiễm virus viêm gan B cấp tính tự khỏi, 10% người bệnh tiến triển thành viêm gan B mãn tính gây ảnh hưởng tới gan.
Các giai đoạn tiến triển của viêm gan B cấp tính như sau:
Tiến triển thành viêm gan tối cấp: Giai đoạn này gan bị tổn thương nặng dẫn tới suy gan cấp. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, rất hiếm khi xảy ra trường hợp viêm gan B cấp tính tiến triển thành tối cấp. Tỷ lệ xảy ra chỉ chiếm khoảng 1% người bệnh viêm gan B cấp.
Gan phục hồi sau nhiễm trùng và tạo miễn dịch bảo vệ: Sau khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ đào thải virus viêm gan B sau vài tháng đồng thời tạo được miễn dịch bảo vệ gan suốt đời. Cho tới nay vẫn chưa có thuốc trị khỏi bệnh viêm gan B cấp mà chỉ có thuốc hỗ trợ trong điều trị.
Tiến triển thành viêm gan B mãn tính: Cơ thể không thể loại bỏ virus gây bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Hiện nay, người bệnh mắc viêm gan B mãn tính có thể dùng thuốc kháng virus để điều trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn mãn tính người bệnh cần theo dõi và kháng sàng lọc ung thư gan định kỳ. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm phát hiện nguy cơ bệnh sớm để điều trị. Theo thống kê, có tới khoảng 1/4 người bị viêm gan B có thể tử vong do suy gan, xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B cấp tuy không quá nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan, cần chú ý tới sức khỏe của bản thân. Khi viêm gan kéo dài có thể chuyển sang dạng mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh và điều trị giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Triệu chứng của viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp có thể khiến người bệnh sốt nhẹ.
Người bệnh viêm gan B có thể có một số triệu chứng hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
- Sốt nhẹ.
- Đau vùng gan.
- Người nôn nao, khó chịu.
- Đau nhức xương khớp.
- Nổi mề đay, phát ban.
- Thay đổi sắc tố da chuyển sang vàng (vàng da, vàng mắt)…
- Bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn tới suy gan cấp với các biểu hiện như: Rối loạn đông máu (xuất huyết da dưới niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí hôn mê).
Các dấu hiệu của viêm gan B cấp dễ nhầm lẫn với cảm cúm hay suy nhược cơ thể nên khiến người bệnh chủ quan. Thông thường các dấu hiệu sẽ giảm dần từ 1 – 2 tháng, một số người bệnh có thể bị vàng da kéo dài nhưng không quá 6 tháng.
Để phát hiện viêm gan B cấp hay nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng gan cũng như mức độ hoạt động của các loại virus. Sau đó, mới có biện pháp điều trị viêm gan B cấp phù hợp.
Tỷ lệ viêm gan B cấp trở thành mãn tính
Theo số liệu thống kê, có khoảng 90% người mắc viêm gan B cấp tính tự khỏi bệnh hoàn toàn. Số còn lại tiến triển thành viêm gan B mãn tính. Nếu bệnh xảy ra các biến chứng nguy hiểm làm tăng nguy cơ gây tử vong. Việc người bị viêm gan B cấp tính có trở thành mãn tính hay không phụ thuộc vào nhiều vào độ tuổi của người bệnh. Cụ thể:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Có tới gần 90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong năm đầu đời trở thành viêm gan B mạn tính. Có khoảng 30 – 50% trẻ bị nhiễm virus HBV trước khi 6 tuổi bị nhiễm trùng mạn tính.
- Đối với người lớn: Có khoảng 10% người trưởng thành khỏe mạnh nhiễm virus HBV trở thành viêm gan B mạn tính. Trong đó, có khoảng 20 – 30% người trưởng thành bị nhiễm HBV mãn tính phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan B mãn tính (giai đoạn cuối)
Viêm gan B mãn tính là khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng kể từ khi nhiễm virus. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Các dạng viêm gan B mãn tính
Viêm gan B mãn tính có 3 dạng như sau:
Viêm gan B thể người lành mang mầm bệnh: Ở trường hợp này, mặc dù kết quả xét nghiệm viêm gan B sau 6 tháng kể từ khi nhiễm virus HBV dương tính. Tuy nhiên, chỉ số HBeAg và HBV – DNA âm tính. Các chỉ số men gan ở giới hạn bình thường, nghĩa là viêm gan B thể không hoạt động. Người bệnh không nên chủ quan và nên khám sức khỏe định kỳ. Bởi virus có thể được kích hoạt, tái hoạt động bất cứ lúc nào, thậm chí có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như ung thư gan.
