Ngoài các yếu tố hiển hiện gây viêm gan như uống rượu bia thường xuyên, sử dụng thuốc tây dài ngày, nếu đang sống khỏe mạnh mà bỗng dưng thấy mệt mỏi, vàng da, rối loạn tiêu hóa… thì rất có thể viêm gan virus đã “chiếm đóng” lá gan của bạn từ bao giờ. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh viêm gan phổ biến và chính xác nhất mà bạn không được bỏ qua để kịp thời có biện pháp giải cứu lá gan.
Mục lục
Bệnh viêm gan có những dấu hiệu điển hình nào?
Viêm gan là căn bệnh tiến triển âm thầm mang theo những triệu chứng rất khó nhận biết cho tới khi nó làm suy giảm chức năng gan của người bệnh. Viêm gan có nhiều nguyên nhân gây ra và với mỗi nguyên nhân lại có một thể bệnh khác nhau với các triệu chứng điển hình khác nhau. Cụ thể:
1. Bệnh viêm gan virus
Hiện nay đang tồn tại 5 loại viêm gan do virus gây ra, được gọi là các loại A, B, C, D và E. Trong các loại này thì viêm gan B, C nguy hiểm hơn cả vì mức độ lây truyền nhanh chóng và người nhiễm hai loại siêu vi này đều rất mơ hồ về biểu hiện. Theo thống kê, trong thời kỳ khởi phát có tỉ lệ 3-5% người bệnh không hề có triệu chứng gì. Những triệu chứng nằm trong số phần trăm tỉ lệ còn lại bao gồm:
- Vàng mắt, vàng da. Đây triệu chứng điển hình nhất của viêm gan virus.
- Bị rối loạn tiêu hóa (chán ăn, sợ mỡ, buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn đại tiện).
- Xuất hiện sốt nhẹ.
- Có thể xuất hiện đau các khớp (khởi phát kiểu viêm khớp).
- Viêm xuất tiết (kiểu giả cảm cúm) với các chứng sổ mũi, đau họng, ho khan cùng với sốt.
- Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (kiểu khởi phát suy nhược thần kinh).
- Các dấu hiệu khởi phát bệnh kể trên thường kèm theo sốt nhẹ hoặc vừa, đau tức vùng hạ sườn phải.
Xem thêm: Viêm gan virus B – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
2. Bệnh viêm gan do rượu
Viêm gan do rượu bia xảy ra khi lá gan bị chất cồn (ethanol) trong bia rượu tấn công và gây tổn thương các tế bào gan. Diễn biến và triệu chứng của bệnh có thể ở mức độ gia tăng từ nhẹ đến nặng:
- Thể nhẹ thường rất ít hoặc không có triệu chứng, nếu có thì chỉ là sự phát hiện bất thường men gan trong máu.
- Thể nặng hơn là men gan tăng cao rõ rệt, cơ thể mệt mỏi, đau tức phần hạ sườn, có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiêu hóa kém, nước tiểu sậm màu, phân có màu nhạt hay màu đất sét, thường sốt về chiều tối.
- Đợt tấn công viêm gan cấp có thể khiến bệnh nhân nhanh chóng bị cơn hôn mê gan, da vàng sậm, suy giảm nhận thức, rối loạn đông máu, xuất huyết đường tiêu hóa, tỷ lệ tử vong cao.
3. Viêm gan do thuốc
- Viêm gan do thuốc thường xảy ra ở những người phải dùng thuốc Tây điều trị dài ngày các căn bệnh mạn tính (chẳng hạn như thuốc chống lao, thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ máu, thuốc trị viêm khớp, thuốc cảm cúm…). Thời gian xuất hiện triệu chứng tùy thuộc vào loại thuốc sẽ gây viêm gan, có khi vài ngày hoặc vài tháng sau khi dùng thuốc.
- Cũng giống hầu hết các loại viêm gan khác, các triệu chứng của bệnh thường là: chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, vàng da. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là biểu hiện nước tiểu vàng sậm thường xuất hiện sớm trước khi có vàng da. Do đó, nên nếu thấy hiện tượng này xuất hiện cần đi khám bệnh ngay để được phát hiện bệnh kịp thời.
Những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm gan
Cách chẩn đoán bệnh viêm gan chính xác nhất
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành xét nghiệm. Với mỗi loại viêm gan sẽ có những xét nghiệm chẩn đoán khác nhau để xác định tình trạng và diễn tiến của bệnh.
1 – Viêm gan virus
Tiến hành lấy máu lấy máu kiểm tra xem virus có trong máu hay không, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm men gan, xét nghiệm sinh học phân tử, sinh thiết gan.
* Xét nghiệm men gan để xác định gan có bị viêm hay không. Người bệnh thường được chỉ định xét nghiệm men gan AST hoặc SGOT và ALT hoặc SGPT. Ngoài ra, men gan GGT cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm.
* Xét nghiệm miễn dịch một số kháng thể để xác định rõ nguyên nhân dẫn tới viêm gan virus:
- Anti-HAV IgGhoặc Anti-HAV IgM: là kháng thể kháng virus viêm gan A (HAV).
- Anti-HBc IgG hoặc Anti-HBc IgM: là kháng thể kháng kháng nguyên lõi của virus viêm gan B (HBV).
- Anti-HBs: là kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của virus HBV.
- Anti-Hbe: là kháng thể kháng kháng nguyên e của virus HBV.
- Anti-HCV: là kháng thể kháng virus viêm gan C (HCV).
* Xét nghiệm sinh học phân tử:
- Làm xét nghiệm HBV-DNA hoặc HCV-RNA để phát hiện và định lượng bộ men của virus HBV hoặc HCV trong huyết thanh. Việc này vô cùng cần thiết giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị viêm gan virus B và viêm gan virus C. Xét nghiệm này được thực hiện ngay khi bắt đầu điều trị và theo dõi định kỳ trong và sau quá trình điều trị.
- Xét nghiệm HBV genotype hoặc HCV genotype để xác định kiểu gen virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C trong huyết thanh.
* Sinh thiết gan: Bác sỹ sẽ lấy một mẫu nhỏ mô gan để phân tích, xác định mức độ tổn thương gan đến đâu và quyết định biện pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Lấy máu xét nghiệm là Cách chẩn đoán bệnh viêm gan chính xác nhất
Chi tiết: Hướng dẫn điều trị viêm gan virus B theo từng giai đoạn
2 – Viêm gan do bia rượu
- Xét nghiệm máu để biết những bất thường chức năng gan, thường là xét nghiệm men gan AST/ALT, phosphatase, GGT, bilirubin trong huyết thanh.
- Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để thấy những dấu chứng tổn thương gan.
- Sinh thiết gan để xác định mức độ tổn thương tế bào gan.
3- Viêm gan do thuốc
Chẩn đoán viêm gan do thuốc sẽ dựa trên tiểu sử của bệnh và sự nghi ngờ của bác sỹ nhận thấy rằng thời điểm tổn thương gan có liên quan đến thuốc người bệnh đang sử dụng. Thuốc này thường chuyển hóa tại gan và có khả năng gây độc cho gan. Việc chẩn đoán thường dựa vào những điều sau:
- Đặc điểm khởi phát bệnh
- Tuổi, giới tính, thuốc dùng, yếu tố p450
- Có hiện tượng vàng da bất ngờ
- Xét nghiệm máu cho thấy men gan ALT tăng hơn gấp 3 lần bình thường
- Sinh thiết gan để biết mức độ tổn thương gan
- Đồng thời, việc chẩn đoán viêm gan do thuốc phải dựa thêm các xét nghiệm loại trừ viêm gan do virus, do rượu bia và các nguyên nhân khác.
Nếu bị viêm gan, hãy hành động ngay!
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, người bệnh cần lập tức điều trị, không được chần chừ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của phác đồ điều trị và quan trọng nhất là giảm cơ hội sống khỏe.
Mục tiêu trước mắt của việc điều trị là phải làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh, hạ men gan, tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan khỏi sự tấn công của virus, rượu bia, thuốc tây.
Với bệnh viêm gan virus là phải giảm được nồng độ virus trong máu. Mục tiêu lâu dài là phải ngăn ngừa bệnh tiến triển biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn như xơ gan, ung thư gan.
Để làm được điều này, người bệnh cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ và nên dùng kết hợp Cà gai leo, thảo dược “số 1” cho các bệnh lý về gan.
1. Chế độ dinh dưỡng
- Nên ăn thực phẩm giàu protein (thịt cá, trứng, sữa…) để tăng khả năng tái tạo gan và không làm mất các chất cơ.
- Gan bị viêm thường xuất hiện tình trạng thiếu vitamin do chức năng tổng hợp của gan giảm. Do đó, người bệnh nên đặc biệt chú ý bổ sung các loại rau quả chứa nhiều vitamin A, C, E… như cà chua, cam, táo, bắp cải, bí…
- Hạn chế tối đa các món ăn có mỡ, đồ chiên xào, đồ cay nóng.
- Tuyệt đối kiêng hoàn toàn bia rượu để bảo vệ tế bào gan khỏi sự phá hủy của cồn và giúp gan nhanh hồi phục.
- Vì gan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nên cần Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn đồ nhiều chất bảo quản để không làm gan phải làm việc quá sức, có thể khiến gan tổn thương nặng hơn.
- Lượng thực phẩm đưa vào cơ thể phải phù hợp với thể chất, tránh ăn nhiều quá sẽ khiến gan chuyển hóa kém, làm gia tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở người viêm gan virus.
Xem thêm: Những món ăn tốt cho người bị viêm gan
2. Chế độ sinh hoạt
- Cần cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi trong ngay sao cho thời gian ngủ phải đủ 7-8 tiếng/ngày.
- Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng
- Luôn giữ trạng thái lạc quan, vui vẻ
- Thường xuyên tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe
Xem thêm thông tin: Bị viêm gan B có nên tập gym không?
3. Tuân thủ phác đồ điều trị và chỉ dẫn của bác sỹ
- Với từng loại bệnh viêm gan sẽ có phác đồ điều trị riêng, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn dùng thuốc của bác sỹ.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc khác trong quá trình điều trị.
- Tái khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi tiến triển và kịp thời phát hiện ra biến chứng của bệnh.
Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan gọi ngay tới số 0912571190 – 18001190 (miễn cước)