Là dược liệu nổi tiếng với công dụng giải độc, bảo vệ gan, Cà gai leo đang ngày càng được ưa chuộng, khiến cho các thông tin về cà gai leo cũng được đăng tải rầm rộ, kèm theo đó là sự khó kiểm chứng thật giả của thông tin. Do vậy, với vị trí là một đơn vị có kinh nghiệm hơn 10 năm phát triển cà gai leo, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những thông tin đáng tin cậy về đặc điểm nhận biết cây cà gai leo, giúp bạn có những cái nhìn khách quan nhất về loại dược liệu nhiều người đang quan tâm này.
Cây Cà gai leo
Mục lục
Đặc điểm cây cà gai leo
– Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Cây còn được gọi với một số tên khác như cà gai dây, cà vanh, cà quýnh, cà lù, gai cườm, chẻ nam, b’ rongoon; họ Cà Solanaceae. Cà cai leo sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Ở Việt Nam, vùng phân bố của cây này khá rộng, bao gồm các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận.
– Cà gai leo thuộc loại cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn. Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.
– Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc thuôn, gốc hình tròn hoặc hình nêm, đầu tù; phiến lá có thùy nông, không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai.
– Hoa màu tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi có 7 – 9 hoa; đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan nhọn; nhị 4 màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.
– Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín màu đỏ, đường kính 5 – 7 mm; hạt hình thận màu vàng.
– Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9.
– Rễ, thân và lá cà gai leo được thu hái quanh năm để làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để bảo quản, dùng lâu dài.
☛ Xem thêm:: Cà gai leo là cây gì?
Coi chừng nhầm lẫn cây Cà gai leo với các loại cây khác
Cà gai leo hay bị nhầm lẫn với cà dại, cà tàu và cà độc dược. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát kỹ thì bạn có thể dễ dàng phân biệt các loại cà này, tránh dùng nhầm lẫn thì không những không thấy được hiệu quả chữa bệnh mà còn mắc thêm bệnh vào người.
Đặc điểm | Cà gai leo | Cà dại | Cà tàu | Cà độc dược |
Hình ảnh | ||||
Thân | Thân cây nhỏ, leo, gốc hóa gỗ, nhẵn, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. | Cà dại cao hơn cà gai leo, thân cà dại mọc đứng, thường cao từ 2-3 m. | Toàn thân cây có màu xanh lục nhạt, gần giống các loại cà cho ăn quả. Toàn thân có gai nhọn, sắc. | Thân thảo cao tầm 2m, phần gốc hóa gỗ, cành non có màu xanh lục hoặc tím |
Lá | Lá mọc so le, phiến lá có thùy nông, không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; gân chính, cuống lá cũng có gai. | Lá cây cà dại to hơn lá cà gai leo. | Lá cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng, cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai nhọn sắc | Lá mọc so le, hình trứng. |
Hoa | Hoa màu tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi có 7 – 9 hoa | Hoa mọc thành cụm, số lượng nhiều và to hơn cà gai leo | Cụm hoa tán ngoài lách lá mọc thành chùm 3-5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8-9 cm. | Hoa to, có hình giống hoa rau muống |
Quả | Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín màu đỏ, đường kính 5–7 mm | Cà dại có quả màu vàng, đường kính quả cà dại 10-15mm lớn hơn cà gai leo. | Quả không có lông tròn, có bớt rằn xanh, khi chín màu vàng tươi đường kính 2,5 -3 cm. | Quả tròn, có gai nhọn. |
Tác dụng của cà gai leo
Theo các sách y học cổ truyền ghi lại, cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc, dùng để tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Trong dân gian vẫn truyền lại những bài thuốc từ cà gai leo để chứa rắn cắn, tê thấp, ho gà, chữa vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, giải rượu, giải ngộ độc rượu, làm hạ men gan, giải độc gan.
Nhận thấy cà gai leo có hiệu quả đặc biệt tốt trên gan và các bệnh về gan, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều nghiên cứu để kiểm chứng, chứng minh các công dụng này của cà gai leo.
Từ những thập niên 90, Viện dược liệu trung ương đã tiến hành 2 đề tài cấp nhà nước, 4 luận án tiến sỹ, nhiều luận văn nghiên cứu về Cà gai leo. Các đề tài này đều mang lại kết quả vô cùng khả quan:
Nhóm được dùng thuốc từ cà gai leo thấy các triệu chứng lâm sàng (vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải) đều giảm nhanh; men gan (transaminase) và billirubin về bình thường nhanh hơn các nhóm không được dùng cà gai leo; tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% bệnh nhân có nồng độ virus về dưới ngưỡng phát hiện.
Các nghiên cứu khác còn phát hiện cà gai leo còn làm giảm sự hình thành các tổ chức xơ, giảm xơ gan tới 27% trên nhóm bệnh nhân được khảo sát. Đặc biệt, tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều không gặp bất kì tác dụng phụ nào khi dùng cà gai leo. Như vậy, cà gai leo có hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm gan virus, ngăn ngừa xơ gan tiến triển rất tốt.
Đặc biệt, Cà gai leo sẽ phát huy công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan cao nhất khi kết hợp với Mật nhân. Mật nhân cũng là một dược liệu “vàng” trong việc chăm sóc lá gan. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mật nhân có tác dụng tăng cường chức năng giải độc của gan, làm chậm quá trình các tác nhân có hại phá hủy tế bào gan, kích thích sự tái sinh của các tế bào gan mới, đồng thời có công hiệu lợi mật rõ ràng.
Kết quả khả quan của các nghiên cứu về cà gai leo và mật nhân được công bố trong tình hình các bệnh về gan như viêm gan B, xơ gan đang khiến cho hàng nghìn người Việt phải khổ sở, đã mang lại niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân và người thân của họ.
Với mong muốn giúp chăm sóc lá gan của hàng triệu người Việt, các chuyên gia hàng đầu về dược liệu và các vấn đề gan mật đã bỏ công sức nghiên cứu, bào chế, kết hợp 2 dược liệu quý đối với gan là cà gai leo và mật nhân ra đời sản phẩm làm tăng hiệu quả của cả 2 thảo dược này trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus, men gan cao, làm chậm sự phát triển của xơ gan, bảo vệ và tăng cường chức năng gan. Những tác dụng này không chỉ là lời suy đoán mà đã được kiểm chứng bằng các nghiên cứu lâm sàng.
Bài thuốc dùng cà gai leo chữa bệnh
Cà gai leo là thảo dược có nhiều công dụng khác nhau trong điều trị bệnh, dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh tốt nhất có sử dụng vị thuốc trên.
Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống ung thư gan:
- Cà gai leo 30g
- Cây dừa can 10g
- Diệp hạ chậu 10g
Các nguyên liệu trên cho sao vàng và sắc lên uống, ngày uống 1 thang cho tới khi biểu hiện của bệnh thuyên giảm
Chữa rắn cắn:
Sử dụng cà gai leo 30 – 50g rễ cà gai leo tươi sau đó rửa sạch, giã nhỏ và hòa với 200ml nước. Cho người bị rắn cắn uống ngày, dùng 2 lần/ngày. Sang tới ngày thứ 2 sử dụng rễ cà gai leo khô 30g sao vàng và sắc nước uống ngày 2 lần. Sử dụng từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi hẳn
Chữa sưng chân răng:
Hạt cà gai leo 4g tán nhỏ sau đó cho vào chén đồng cùng chút sáp ong, đốt lên và xông khói vào chân răng. Áp dụng ngày 1 lần, sau vài ngày sẽ khỏi
Chữa phong tê thấp, nhức mỏi, đau lưng:
Chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
- Cà gai leo 10g
- Thổ phục linh 10g
- Dây gấm 10g
- Kê huyết đằng 10g
- Lá lốt 10g
Các nguyên liệu trên cho vào 1 thang thuốc sắc và uống trong ngày, dùng liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện.
Giải rượu:
Cà gai leo có tác dụng giải rượu rất hiệu quả, chỉ cần sử dụng cà gai leo khô 50g hãm với nước rồi uống thay nước hàng ngày. Sử dụng cách này giúp nhanh chóng tỉnh rượu và bảo vệ gan.
Những lưu ý khi dùng cà gai leo
- Chỉ nên dùng cà gai leo với một lượng vừa đủ để điều trị bệnh
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng cà gai leo vì khi này hệ miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiện để thực hiện hết chức năng của mình
- Cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ không nên sử dụng
- Thời kỳ cho con bú không nên dùng cà gai leo vì có thể ảnh hưởng tới tuyến sữa, ảnh hưởng các dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ
Sử dụng cà gai leo không đúng mục đích, không đúng cách không những không chữa bệnh mà còn gây ra tác dụng phụ vô cùng lớn. Ngoài ra, khiến thời gian chữa bệnh kéo dài, trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống của người bệnh.
Theo Viemgan.com.vn