Bách bệnh – Loài Sâm quý của người Malaysia
Bách bệnh (hay Mật nhân) có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour.)), thuộc họ Thanh thất (Simarubaceae), cao 2-8m, lá kép, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhiều lông. Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ. Cuống lá màu nâu đỏ, cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Mùa mật nhân ra hoa quả là từ tháng 3 đến tháng 11. Hoa và bao hoa mật nhân phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Ở nước ta, cây mọc chủ yếu tại miền Trung và Tây Nguyên. Trước khi gây “sốt” tại Việt Nam, Bách bệnh đã được cư dân các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Thái Lan, Campuchia, Lào… biết đến từ lâu với tên gọi Tongkat Ali (Malaysia), Sâm Alipas (Indonesia), “tho nan” (Lào), “antongsar (Campuchia)…
Hình ảnh cây Bách bệnh (Mật nhân)
Bách bệnh được người dân Malaysia coi là tần dược chữa Bách bệnh và họ gọi là Sâm Tongkat Ali, Sâm Alipas…Nếu ai đã từng đến Malaysia sẽ thấy Bách bệnh được bán trong những hộp rất sang trọng, chỉ vài lát rễ có giá cả triệu đồng. Nó được dùng phổ biến với mục đích tăng cường sinh lý nam.
Malaysia vốn là một quốc gia Hồi giáo, đàn ông tại đây được lấy và chung sống với nhiều vợ cùng lúc. Người dân ở đây vẫn lưu truyền giai thoại về người đàn ông có 5 bà vợ, thời trai trẻ vẫn đủ sức “chiều lòng” cả 5 bà vợ này nhưng khi bước sang tuổi tứ tuần thì ngày ngày trốn quanh, đi ngủ sớm. Một lần tình cờ đi rừng, người đàn ông phát hiện loại cây quý khiến ông cứ nhai là bản lĩnh phong độ lại được tăng lên đáng kể. Loại thảo dược này trở thành bí quyết riêng “gối đầu giường” của người đàn ông đó trong một thời gian dài cho tới một lần trót “khoe” với mấy người bạn cùng làng. “Tiếng lành đồn xa”, loài cây giúp người thợ săn cải thiện khả năng sinh lý xưa kia dần trở thành “thần dược” được các quý ông Malaysia vô cùng tôn sùng.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chiết xuất từ rễ Bách bệnh chứa thành phần chính là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit…giúp kích thích cơ thể nam giới tăng tiết hormon testosteron, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng một cách tự nhiên. Đó chính là chìa khóa duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên, như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm,…
Bách bệnh hay Sâm Tongkat Ali, Sâm Alipas được bán theo lát tại nhiều quốc gia châu Á với giá trị lớn
Cây Bách bệnh tại Việt Nam
Trong cuốn sách: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, được NXB Y học phát hành năm 2003, có ghi chép cụ thể:
“Như tên gọi của cây, đây là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh (bách là trăm):
– Vỏ dùng để chứa bệnh ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng.
– Quả dùng chữa lỵ.
– Tại Campuchia người ta dùng để chữa ngộ độc và say rượu, trị gan.
– Lá cây thì dùng để chữa ghẻ, lở ngứa.”
Bách bệnh phân bố tại Việt Nam cũng chính là loài Malaysia tôn sùng thành thần dược với tên Sâm Tongkat Ali. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt chất từ Bách bệnh thu hái tại Tây nguyên Việt Nam cao gấp 1,2 đến 1,5 lần Bách bệnh thu mua tại Malaysia.
Bách bệnh được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian xưa tại Việt Nam
Tuy nhiên kinh nghiệm của người dân Việt Nam lại ít dùng mật nhân để tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, mà dùng với khái niệm tăng cường sức khoẻ nói chung, chống mệt mỏi suy nhược, chữa đau lưng mỏi gối, tiêu hoá kém.
Một tri thức độc đáo của một số dân tộc tại Tây nguyên và nam Trung bộ Việt Nam là dùng Bách bệnh để chữa trị các bệnh lý gan mật như giải độc rượu bia, trị vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt… rất hiệu quả. Đó là lý do một số dân tộc vùng Quảng Nam, Kontum, Bình Định…còn gọi cây này là Mật nhân, Mật gấu, Cây thuốc Gan…Đây là một công dụng mới của Bách bệnh do tri thức bản địa Việt Nam đóng góp vào kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của nhân loại.
