Chào bác sĩ,
Em năm nay 23 tuổi, đã lập gia đình. Tháng trước chồng em có đi kiểm tra sức khỏe và phát hiện bị viêm gan B nên em đang rất lo lắng vì biết bệnh này có khả năng lây nhiễm. Vậy bác sĩ cho em hỏi là nếu chồng bị viêm gan B thì có lây sang vợ không? Và em phải làm thế nào để không bị lây nhiễm viêm gan B từ chồng?
Cảm ơn bác sĩ!
Hoài Thương – Hà Nam
Trả lời:
Chào bạn Hoài Thương, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc đang gặp phải về cho chúng tôi. Câu hỏi chồng bị viêm gan B có lây cho vợ không không chỉ bạn mà rất nhiều người khác cũng quan tâm. Vấn đề này được chuyên gia giải đáp chi tiết thông qua những thông tin sau đây. Mời bạn tham khảo nhé:
Con đường lây nhiễm của viêm gan B
Viêm gan B là một loại bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus viêm gan B (Hepatitis B Virus – HBV). Nếu không được phát hiện điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính, gây những hậu quả nặng nề cho gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan,.. Virus viêm gan B được coi là sát thủ thầm lặng vì sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng không gây ra bất cứ triệu chứng nào nên rất khó phát hiện.
Viêm gan B có thể gặp ở mọi đối tượng với tỷ lệ lây nhiễm từ người này sang người khác khá cao. Các con đường lây nhiễm chính của virus viêm gan B bao gồm:
Đường máu: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu nên bất cứ trường hợp nào tiếp xúc với máu hoặc truyền máu từ người đang nhiễm bệnh đều có thể bị nhiễm virus HBV. Bạn cẩn trọng với những hoạt động có khả năng tiếp xúc với máu của người khác như truyền máu, cách chế phẩm qua máu, phẫu thuật, sử dụng chung bơm kim tiêm, sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ phun xăm, xỏ khuyên, vết xước chảy máu,…
Đường tình dục: Virus viêm gan B tồn tại ở cả trong máu lẫn các dịch của cơ thể. Khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn như không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn, quan hệ thô bạo, quan hệ tập thể, quan hệ với gái mại dâm… khiến bạn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B với tỷ lệ khá cao…Virus viêm gan B trong dịch sinh dục có thể lây qua những vết xước nhỏ gây ra trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.
Từ mẹ sang con: Người mẹ bị viêm gan B khi mang thai có khả năng lây nhiễm cho con. Tùy thuộc vào từng giai đoạn trong thai kỳ mà tỷ lệ lây nhiễm khác nhau. 3 tháng đầu thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm HBV là 1%, 3 tháng giữa thai kỳ sẽ là 10%, 3 tháng cuối thai kỳ thì tỷ lệ này lên tới 60-70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%.
➤ Xem chi tiết: Viêm gan B lây qua những con đường nào?
Chồng bị viêm gan B có lây cho vợ qua đường nào?
“Chồng bị viêm gan B có lây cho vợ không?” là câu hỏi không chỉ chị Thương mà rất nhiều người khác quan tâm. Thắc mắc này, chuyên gia giải đáp như sau:
- Qua quan hệ tình dục: khi chồng bị viêm gan B có thể lây nhiễm cho vợ và ngược lại nếu hai người quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn (dùng bao cao su).
- Quan đường máu: thói quen sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, vật dụng cắt móng… khả năng lây truyền HBV từ chồng sang vợ là điều có thể xảy ra. Ngoài ra, trong trường hợp người vợ để vết thương hở của bản thân tiếp xúc trực tiếp với máu của người chồng (nhiễm viêm gan B) từ kim tiêm hoặc dụng cụ sắc nhọn khác thì vẫn có khả năng bị lây nhiễm.
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.
Chồng bị viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm cho vợ, song nếu có biện pháp phòng ngừa thì người vợ hoàn toàn có thể không mắc bệnh. Nếu người vợ đã tiêm phòng viêm gan B, trong cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại virus này, ngăn ngừa chúng tồn tại và phát triển thì khả năng bị lây nhiễm của người vợ ở mức thấp. Ngược lại, nếu người vợ chưa tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thì khả năng lây nhiễm virus viêm gan B từ người chồng có tỷ lệ cao hơn nhiều. Để phòng tránh lây bệnh, người vợ nên đến bệnh viện thăm khám và tiến hành tiêm phòng đầy đủ, cùng với đó là có các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để phòng bệnh hiệu quả
Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ
Mặc dù người chồng bị viêm gan B nhưng người vợ không mắc bệnh nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ và ngược lại, chị Thương và bạn đọc có thể tham khảo thực hiện nhé.
Tiêm phòng viêm gan B
Nếu người vợ chưa tiêm phòng viêm gan B thì nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và tiến hành tiêm vắc-xin ngừa bệnh sớm. Việc này sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ chồng sang. Trước khi tiêm phòng, người vợ cần thực hiện các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để xác định mình đã nhiễm virus viêm gan B hoặc cơ thể có kháng thể hay chưa. Nếu:
- HBsAg dương tính, cơ thể nhiễm virus viêm gan B nên việc tiêm vắc xin không còn hiệu quả nữa.
- HBsAb dương tính, tức là cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B. Khi đó, dựa vào nồng độ HBSAb bác sĩ sẽ đánh giá xem có cần thiết tiêm vắc xin không.
- HBsAg và HBsAb đều âm tính, tức là cơ thể chưa mắc bệnh nên có thể thực hiện tiêm vắc xin nhằm phòng bệnh hiệu quả.
Khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B,cần chú ý tiêm đúng đúng lịch và đủ mũi tiêm theo khuyến cáo để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Tiêm vắc xin viêm gan B cho hiệu quả phòng bệnh lên tới 95%. Tuy nhiên, lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tiêm nhắc lại một liều vắc xin sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó để đảo bảo lượng kháng thể đủ cao nhằm chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B. Khi xét nghiệm HBsAb < 10mUI/ml thì cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiêm ngừa viêm gan B cho người lớn mấy mũi, chi phí?
Không sử dụng chung vật dụng cá nhân
Như đã trình bày ở trên, chồng có thể lây nhiễm virus viêm gan B cho vợ thông qua đường máu, khi người vợ sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,… với người chồng. Vì vậy, để phòng ngừa lây nhiễm, tốt hơn hết người vợ nên sử dụng và để những vật dụng này riêng biệt cách xa các vật dụng của chồng, tránh để máu ở bàn chải đánh răng này dính sang bàn chải đánh răng khác vì như thế virus có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua những vết loét trong khoang miệng.
Trường hợp người vợ đã có tiếp xúc với máu nhiễm bệnh thì cần tiến hành điều trị dự phòng để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B. Lúc này, nếu bị nghi nhiễm bệnh, người vợ sẽ được các loại vắc-xin ngừa viêm gan B từ 7 -14 ngày.
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những con đường lây nhiễm viêm gan B. Vì thế, nếu có vợ hoặc chồng bị nhiễm viêm gan B, để tránh lây nhiễm bệnh cho nhau thì nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Thêm vào đó, người bị nhiễm bệnh cũng nên tiến hành điều trị chuyên khoa để giảm lượng virus gây bệnh về mức thấp nhất, khống chế bệnh tốt, ngăn ngừa gây các tổn thương cho gan.
Khám sức khỏe định kỳ
Nếu có chồng bị nhiễm viêm gan B thì 2 vợ chồng cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần). Việc này có thể giúp người chồng kiểm tra mức tiến triển của bệnh, từ đó tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp để đẩy lượng virus về mức thấp nhất có thể. Khám sức khỏe định kỳ cũng giúp kiểm tra xem người vợ có bị nhiễm bệnh hay chưa, từ đó có các biện pháp cải thiện sớm. Trường hợp có 1 trong 2 người chưa nhiễm bệnh thì cần tiến hành tiêm vắc-xin phòng ngừa ngay vì đây là giải pháp tốt nhất đề phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chị nên cho chồng sử dụng thêm các sản phẩm giúp cải thiện chức năng gan, bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị viêm gan virus B từ đó cải thiện sức khỏe của chồng đồng thời hạn chế lây nhiễm cho bản thân. Sản phẩm nổi bật được nhiều chuyên gia khuyên dùng là Giải độc gan Tuệ Linh Plus. Sản phẩm hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan trong viêm gan virus, xơ gan, người uống nhiều bia rượu, thuốc có hại cho gan. Đồng thời, hỗ trợ giảm triệu chứng: Men gan cao, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, mẩn ngứa do chức năng gan kém. Tham khảo chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY