Xơ gan là một căn bệnh nguy hiểm, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, có thể dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời hợp lý. Dưới đây là các giai đoạn phát triển của bệnh xơ gan.
1- Xơ gan là gì?
Gan là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Nó giúp cho sự trao đổi chất, hình thành glycogen, duy trì lượng đường trong máu, sản xuất các enzyme khác nhau giúp đỡ trong quá trình trao đổi chất khác nhau. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng tình trạng của cơ thể khi có trục trặc về gan của chúng ta. Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan, trong đó có một biến dạng của gan như các tế bào gan và các mô bị hư hỏng. Sự biến dạng này dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng máu. Tất cả điều này dần dần dẫn đến sự hủy hoại chức năng của gan.
Nên đọc thêm: Nguyên nhân gây bệnh xơ gan – thủ phạm ở quanh ta
2- Các giai đoạn phát triển của bệnh xơ gan
2.1 – Giai đoạn ban đầu bệnh xơ gan
Đây là giai đoạn đầu tiên, trong đó các mô trong gan dần dần bị tổn thương. Các triệu chứng của giai đoạn này bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi.
- Thỉnh thoảng đau hạ sườn
- Nước tiểu có màu đậm hơn so với bình thường.
- Cơ thể nổi mẩn không rõ nguyên nhân.
- Móng tay thô ráp hơn, lông rụng nhiều.
Xơ gan giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện do chưa có dấu hiệu xơ hóa đáng chú ý. Tuy nhiên, lúc này gan đã bị viêm trong thời gian dài, bắt đầu hình thành các vết sẹo nhằm cố gắng đảo ngược tình trạng viêm.
2.2 – Giai đoạn thứ hai
Đây là giai đoạn xơ hóa, trong đó các mô bị hư hỏng tạo thành các mô liên kết dư thừa. Trong giai đoạn này, các nhiễm trùng lây lan đến các khu vực khác của gan, khả năng đào thải chất độc cũng bị ảnh hưởng do chức năng gan suy yếu. Người bệnh có thể cảm nhận rõ hơn các triệu chứng của bệnh, bao gồm:
- Người mệt mỏi, hay bị đầy hơi khó chịu.
- Cảm giác đau ở hạ sườn phải.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Vàng da, vàng mắt nhưng chưa rõ ràng.
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
Người bệnh vẫn có cơ hội hồi phục nếu tìm đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách.
2.3 – Giai đoạn thứ ba
Trong giai đoạn này, gan đã bị rối loạn chức năng một phần. Lá gan đã tổn thương khá nghiêm trọng, chức năng gan rối loạn làm xuất hiện hiện tượng cổ trướng – tích tụ dịch trong ổ bụng.
Các triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm:
- Người mệt mỏi, sụt cân không kiểm soát.
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân đen.
- Vàng da, vàng mắt.
- Ngứa da, người nổi mẩn.
- Đường huyết không ổn định, nhịp tim nhanh.
- Chướng bụng.
- Phù chân, mắt cá, nặng có thể bị phù toàn thân.
Điều trị xơ gan giai đoạn 3 khá khó khăn, cần có sự kiên trì từ người bệnh cũng như gia đình. Cần tuân thủ theo phác đồ điều trị theo bác sĩ phụ trách, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát triệu chứng.
2.4 – Giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn cuối cùng được đặc trưng bởi sự giữ nước, các hoạt động của gan bị đình trệ hoàn toàn. Ở giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, não gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Thậm chí ung thư gan có thể được hình thành trong giai đoạn này, nó cũng có thể gây ra suy phổi và suy thận. Tất cả điều này dẫn đến gan bị hủy hoại.
Dấu hiệu xơ gan giai đoạn cuối sẽ tương tự như giai đoạn 3 nhưng ở mức độ nặng hơn. Ngoài ra, có thể gặp phải tình trạng như tâm lý thay đổi; thường xuyên buồn ngủ; suy thận gây tiểu ít; viêm màng bụng; dịch ứ đọng trong ổ bụng làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản.
Xơ gan giai đoạn cuối không có phương pháp điều trị, thời gian sống của người bệnh khoảng 12 tháng. Do đó, cách tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị xơ gan đúng cách.
Làm thế nào để phát hiện sớm xơ gan?
Qua triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt. Nhưng theo thời gian, gan bị tổn thương nặng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết sớm tình trạng xơ gan thông qua các biểu hiện nhất định gồm:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi mặc dù không lao động quá sức.
- Ăn uống không ngon, sút cân.
- Nổi mề đay hay mẩn ngứa.
- Mạch máu nổi lên như mạng nhện.
- Lòng bàn tay, bàn chân nổi ban đỏ hoặc móng tay trắng.
- Dễ bị bầm tím.
Ngoài ra, xơ gan giai đoạn sớm còn ảnh hưởng tới sinh lý ở cả nam lẫn nữ. Ở phụ nữ có thể bị vô kinh. Nam giới có ngực phát triển, ham muốn tình dục giảm.
Người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu sớm để lên kế hoạch thăm khám. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các dấu hiệu trên cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Do đó, bạn cũng cần dựa vào các cách khác để xác định nguy cơ mắc bệnh của mình.
Qua nguyên nhân
Bệnh gan tiến triển thành xơ gan phải trải qua một giai đoạn khá dài. Những nguyên nhân gây xơ gan thường gặp do:
- Uống nhiều rượu bia.
- Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan.
- Viêm gan mạn tính B, C.
Qua các xét nghiệm
Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần rất quan trọng giúp phát hiện các bệnh về gan cũng như các vấn đề tiềm ẩn khác. Dựa vào quá trình sàng lọc gan mật, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của lá gan. Từ đó sẽ có lời khuyên đúng đắn cho bệnh. Bạn có thể được tư vấn thực hiện:
- Kiểm tra máu
- Siêu âm, CT scan hay chụp cộng hưởng từ chỉ ra tổn thương gan hay không.
- Sinh thiết gan.
Xơ gan có chữa khỏi không?
Bệnh xơ gan có điều trị được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một yếu tố khiến xơ gan trở nên nguy hiểm là ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ rệt. Nên bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng, khó chữa khỏi xơ gan. Các yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị như:
Thời điểm phát hiện bệnh:
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (còn bù), khả năng khôi phục lại chức năng gan bình thường là rất lớn. Điều trị giai đoạn này chủ yếu là theo nguyên nhân, ví dụ xơ gan do rượu bia thì cần cai rượu, do viêm gan B thì cần điều trị viêm gan B…
Nếu phát hiện ở giai đoạn 4, xơ gan không thể chữa khỏi vì các tế bào gan bị phá hủy nghiêm trọng, không có khả năng hồi phục.
Ảnh hưởng thêm từ các bệnh mắc kèm
Nếu có bệnh nặng khác khiến xơ gan tiến triển nặng hơn. Viêm gan B là một yếu tố khiến điều trị xơ gan khó khăn hơn. Do đó, bệnh nhân xơ gan mắc kèm bệnh lý khác cần chú ý điều trị kết hợp.
Bệnh nhân có tuân thủ điều trị không?
Khi thăm khám xong bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phác đồ điều trị cũng như thuốc và các biện pháp khác cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thói quen ăn uống sinh hoạt
Khi có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thực phẩm tốt cho bệnh nhân, loại bỏ các thành phần gây hại (chất kích thích, bia rượu, cà phê…). Cần vận động nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe, giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào việc điều trị sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có công dụng đã được chứng minh rõ ràng làm chậm sự tiến triển của xơ gan, đồng thời tăng cường chức năng giải độc của gan.