Virus viêm gan C là một siêu vi truyền nhiễm qua máu, người bị viêm gan C thường rất khó điều trị và có đến 80% những người bị nhiễm Virus viêm gan C có khả năng trở thành bệnh mãn tính. Để xác định bệnh cần phải làm các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về xét nghiệm chẩn đoán bệnh
1- Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C
Người bệnh viêm gan C nếu như muốn việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất và rút ngắn được thời gian, hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra thì người bệnh cần làm xét nghiệm để kiểm tra, chẩn đoán viêm gan C và các xét nghiệm liên quan để đánh giá mức độ tổn thương gan từ đó mới có thể điều trị bệnh được đúng đắn. Kiểm tra, xét nghiệm viêm gan C sẽ bao gồm bốn chỉ số sau đây:
Xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan C
1.1- Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan mà bạn thường được làm là: AST ( SGOT) và ALT (SGPT) chi tiết thì có nhiều, nhưng để dễ nhớ và tiện thì các bạn có thể nhớ 2 giá trị này thường nhỏ hơn 40 đơn vị (UI) (lưu ý trên mỗi thông số xét nghiệm ở mỗi nơi có những giá trị ngưỡng khác nhau).
Khi giá trị này tăng có giá trị thường thì phải gấp 2-3 lần thì có thể bạn đã bị viêm gan. Và đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C mà chức năng gan tăng cao thì người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá được chuẩn xác hơn.
1.2- Kiểm tra anti – HCV
Xét nghiệm dùng để tầm soát tình trạng nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C là anti – HCV. Đây là một loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng lại với một vài thành phần cấu tạo của siêu vi.
Khi anti-HCV dương tính thì không có nghĩa là cơ thể đã tạo được yếu tố bảo vệ chống lại bệnh này mà chỉ chứng tỏ rằng bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Nói một cách khác, bệnh nhân không được “miễn dịch” với bệnh khi có anti-HCV dương tính.
Cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, lúc đầu anti-HCV âm tính nhưng sau 1-2 tháng thử lại thì thấy dương tính. Đó là do anti-HCV thường xuất hiện muộn sau khi bị nhiễm siêu vi C.
1.3- HCV-RNA
Muốn xác định chắc chắn sự hiện diện diện của siêu vi C, người ta có thể làm thêm xét nghiệm tìm HCV-RNA trong máu.
Xét nghiệm HCV RNA định lượng, phát hiện và đo lường tải lượng RNA virus trọng máu.
Xét nghiệm tải lượng virus thường được sử dụng trước và trong khi điều trị để giúp xác định sự đáp ứng với điều trị bằng cách so sánh số lượng virus trước và trong thời gian điều trị (thường là ở một số thời điểm trong ba tháng đầu điều trị).
1.4- Kiểm tra genotyp
Kết quả của xét nghiệm này đóng vai trò rất quan trọng vào việc điều trị viêm gan C. Tùy vào genotype người bệnh mắc mà có các phác đồ điều trị phù hợp, mỗi genotype khác nhau sẽ có các điều trị khác nhau.
Xác định kiểu gen virus được sử dụng để xác định các loại, hoặc kiểu gen, hiện tại virus HCV có 6 loại chính, phổ biến nhất (genotype 1) là ít có khả năng đáp ứng với điều trị so với genotype 2 hoặc 3 và thường đòi hỏi điều trị lâu hơn.
2. Phải làm gì khi biết mình mắc viêm gan C
Các bác sĩ chuyên khoa gan khuyên người bệnh khi mắc bệnh viêm gan C hoặc nếu như có tiếp xúc với người bệnh viêm gan C không được bảo vệ hoặc trong gia đình có người nhiễm bệnh viêm gan C thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được kiểm tra và làm các xét nghiệm liên quan.
Xét nghiệm máu được cho là xét nghiệm quan trọng và có thể đưa ra được kết quả chuẩn xác nhất về tình trạng bệnh. Khi biết chính xác mình bị viêm gan C rồi thì người bệnh cần phải tiến hành điều trị ngay và điều trị đúng phương pháp và tình trạng bệnh, tránh để bệnh tình quá nặng mà có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Trong quá trình điều trị cũng như sau điều trị viêm gan C thì người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc mà có thể khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Việc điều trị bệnh viêm gan C đòi hỏi thời gian dài, chi phí điều trị cao nên người bệnh cần kiên trì, có niềm tin vào quá trình điều trị để hiệu quả điều trị viêm gan C đạt được cao nhất.
Bên cạnh việc tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ,người bệnh cũng cần điều chỉnh cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: không nên ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn, ngọt cũng cần hạn chế một cách tối đa. Đặc biệt, những người mắc bệnh viêm gan C cần hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích bởi đây đều là những kẻ thù số 1 của gan.
Ngoài những thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt thì các chuyên gia gan mật cũng khuyên người bệnh nên sử dụng kết hợp các thảo dược đã được chứng minh có công dụng tăng cường miễn dịch, tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan như: nhân trần, bồ bồ, ngũ vị tử, diệp hạ châu, cà gai leo… Trong số các thảo dược tốt cho bệnh gan thì cà gai leo là dược liệu duy nhất từ trước đến nay được nghiên cứu chuyên sâu và bài bản với 2 đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia, 4 luận văn tiến sĩ, 5 nghiên cứu lâm sàng và nhiều công trình khoa học nghiên cứu khác. Các nghiên cứu trên đều khẳng định đây là cây thuốc có tác dụng giải độc, chống viêm, hạ men gan, kháng virus, ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế tạo thành các sợi collagen.
Ứng dụng từ những đề tài nghiên cứu khoa học đó, TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh ra đời, kết hợp chiết xuất chuẩn hóa giữa cà gai leo với mật nhân phát huy tối đa tác dụng trong việc: bảo vệ tế bào gan, hạ men gan nhanh chóng, hỗ trị điều trị viêm gan virus và làm chậm sự phát triển của xơ gan. Không chỉ vậy, Giải độc gan còn có tác dụng kích thích miễn dịch nội sinh mạnh từ đó giúp bệnh nhân được cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Điều này đã được chứng minh trong đề tài ” Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch nội sinh của viên giải độc gan ” được thực hiện tại Trung tâm Dược lý lâm sàng Quốc gia từ tháng 8/ 2013 đến tháng 2/2014.