Bách bệnh – Cây thuốc tiềm năng cần chú ý phát triển
Năm 2004, khi chiết tách phân đoạn hoạt chất sinh học thuộc nhóm glycoalkaloid trong cây Cà gai leo và cây Bách bệnh (sau đây sẽ gọi là Mật nhân để trùng với tên gọi của đề tài), nhóm nghiên cứu của Viện hoá học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam do GS.TSKH Trần Văn Sung đã kết hợp với Trung tâm dược lý Lâm sàng Quốc gia do nhóm nghiên cứu gồm PGS.TS Nguyễn Trọng Thông – Giám đốc Trung tâm cùng cộng sự đã tiến hành thử nghiệm tác dụng sinh học trên tế bào gan và thử đáp ứng miễn dịch của chế phẩm này.
Kết quả cho thấy: Nhóm hoạt chất từ Cà gai leo và Mật nhân (Bách bệnh) có tác dụng bảo vệ tế bào gan đặc biệt, có thể làm âm tính vi rút gây viêm gan rất rõ nét và có thể ngăn chặn xơ gan tiến triển. Đây là một phát hiện quan trọng bậc nhất hiện nay vì Việt Nam là nước nằm trong vùng có tỷ lệ viêm gan vi rút rất cao và tỷ lệ tử vong do ung thư gan lớn. Hàng năm nước ta tử vong hơn 25.000 người do các bệnh lý về gan mật, chủ yếu là xơ gan và ung thư gan, nhiều gấp 4 lần tai nạn giao thông.
Cà gai leo và bách bệnh kết hợp với nhau tạo nên công thức độc đáo, hiệu quả cho người bệnh gan
Cây Cà gai leo là dược liệu đã được nghiên cứu từ thập niên 70 trong 4 đề tài cấp nhà nước và nhiều luận án Tiến sĩ về tác dụng giải độc gan, hạ men gan, kìm hãm sự nhân lên của virus viêm gan, ngăn chặn xơ gan hiệu quả. Nhưng với Bách bệnh thì đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về tá dụng bảo vệ gan của cây này. Điều đặc biệt là khi kết hợp Cà gai leo với Mật nhân thì tác dụng chống vi rút viêm gan dường như mạnh hơn rõ rệt khi dùng riêng Cà gai leo. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chế phẩm sinh học này, các nhà khoa học còn phát hiện tác dụng tăng miễn dịch cơ thể mạnh – Yếu tố duy nhất có thể làm sạch vi rút gây viêm gan ra khỏi cơ thể cũng như tạo ra kháng thể chống lại chúng đến từ hệ miễn dịch của chúng ta.
Hỗn hợp sinh học từ Cà gai leo và Mật nhân sau đó được Viện Hoá học chuyển giao Công nghệ cho Công ty Tuệ Linh để bào chế thành sản phẩm hoàn chỉnh mang tên Giải độc gan Tuệ Linh. Sản phẩm này lại tiếp tục được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động cho kết quả rất đáng mừng: 100% bệnh nhân hạ men gan, hết vàng da, ăn ngủ tốt, hết đau tức hạ sườn, tăng cân sau 2 tháng sử dụng, 66% giảm nhanh nồng độ virus trong máu. Đặc biệt, ghi nhận tới 6,1% bệnh nhân âm tính với virus viêm gan.
Việc chứng minh thành công tác dụng kích thích miễn dịch của chế phẩm sinh học từ cây Cà gai leo và Mật nhân mà sản phẩm hoàn chỉnh là viên Giải độc gan Tuệ Linh trên thực nghiệm, đã góp phần quan trọng trong công cuộc tìm kiếm giải pháp giúp tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào gan trước virus viêm gan, kiểm soát căn bệnh viêm gan virus nói riêng và các bệnh gan mật nói chung, nhất là bệnh xơ gan và ung thư gan. Điều này càng khẳng định sự quý giá của Mật nhân với sức khỏe con người, là “món quà” quý báu mà thiên nhiên đem tặng cho người Việt cũng như góp phần quan trọng cho sự phát triển dược liệu của nước nhà.
Tuy vậy, cây Mật Nhân phân bố rải rác trong tự nhiên và rất dễ bị nhầm lẫn. Cách đây vài năm đã có trường hợp thương tâm xảy ra khi dùng nhầm rễ mật nhân gây tử vong 1 người. Hơn nữa khả năng tái sinh của Mật nhân thấp, điều này có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng nếu không được khai thác và bảo tồn hợp lý.
Đã đến lúc chúng ta phải trồng trọt loài cây đặc biệt này theo tiêu chuẩn GACP do Tổ chức Y thế thế giới khuyến cáo, nhằm đẳm bảo nguồn cung dược liệu sạch và chất lượng cho thị trường.