Cà gai leo là dược liệu quý, đặc biệt tốt cho gan. Tuy nhiên, nếu chế biến và sử dụng sai cách, công dụng của chúng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách chế biến sử dụng cây Cà gai leo sao cho hiệu quả nhất nhé!
Mục lục
Đôi nét về cây Cà gai leo
Cà gai leo là dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, đặc biệt là các bài thuốc trị bệnh gan. Chúng có tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae và một số tên gọi dân gian khác như cà lù, cà gai dây, gai cườm, cà quýnh…
Cà gai leo có thân nhỡ, thường leo lên thân cây khác hoặc mọc bò dưới mặt đất. Thân cây nhẵn và phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le, có hình thuôn dài hoặc bầu dục, mặt trên màu xanh sẫm, có gai, mặt dưới có lông. Hoa Cà gai leo màu trắng hoặc hơi tím, mọc thành cụm, mỗi cụm có 3 – 5 bông. Quả có hình cầu, màu xanh, khi chín chuyển sang màu đổ mọng. Hạt cà gai leo dẹt và có màu vàng.
Ở nước ta, Cà gai leo mọc hoang ở rất nhiều nơi, từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh Trung bộ và phía Nam. Tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thái Bình…
Một số tác dụng nổi bật của Cà gai leo có thể kể đến bao gồm: giải độc, hạ men gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan, đặc biệt là viêm gan B… Ngoài ra, Cà gai leo cũng được sử dụng để chữa cảm cúm, ho gà, dị ứng, giảm đau nhức xương khớp…
☛ Tìm hiểu thêm: Hình ảnh nhận biết cây Cà gai leo
Cách chế biến sử dụng Cà gai leo
Bộ phận dùng làm thuốc của Cà gai leo bao gồm cả thân, rễ và lá với cách chế biến như sau:
Chế biến sử dụng Cà gai leo tươi
Cách chế biến Cà gai leo tươi hết sức đơn giản, sau khi thu hoạch về, ta chỉ cần loại bỏ các phần bị sâu bệnh, héo úa, rửa sạch toàn bộ phần rễ hoặc thân, lá của chúng, sau đó để ráo nước, cắt khúc là có thể đem sắc uống.
Cách sắc nước Cà gai leo như sau:
- Chuẩn bị khoảng 50 – 60g Cà gai leo tươi, rửa sạch, cho vào ấm, thêm nước và đun sôi.
- Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút.
- Chắt nước thuốc ra bát và uống trong ngày.
Chế biến sử dụng Cà gai leo khô
Để bảo quản Cà gai leo tốt cũng như sử dụng được lâu hơn, chúng sẽ cần được phơi, sấy khô hoặc bào chế sang các dạng khác. Cụ thể:
Cà gai leo khô tự nhiên
Đây là dạng chế biến Cà gai leo theo cách truyền thống. Sau khi thu hái, chúng sẽ được rửa sạch để loại bỏ hết đất cát, bụi bẩn, côn trùng và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo. Tiếp đến rễ và thân sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, lá có thể cắt khúc vừa phải hoặc không. Sau đó đem phơi trực tiếp dưới nắng mạnh.
Khi phơi, có thể phơi riêng từng bộ phận của Cà gai leo như thân, rễ, lá để tiện cho mục đích và nhu cầu sử dụng. Cuối cùng, khi Cà gai leo đã khô, chúng sẽ được gom lại và bảo quản trong bình kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Cà gai leo dạng này thường được dùng để pha trà hoặc sắc nước uống.
Sắc uống: Chuẩn bị 30g Cà gai leo khô, các bước tương tự cách sắc Cà gai leo tươi.
Pha trà:
- Chuẩn bị 1 lượng Cà gai leo khô vừa đủ
- Cho Cà gai leo vào ấm, tráng qua với nước sôi
- Thêm nước sôi vào ấm và hãm trong khoảng 30 phút là có thể dùng.
Cà gai leo sấy khô
Cà gai leo sấy khô cũng có cách chế biến và sử dụng tương tự như Cà gai leo phơi khô. Tuy nhiên, thay vì phơi khô dưới ánh nắng, Cà gai leo sẽ được sấy khô bằng máy móc hiện đại với nhiệt độ thích hợp. Phương pháp này không chỉ rút ngắn thời gian chế biến mà còn giúp đảm bảo hoạt chất cũng như yếu tố vệ sinh, tránh được các loại côn trùng, bụi bẩn lẫn vào khi chế biến.
Ngoài ra, Cà gai leo dạng này cũng hay được các cơ sở sản xuất uy tín sử dụng để cho ra các sản phẩm trà túi lọc, giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn cho việc sử dụng, không mất công đo đếm. Nổi trội phải kể đến Trà túi lọc Cà gai leo Tuệ Linh với 100% hàm lượng Cà gai leo sạch được đong đếm hoạt chất kỹ càng, giúp đảm bảo phát huy tối đa tác dụng trong việc hỗ trợ giải độc, cải thiện sức khỏe và tăng cường chức năng gan.
Với trà túi lọc, mỗi lần dùng chỉ cần lấy 1 – 2 túi trà, thêm nước sôi và chờ trong vài phút là đã có một ly trà Cà gai leo thơm ngon.
Cao khô Cà gai leo
Cao khô Cà gai leo được chế biến bằng cách nghiền mịn Cà gai leo khô. Khi dùng, ta chỉ cần lấy một lượng cao vừa đủ, hòa cùng với nước ấm, khuấy đều là có thể thưởng thức.
Lưu ý: Cao khô Cà gai leo có dạng bột mịn nên rất dễ bị trà trộn với các thành phần khác mà người tiêu dùng không thể nhận biết. Để được sử dụng sản phẩm chất lượng, hãy mua hàng tại cơ sở đáng tin cậy và lựa chọn các thương hiệu uy tín, được kiểm định nghiêm ngặt như Cao khô Cà gai leo Tuệ Linh.
Viên nén
Viên nén Cà gai leo sẽ được sản xuất từ cao khô Cà gai leo hoặc kết hợp với các thành phần khác cùng với tá dược vừa đủ trong 1 viên để tăng cường hiệu quả của dược liệu.
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm viên uống từ Cà gai leo, tuy nhiên nổi trội và được người tiêu dùng ưa chuộng nhất phải kể đến các sản phẩm của Tuệ Linh. Bao gồm:
- Viên uống Cà gai leo Tuệ Linh: Kết hợp giữa cao Cà gai leo và Giảo cổ lam, giúp hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, tăng cường miễn dịch và tăng khả năng bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan…
- Viên uống Giải độc gan Tuệ Linh: Chứa các thành phần cao Cà gai leo và cao Mật nhân, giúp hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B, làm chậm sự tiến triển của xơ gan, thúc đẩy giải độc gan, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, làm giảm các triệu chứng bệnh gan…
- Viên uống Giải độc gan Tuệ Linh Plus: Là thế hệ mới của Giải độc gan Tuệ Linh. Kết hợp cao Cà gai leo với các thành phần Mật nhân, Khúng khéng, Actiso, Kế sữa và vitamin nhóm B, giúp giảm nhanh các triệu chứng vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mẩn ngứa… đồng thời hỗ trợ điều trị men gan cao, phục hồi chức năng gan hiệu quả cho các trường hợp xơ gan, viêm gan virus, sử dụng nhiều bia rượu…
Cách sử dụng: Uống trực tiếp với nước theo liều lượng khuyến cáo in trên nhãn sản phẩm hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia.