Khi bị suy giảm chức năng gan, lá gan bị tổn thương và không thực hiện đúng vai trò của mình khiến sức khỏe bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau. Nhận biết sớm có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn có biện pháp nhằm cải thiện chức năng gan. Những triệu chứng cảnh báo sau đây sẽ giúp bạn nhân diện chức năng gan suy giảm và có kế hoạch cải thiện sớm.
Mục lục
Suy giảm chức năng gan là gì?
Gan là cơ quan tiêu hóa nắm giữ nhiều chức năng cần thiết cho cơ thể. Khi gan hoạt động quá tải, bị tấn công bởi virus, tác nhân gây hại… làm tế bào gan bị tổn thương. Khi mức độ tổn thương nặng không thẻ phục hồi và hoạt động trở lại làm suy giảm chức năng gan.
Suy giảm chức năng gan hay còn gọi là suy gan là tình trạng lá gan bị tổn thương tới mức biến dạng và không thể tự phục hồi, hoạt động trở lại. Khi gan bị suy giảm chức năng dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Hội chứng suy giảm chức năng gan được phân làm 2 dạng:
- Suy gan cấp tính: Gan bị suy giảm chức năng nhanh, có thể ngừng hoạt động trong vài ngày, thậm chí vài tuần. Phần lớn các trường hợp suy gan cấp đều không có tiền sử bệnh về gan hoặc có dấu hiệu bất thường về gan trước đó.
- Suy gan mạn tính: Gan chịu tổn thương kéo dài nhiều năm, những tổn thương này tích tụ theo thời gian khiến gan không còn hoạt động bình thường nữa, thậm chí gan ngừng hoạt động.
Triệu chứng suy giảm chức năng gan
Gan có khả năng tái tạo tốt nên ở giai đoạn đầu của suy giảm chức năng gan thường khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh khác. Khi có triệu chứng xuất hiện thì cơ thể đã chuyển sang giai đoạn nặng. Tuy nhiên, nếu chú ý người bị suy giảm chức năng gan có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
1. Cơ thể mệt mỏi, thường cảm thấy buồn ngủ
Suy gan khiến chức năng giải độc của gan bị suy giảm, các chất độc hại bị tích tụ lại trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu lên hệ thần kinh làm cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, dễ bị kiệt sức và thường cảm thấy buồn ngủ.
2. Rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân có các dấu hiệu chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng, sợ mỡ, đi ngoài phân lỏng bất thường. Nguyên nhân do gan suy yếu, mật không được bài tiết đủ khiến hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả như trước. Điều này khiến người bệnh không còn thèm ăn và thường xuyên xuất hiện những cơn buồn nôn, tiêu chảy.
3. Mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi mề đay
Gan suy giảm chức năng khiến bạn thường bị nổi mụn nhọt, mẩn ngứa. Điều này được giải thích do gan không đào thải được các độc tố ra bên ngoài nên gây ứ đọng lại trong cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó gây kích ứng làm nổi mụn nhọt, mẩn ngứa trên da.
4. Vàng da vàng mắt
Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu phổ biến cảnh báo chức năng gan suy giảm. Nguyên nhân do bilirubin tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài gây biến đổi sắc tố da và tròng mắt của bệnh nhân.
5. Sụt cân nhanh chóng
Chức năng gan suy giảm khiến gan không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến bạn bị sụt cân nhanh chóng.
6. Hơi thở nặng mùi
Khi gan suy yếu, các chất độc không thể bị thải ra bên ngoài. Đặc biệt là gan chưa lọc hết hoàn toàn lưu huỳnh khỏi các acid amin, chất này tiếp tục đi theo máu và di chuyển tới phổi, tạo nên sự gia tăng hợp chất hữu cơ dimethyl sulfide, cùng với nồng độ amoniac và ketone cao khiến hơi thở của bạn nặng mùi hơn.
7. Da dễ bầm tím
Da dễ bầm tím, dễ chảy máu khi bị thương cũng là dấu hiệu bất thường cảnh báo chức năng gan suy giảm mà bạn không nên bỏ qua. Khi chức năng gan suy yếu kéo theo số lượng protein hỗ trợ quá trình đông máu bị sụt giảm đáng kể. Đồng thời,. các chất độc không được hóa giải và thải ra khỏi cơ thể hoàn toàn, quá trình đông máu cũng bị rối loạn. Bệnh nhân phát hiện máu đông dưới bề mặt da, hình thành các vết bầm tím bất ngờ.
8. Bệnh lý não gan
Hội chứng não gan thường xảy ra ở bệnh nhân suy yếu chức năng gan ở mức xơ gan và suy gan cấp. Khi các chất độc tích tụ lại trong cơ thể mà gan không đào thải được hết sẽ đầu độc não bộ. Các dấu hiệu phổ biến thường là cảm xúc không ổn định, trí nhớ giảm sút, giảm khả năng tập trung, mất ngủ, trầm cảm, hôn mê…
9. Phù nề
Chức năng gan suy giảm khiến các hormone kéo theo hiện tượng giảm tổng hợp albumin, giảm áp lực keo. Nước trong lòng mạch dễ bị thoát ra ngoài gây ra hiện tượng phù. Bạn đầu chỉ phù ở 2 chi dưới, sau nặng dần gây phù toàn thân. Lúc này thường đi đôi với cổ trướng to.
Ngoài ra, chức năng gay suy giảm khi xét nghiệm người bệnh có một số dấu hiệu sau:
- Men gan tăng
- Giảm tiểu cầu
- Albumin máu giảm
- Bilirubin trong máu tăng
- Prothrombin máu hạ dưới 75%, thời gian đông máu kéo dài
- NH3 tăng, Urê cũng có xu hướng tăng trong máu vì giảm bài tiết ra.
Cần làm gì khi xuất hiện triệu chứng suy giảm chức năng gan?
Ngay khi xuất hiện dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan, bạn không nên có tâm lý chủ quan mà chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám cụ thể kết hợp với điều chỉnh lối sống. cụ thể:
1. Thăm khám sớm
Thông qua thăm khám bác sĩ chẩn đoán bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe và tư vấn điều trị hợp lý.
Một số phương pháp chẩn đoán được áp dụng như:
- Chẩn đoán xác định: Bác sĩ thăm khám và hỏi các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải như vàng da, vàng mắt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống kém…
- Thông qua xét nghiệm máu: Xét nghiệm này rất cần thiết nhằm xác định tình trạng hoạt động của lá gan. Thử nghiệm thời gian prothrombin tức là đo thời gian máu đông là bao lâu. Nếu mắc chứng suy gan cấp thì quá trình đông máu sẽ diễn ra chậm hơn bình thường.
- Hình ảnh học: Siêu âm để kiểm tra mức độ tổn thương gan và tìm nguyên nhân gây bệnh. Chụp CT hoặc MRI có thể được đề nghị để kiểm tra gan và các mạch máu.
- Kiểm tra mô gan: Kỹ thuật này giúp xác định nguyên nhân tổn thương gan, biết được mức độ tổn thương ở mức nào.
2. Điều chỉnh lối sống sinh hoạt
Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện hiệu quả chức năng gan, đồng thời giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Về chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi nhiều, không nên làm các công việc nặng nhọc
- Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về gan.
- Không nên thức khuya.
- Duy trì tập luyện hàng ngày, lựa chọn các môn thể thao phù hợp với bản thận để khí huyết lưu thông.
- Kiểm soát tâm trạng, giảm căng thẳng, stress.
Về chế độ ăn uống:
- Hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn hoặc đồ có chứa nhiều chất phụ gia.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho gan như nước gạo lứt, trà atiso, nước ép trái cây…
- Tăng cường bổ sung các loại cá giàu omega 3, dùng dầu oliu, các loại hạt, rau có màu xanh đậm.
- Trái cây mát gan như bưởi, việt quất, nam việt quất, nho.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 10+ thực phẩm cực tốt cho gan nên bổ sung
Phương pháp điều trị suy giảm chức năng gan
Dựa vào tình trạng bệnh lý, điều kiện sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sao cho hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất. Các phương pháp điều trị bao gồm:
1. Dùng thuốc
Những trường hợp suy giảm chức năng gan ở mức độ nhẹ, gan chưa bị tổn thương quá nhiều thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân nhằm ngăn chặn các tác nhân gây suy gan đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 7 sản phẩm tăng cường chức năng gan
2. Phẫu thuật
Những trường hợp gan bị tổn thương 1 phần, bác sĩ chỉ định cắt bỏ phần gan bị tổn thương đó nhằm tránh lây lan sang các vùng gan khác. Đặc điểm của gan có chức năng tự phục hồi nên việc cắt bỏ 1 phần của gan sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bệnh nhân.
3. Ghép gan
Gan bị tổn thương ở mức độ nặng, diện tích khu vực bị tổn thương rộng và không có khả năng phục hồi, gan cũng không thực hiện được các chức năng vốn có của nó thì ghép gan là biện pháp bắt buộc nhằm đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, chi phí thực hiện phương pháp này khá cao và cần có nguồn tạng phù hợp.