Nhiễm viêm gan B thể ngủ yên: Cũng giống với trường hợp nhiễm viêm gan B thể người lành mang mầm bệnh, virus viêm gan B ở thể ngủ yên không hoạt động. Người bệnh chung sống hòa bình với virus HBV, vẫn sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường.
Nhiễm virus viêm gan B mãn thể hoạt động (viêm gan siêu vi B mãn): Khác với viêm gan B mãn thể ngủ yên, virus viêm gan B thể hoạt động sinh sôi và phát triển không ngừng gây tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn tới xơ gan, suy gan, ung thư gan.
Triệu chứng viêm gan B mãn tính
Viêm gan B mãn tính có diễn biến âm thần, lặng lẽ, ít biểu hiện cụ thể nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cách duy nhất để phát hiện bệnh là xét nghiệm máu. Và hầu hết các trường hợp bị viêm gan B mãn tính ở nước ta đều được phát hiện khi hiến máu hoặc khám sức khỏe tổng quát, khám thai… Do không có dấu hiệu gì đặc biệt nên việc phát hiện bệnh khá khó khăn. Tuy nhiên, với người bệnh mắc viêm gan B mãn tính siêu vi có thể sẽ có vài triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, đau tức vùng gan, ngứa, vàng da nhẹ…
Sau nhiều năm mắc bệnh, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của xơ gan như phù chân, báng bụng, xuất huyết da niêm mạc bất thường…Nguy hiểm hơn diễn tiến thành ung thư gan gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Biến chứng viêm gan B mạn tính tiến triển
Viêm gan B mãn tính tiến triển khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, hoạt động ở gan diễn ra khó khăn hơn. Nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời hoặc không thực hiện theo chỉ định của bác sĩ người bệnh có thể xảy ra các biến chứng như:
Xơ gan: Viêm gan B mạn tính tiến triển là tình trạng chức năng gan đã bị suy giảm nghiêm trọng, mọi hoạt động ở gan diễn ra khó khăn. Nếu người bệnh không thăm khám và điều trị kịp thời hoặc không lắng nghe ý kiến của bác sĩ thì sẽ có khả năng gây ra các biến chứng:
Suy gan: Đây là biến chứng khá nghiêm trọng của người bệnh viêm gan B mãn tính. Chức năng gan suy yếu nghiêm trọng, không có khả năng hồi phục người bệnh có thể phải đối mặt với các trường hợp như suy hô hấp, suy tuần hoàn gan…Lá gan bị tổn thương nặng nề và khó thực hiện các chức năng ở gan.
Ung thư gan: Được coi là biến chứng nặng nề nhất của bệnh lý về gan, ung thư gan là một trong những điều đáng lo ngại có thể xảy ra. Bởi khi phát hiện ung thư gan ở giai đoạn muộn, tỷ lệ điều trị thành công vô cùng thấp. Theo số liệu nghiên cứu, người bị viêm gan B mãn tính sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 20 lần so với người bình thường.
Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm của viêm gan B.
Do đó, khi mắc viêm gan virus B hay bất cứ bệnh lý nào khác về gan thì người bệnh vẫn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, kiên trì và tích cực điều trị để hiệu quả điều trị tốt nhất. Thực tế, có nhiều người bệnh ở giai đoạn nhẹ nhưng lo lắng, stress gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe so với những người có tinh thần lạc quan.
Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán viêm gan B
Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm nhằm phát hiện viêm gan B. Bác sĩ tư vấn và xác định người bệnh nên lựa chọn phương pháp nào phù hợp. Sau đây là một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán viêm gan B:
Xét nghiệm HBSAG: HBsAg là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Trường hợp HBsAg âm tính chứng tỏ cơ thể không bị phơi nhiễm virus viêm gan B. Ngược lại, kết quả dương tính chứng tỏ cơ thể bị nhiễm viêm gan B, cần làm thêm các xét nghiệm cụ thể chuyên sâu.
Xét nghiệm chỉ số men gan (ALT): Xét nghiệm thực hiện khoảng 6 tháng/lần. Nếu ALT tăng cao cảnh báo gan đang gặp vấn đề. Nếu men gan bình thường thì người bệnh không cần làm thêm các xét nghiệm khác, trừ khi có dấu hiệu xơ gan hoặc đang sử dụng hóa chất điều trị ung thư.
Xét nghiệm tải lượng vi rút bằng PCR (xét nghiệm HBV DNA): Xét nghiệm này giúp đo lượng virus tồn tại trong máu, nếu kết quả ALT cao, xét nghiệm tải lượng virus sẽ giúp khẳng định tổn thương gan có phải do virus viêm gan gây ra hay không.
Xét nghiệm HBeAg và anti-HBe: Sau khi đã có kết quả xét nghiệm chẩn đoán bạn mắc viêm gan B mãn tính, bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm HBeAg. Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ hoạt động của virus đồng thời gián tiếp phản ánh kết quả lượng virus trong máu. Trường hợp chỉ số HBeAg chuyển từ + sang – và xuất hiện anti-HBe là dấu hiệu cho thấy cơ thể đáp ứng với thuốc. Nhưng không có nghĩa là người bệnh đã khỏi bệnh mà vẫn nên tiếp tục điều trị.
Sinh thiết gan: Sử dụng thủ thuật xâm lấn nên thường không khuyến khích sử dụng rộng rãi. Một số trường hợp sinh thiết gan được áp dụng để đưa ra quyết định điều trị ở người bệnh có men gan tăng nhẹ hoặc không liên tục. Trường hợp đã có đủ bằng chức xác định bệnh thì chỉ định sinh thiết ra sẽ không được đưa ra.
Lưu ý: Sau khi bị phơi nhiễm virus viêm gan B, người bệnh nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan B. Nếu tiêm huyết thanh trong vòng 12 tiếng sau phơi nhiễm giúp bạn tránh khỏi sự xâm nhập của virus viêm gan B. Tuy nhiên, nếu không được tiêm kịp thời bạn sẽ có thể bị nhiễm HBV.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B hiện nay
Điều trị bệnh viêm gan B theo các giai đoạn
Viêm gan B cấp tính (giai đoạn đầu)
Có khoảng 90% người nhiễm viêm gan B cấp tính tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng virus. Nếu người nhiễm virus viêm gan B cấp tính có men gan cao cần nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn để hệ tiêu hóa không hoạt động quá mức. Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu như gạo lứt, chuối, rau xanh…Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, nội tạng động vật…Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương…
➤ Tìm hiểu chi tiết: Người bệnh viêm gan B ăn gì? Kiêng gì?
Chế độ nghỉ ngơi : Nghỉ ngơi điều độ hỗ trợ hiệu quả cho điều trị viêm gan B cấp tính. Để tăng sức đề kháng người bệnh nên kiên trì tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, thiền…Các môn thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp kiểm soát cân nặng, nâng cao hệ miễn dịch trước các virus gây bệnh. Điều trị viêm gan B cấp tính có thể được rút ngắn nếu người bệnh có tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái
Người bệnh viêm gan B giai đoạn đầu nên tập thể dục mỗi ngày nhằm tăng cường sức đề kháng.
Viêm gan B mãn tính (giai đoạn cuối)
Mục đích của việc điều trị bệnh giai đoạn này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan, ngăn chặn khả năng lây lan cho người khác. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng virus: Có thể chống lại virus viêm gan B và làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan của virus.
- Interferon alfa-2b (Intron A): Loại thuốc này thường sử dụng cho người trẻ tuổi không muốn trải qua điều trị lâu dài hoặc phụ nữ đang mang thai.
- Ghép gan: Trường hợp gan bị hủy hoại quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp này nhằm cắt bỏ phần gan bị hủy hoại và thay bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng.