Chế độ ăn uống và hoạt động của chức năng gan có quan hệ mật thiết với nhau. Ăn uống lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của gan cũng như sức khỏe tổng thể. Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, dinh dưỡng phù hợp giúp bạn cải thiện chức năng gan, hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy suy giảm chức năng gan nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.
☛ Đọc trước: Suy giảm chức năng gan là gì?
Mục lục
Mối quan hệ của chế độ ăn uống đối với sức khỏe của gan
Gan không chỉ là cơ quan nội tạng lớn mà còn được coi là “nhà máy” thải độc, chuyển hóa thức ăn, bài tiết mật, dự trữ vitamin và khoáng chất… Do đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể mà không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách, gan rất dễ bị suy giảm chức năng. Khi bị tổn thương, cơ thể tiêu thụ thực phẩm chậm, ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động trong cơ thể.
Ngoài ra, nếu cơ thể thường xuyên hấp thụ các thực phẩm có chứa chất độc, vượt quá khả năng hoạt động của gan về lâu dài sẽ khiến chức năng gan giảm. Khi bị suy gan hoặc các bệnh lý về gan khiến khả năng đào thải độc tố ra bên ngoài giảm dần. Vấn đề này không chỉ khiến có hại cho gan mà làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác trong cơ thể.
Dinh dưỡng hàng ngày có mối quan hệ mật thiết đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan. Một chế độ ăn phù hợp sẽ hỗ trợ hoạt động của gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý giúp quá trình phục hồi tế bào gan diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, việc bổ sung các dưỡng chất cho các hoạt động còn lại của cơ thể cũng rất quan trọng.
Ngược lại, nếu dùng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm bẩn… gan phải làm việc “vất vả” hơn, theo thời gian khiến gan bị tổn thương nặng nề, nguy hiểm hơn còn có thể bị xơ gan, ung thư gan.
Cung cấp các thực phẩm lành mạnh, đủ chất và hạn chế tối đa các chất độc hại cho gan sẽ giúp gan hoạt động hiệu quả, ngăn chặn các yếu tố ảnh hưởng xấu tới gan. Vậy giảm suy chức năng gan nên ăn gì? Kiêng gì để tốt cho sức khỏe bản thân.
Người bị suy giảm chức năng gan nên ăn gì?
Đừng quên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn để củng cố chức năng gan nhé.
Trái cây mát gan
Hầu hết các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại quả đặc biệt tốt cho lá gan, bạn nên bổ sung mỗi ngày nếu đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm chức năng gan.
- Bưởi: Không chỉ chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp giải độc gan, mà còn chứa hợp chất flavonoid giúp bảo vệ gan khỏi các gốc tự do đồng thời hạn chế sự phát triển của bệnh lý ở gan. Ngoài ra, maringenin giúp giảm hàm lượng chất béo ở gan, tăng số lượng enzyme xử lý chất béo ở gan.
- Nho: Nho và các sản phẩm chiết xuất từ hạt nho đều mang đến những lợi ích tuyệt vời cho gan như giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương, giúp cải thiện chức năng gan hiệu quả.
- Táo: Dồi dào lượng vitamin C và acid D-glucaric có tác dụng hỗ trợ đào thải các chất béo ra khỏi gan, bảo vệ gan.
- Quả mọng: Việt quất, nam việt quất, mâm xôi, dâu tây… có chứa chất chống các gốc tự do giúp làm chậm tổn thương ở gan, hạn chế xuất hiện các mô sẹo.
Ngoài ra, các loại trái cây khác như chuối, lê gai, dưa hấu, quả bơ, đu đủ… cũng được xếp vào danh sách những loại quả đặc biệt tốt cho gan, giúp gan khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Các loại rau củ
Đây là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào rất cần thiết đối với hoạt động của gan. Trong đó, một số loại rau củ đặc biệt hỗ trợ chức năng gan hoạt động tốt hơn như:
- Mướp đắng: Giàu nước và chất xơ nên giúp thanh lọc gan, kích thích hoạt động tiết mật, điều hòa men gan.
- Cà chua: Cung cấp các vitamin A, C, K giúp ngăn ngừa xuất huyết, hạn chế phát triển xơ gan. Ngoài ra, cà chua còn chứa các chất chống oxy hóa và làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
- Bí ngô: Rất giàu vitamin C và carotenoid cao hỗ trợ quá trình chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Các loại rau sẫm màu: Rất giàu vitamin tốt cho sức khỏe, điển hình như bông cải xanh, rau ngót, rau chân vịt, cải xoăn…Chẳng hạn như bông cải xanh làm tăng hàm lượng enzyme giải độc, hạn chế các tổn thương ở gan.
Củ cải đường, nghệ, tỏi, hành… cũng rất tốt cho gan, giúp hạn chế áp lực của gan và giảm viêm nhiễm hiệu quả.
Thực phẩm giàu protein
Một trong những vai trò của gan là dự trữ protein trước khi mang đi phân bổ khắp cơ thể. Do đó, bạn đừng quên bổ sung nhóm thực phẩm này nếu muốn gan hoạt động hiệu quả. Các thực phẩm giàu protein phải kể đến như thịt lợn nạc, thịt gà, trứng… Tuy nhiên, cần lưu ý không nên quá lạm dụng thực phẩm này, chỉ nên dùng với lượng phù hợp đối với cơ thể là 1 – 1,5g/kg trọng lượng.
Các loại cá béo
Chất béo có trong các loại cá béo rất tốt cho sức khỏe của gan, đặc biệt là omega – 3. Đây là chất béo lành mạnh có tác dụng giảm viêm, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo, cải thiện đề kháng insulin, chống viêm rất hiệu quả.
Các loại cá béo phải kể đến như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi… Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh gan chỉ nên tiêu thụ 15 – 30g chất béo mỗi ngày.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, macca… chứa chất béo lành mạnh và chất xơ rất tốt cho cơ thể, giúp chống oxy hóa và cải thiện nồng độ men gan ở bệnh nhân. Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, ăn hạt óc chó ít nhất 5 – 6 lần/tuần mỡ gan giảm khá đáng kể so với những người ăn ít hơn.
Dầu oliu
Dầu oliu được xếp vào danh sách chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe gan cũng như sức khỏe tổng thể. Nếu bạn tiêu thụ khoảng 6,5ml/ngày giúp cải thiện men gan, giảm lượng chất béo trong gan. Bên cạnh đó, dầu oliu còn giúp tăng lưu lượng máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Đậu xanh
Có tác dụng tố trong việc chuyển hóa chất béo ở gan, giúp thanh nhiệt và làm mát gan hiệu quả nên hỗ trợ lưu thông máu ở gan thuận lợi hơn.
Sữa chua
Giàu lợi khuẩn probiotic nên có tác dụng rất tốt trong việc tái tạo gan, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Các loại đồ uống có lợi cho gan
Có nhiều loại nước uống rất gần gũi với chúng ta, dễ làm lại rất tốt cho gan nhưng không phải ai cũng biết. Bạn nên bổ sung loại nước này thường xuyên, ngay cả khi gan chúng ta còn đang khỏe mạnh nhé.
- Trà xanh: Là thức uống rất có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là lá gan. Chúng cải thiện chất béo và lượng enzyme trong gan. Tiêu thụ trà xanh hàng ngày với liều lượng phù hợp có thể giúp bạn chống lại bệnh tim mạch cũng như các rối loạn của gan, giảm nguy cơ ung thư gan.
- Trà đỗ đen/gạo lứt rang: Đỗ đen và gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi mang lại lợi ích cho sức khỏe, giúp thải độc trong gan rất hiệu quả.
- Nước ép nha đam: Nha đam có chứa nhiều dưỡng chất thiên nhiên giúp giảm viêm, tăng miễn dịch. Ngoài ra, nha đam còn rất giàu nước, hỗ trợ thanh lọc và giải độc gan thận mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
☛ Đọc thêm: Uống gì để cải thiện chức năng gan hiệu quả
Suy giảm chức năng gan cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho gan bạn nên bổ sung mỗi ngày thì cũng có nhiều nhóm thực phẩm tạo thêm gánh nặng cho gan cần tránh. Điển hình như:
Nội tạng động vật
Những món ăn được chế biến từ nội tạng động vật như tim, gan, ruột non, ruột già… giàu cholesterol gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của gan như cản trở gan bài tiết mật, ảnh hưởng tới quá trình lọc thải độc tố, ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa chất béo. Do đó, đây là nhóm thực phẩm mà bạn cần kiêng, đặc biệt khi chức năng gan đang bị suy giảm.
Rươụ bia và đồ uống có cồn
Ai cũng biết rượu bia và đồ uống có cồn rất có hại cho gan. Khi dung nạp vào cơ thể, gan phải tạm dừng các chức năng khác để đào thải rượu ra khỏi máu. Thường xuyên sử dụng rượu bia trong thời gian dài được xem là nguyên nhân chính khiến chức năng gan suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. Do đó, bạn cần hạn chế loại đồ uống này ra khỏi thực đơn ăn uống của mình nhé.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ có chứa nhiều chất béo bão hòa khiến gan phải xử lý. Chất béo này được xem là nguyên nhân gây ra béo phì, gan nhiễm mỡ. Người mắc bệnh gan, chức năng gan suy giảm nên han chế thực phẩm này là tốt nhất. Hãy thay thế bằng dầu thực vật thay cho mỡ động vật để hạn chế dung nạp tối đa loại chất béo bão hòa này vào cơ thể.
Thịt đỏ
Các loại thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt cừu… được nhiều người yêu thích bởi sự thơm ngon, bổ dưỡng của nó. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh gan cần kiểm soát việc hấp thụ loại thực phẩm này. Bởi chúng rất giàu đạm, nhiều mỡ và protein, gây áp lực lên gan khiến gan phải hoạt động nhiều hơn.
Thực phẩm nhiều muối
Các thực phẩm nhiều muối như thịt xông khói, dưa chua, măng chia, cà muối… có chứa hàm lượng muối cao rất độc hại cho cơ thể. Natri cao gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất mật và sự phân hủy chất béo, tiêu hóa protein cũng như các chức năng trao đổi khác. Từ đó, làm tăng tỷ lệ tế bào chết trong gan, dễ dẫn tới xơ gan.
Thực phẩm cay nóng
Các món ăn cay nóng khi vào cơ thể khiến hệ tiêu hóa bị nóng, hạn chế khả năng bài tiết chất béo của gan. Vì vậy, người suy giảm chức năng gan nên hạn chế thức ăn cay để hạn chế nguy cơ bệnh phát triển.
Lưu ý khi lựa chọn và chế biến thực phẩm cho người bệnh gan
Song song với việc cân nhắc, lựa chọn các thực phẩm tốt cho gan, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề trong chọn và chế biến món ăn như sau:
- Lựa chọn các thực phẩm còn tươi, có nguồn gốc rõ ràng và bảo quản đúng cách.
- Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng hấp, luộc, nướng để hạn chế dầu mỡ.
- Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày với các bữa chính phụ xen kẽ. Bổ sung các loại trái cây, sữa hạt giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn nhẹ.
- Không sử dụng thực phẩm bẩn, đồ ăn đã ôi thiu, không rõ nguồn gốc để hạn chế các chất độc hại cho gan.
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, bệnh nhân cần duy trì tập thể dục với cường độ phù hợp để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Khi có các dấu hiệu bất thường như đau tức hạ sườn, gan sưng to, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, giảm cân bất thường… người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám, thực hiện kiểm tra, xét nghiệm để phát hiện sớm các bệnh lý về gan và có phương án điều trị phù hợp.
☛ Có thể bạn quan tâm: Top 7 sản phẩm tăng cường chức năng gan tốt hiện nay
Những thông tin sau đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về “Bị suy giảm chức năng nên ăn gì và kiêng gì?” rồi phải không. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ có lợi cho gan mà còn giúp nâng cao sức khỏe toàn diện. Người mắc bệnh gan ngoài việc ăn uống khoa học nên kết hợp dùng thuốc, tập luyện thể thao hàng ngày để phục hồi chức năng gan nhé.