Thường xuyên bị đau tức hạ sườn phải khiến bạn không khỏi lo lắng. Thực tế, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng thường gặp nhất vẫn là các bệnh lý về gan, mật. Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết chi tiết đau tức hạ sườn phải cảnh báo những bệnh lý nào nhé.
Mục lục
Vị trí và vai trò của hạ sườn phải
Hạ sườn phải hay còn có tên gọi khác là mạn sườn phải là khu vực góc phần tư phía trên bên phải của vùng bụng hay còn được gọi là khu vực RUQ. Vị trí này có liên quan đến rất nhiều bộ phận và cơ quan nội tạng như: gan, thận, túi mật, đường ruột, một phần phổi, đại tràng và hệ thống dây thần kinh.
Vùng hạ sườn phải.
Nếu vùng hạ sườn phải bị tổn thương có nguy cơ gây ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh có thể trải qua một số cảm giác đau như sau:
- Đau hạ sườn sau khi ăn.
- Đau tức hạ sườn bên phải
- Ấn vào hạ sườn thấy đau.
- Các cơn đau tức hạ sườn kèm theo ở phía sau lưng hoặc phía trước.
- Đau mạn sườn và sốt.
- Đau âm ỉ vùng hạ sườn bên phải.
- Đau tức hạ sườn khi hít thở sâu.
Những cơn đau khiến người bệnh vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, công việc hàng ngày bị đảo lộn. Nguyên nhân chính có thể là do các cơ quan nằm trong phần mạn sườn đang gặp phải vấn đề. Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh không nên chủ quan mà hãy thăm khám để phát hiện chính xác đó là biểu hiện của bệnh gì để có biện pháp điều trị đúng đắn.
Đau tức hạ sườn phải do bệnh gì?
Như đã chia sẻ ở trên, ở phần mạn sườn phải có rất nhiều cơ quan nội tạng lân cận, khi chúng bị tổn thương sẽ gây ra cơn đau ở vùng hạ sườn phải. Vậy, những căn bệnh nào có thể khiến đau tức hạ sườn phải. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể ngay trong phần dưới đây.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan
Gan có vị trí gần bên sườn phải nên khi có bất cứ tổn thương nào tại gan hay có thể từ cơ quan cách xa hơn như túi mật… gây đau tức tại khu vực này. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh có dấu hiệu đau tức hạ sườn phải đều mắc phải bệnh lý về gan. Nguyên nhân do gan bị tổn thương sẽ sưng lên kéo căng vỏ ngoài của gan – nơi chứa đựng nhiều dây thần kinh gây ra những cơn đau tức, khó chịu ở vùng bụng dưới xương sườn bên phải.
Một số bệnh lý chủ yếu về gan như viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… Các triệu chứng đi kèm liên quan tới bệnh lý về gan như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, sút cân, vàng da, vàng mắt, chảy máu chân răng, sức khỏe kém, suy giảm trí nhớ…
Viêm gan virus
Đau hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu điển hình của người bệnh viêm gan virus. Ngoài ra, các dấu hiệu khác kèm theo như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, ăn uống khó tiêu, sút cân… Bệnh nặng hơn, người bệnh còn bị vàng da, vàng mắt, móng tay móng chân cũng chuyển màu vàng.
Xem thêm chi tiết: Viêm gan virus là gì?
Xơ gan
Đau tức hạ sườn phải chỉ xuất hiện ở những người bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Một số triệu chứng khác đi kèm như chướng bụng, phù tay chân, trí nhớ suy giảm, da và mắt vàng sẫm, chảy máu chân răng…
Xem chi tiết: Xơ gan là gì? Xơ gan nguy hiểm như thế nào?
Ung thư gan
Gan xuất hiện các khối u, các khối u ngày càng phát triển lớn dần gây đau tức gan, đau tức khu vực hạ sườn bên phải ngày càng tăng do màng gan bị khối u chèn ép. Người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và kiệt sức.
Dấu hiệu của bệnh túi mật
Túi mật có vị trí ngay dưới bờ gan có chức năng dự trữ dịch mật. Khi túi mật gặp các rối loạn có thể hình thành sỏi mật làm ngăn dòng chảy của mật ra khỏi túi, gây ứ tắc dẫn tới các cơn đau bụng bên phải, nặng hơn gây đau tức hạ sườn phải. Người bệnh bị đau hạ sườn phải do túi mật thường kèm theo các triệu chứng như:
- Đầy bụng.
- Khó tiêu, đặc biệt khi ăn các thức ăn dầu mỡ.
- Các cơn đau thượng vị nên dễ nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày.
Trường hợp cơn đau tăng mạnh, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ kèm sốt cao, buồn nôn, nôn liên tục rất có thể đây là triệu chứng của viêm túi mật cấp. Một số người bệnh mắc ung thư túi mật, polyp túi mật cũng có dấu hiệu đau tức hạ sườn phải.
Sỏi mật
Người bệnh sỏi mật có dấu hiệu đau hạ sườn phải tức là sỏi đã gây biến chứng viêm túi mật/đường mật do dịch mật bị ứ trệ. Các cơn đau tới đột ngột, tăng nhanh, đau có thể lan sang bên phải và ra sau lưng. Trường hợp cơn đau kéo dài 30 phút kèm theo sốt cao trên 39 độ C, buồn nôn, nôn…Đau có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào, đặc biệt sau khi ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
Viêm túi mật
Hầu hết các trường hợp bị viêm túi mật do biến chứng của bệnh sỏi mật. Các dấu hiệu của viêm túi mật thường tương tự như bệnh sỏi mật. Viêm túi mật được chia làm 2 dạng:
- Viêm túi mật cấp tính: Các cơn đau nặng hơn khi đi lại hoặc ho nhẹ, có thể kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh và đầy hơi.
- Viêm túi mật mạn tính: Cơn đau xuất hiện sau khi ăn kèm theo đầy trướng, buồn nôn. Tuy nhiên, các dấu hiệu này rất mơ hồ và khó phân biệt.
Viêm đường mật
Người bệnh viêm đường mật chịu đựng những cơn đau ngay khi phát bệnh. Một số triệu chứng khác có thể kèm theo như sốt và ớn lạnh, ngứa, vàng da, vàng mắt.
Polyp túi mật
Trên thực tế có ít trường hợp bị polyp túi mật gây các cơn đau hạ sườn phải. Tương tự như sỏi mật, polyp túi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật làm xuất hiện các triệu chứng như ớn lạnh, đầy trướng, khó tiêu, đau mạn sườn phải, đặc biệt sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol. Ngoài ra, ung thư túi mật cũng có thể gây ra cơn đau hạ sườn phải nhưng khá ít gặp.
Dấu hiệu của rối loạn đường ruột
Tuy ít gặp hơn nhưng những rối loạn và tổn thương ở đường ruột cũng là nguyên nhân gây đau tức hạ sườn bên phải. Ví dụ như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, nhiễm khuẩn ruột, hội chứng ruột kích thích, đau ruột thừa…Các cơn đau hạ sườn phải thường bắt đầu từ vùng bụng, lan dần ra hạ sườn kèm theo tiêu chảy. Nếu đau do viêm ruột thừa sẽ bắt đầu từ bên trái, phía gần xương chậu.
Dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn
Khi cơn đau hạ sườn phải âm ỉ kéo dài hoặc khi thay đổi tư thế, ấn vào sườn thấy đau hơn là dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn. Tình trạng đau này không quá nguy hiểm, chỉ cần vận động đúng cách và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ sẽ ổn định. Tuy nhiên, với trường hợp đau dây thần kinh liên sườn thứ phát cần phải khám bác sĩ sớm và có biện pháp điều trị lâu dài.
Dấu hiệu của bệnh thận
Thận là cơ quan nằm ở phía sau của bụng, sát với xương sống và thắt lưng. Người viêm thận phải có thể gây ra đau hạ sườn phải với đặc điểm đau xuất phát từ lưng, kan xuông phần thân dưới cơ thể. Ngoài ra, các bệnh như nhiễm trùng thận, đường tiết niệu cũng gây ra đau hạ sườn phải. Sỏi thận cũng có thể kích thích ngăn chặn dòng chảy nước tiểu từ thận gây tắc nghẽn, tạo ổ viêm dẫn tới đau bụng gần hạ sườn phải.
Một nguyên nhân gây đau hạ sườn phải ít gặp là viêm tụy (thường do sỏi mật) và biến chứng sau khi cắt túi mật hoặc các chấn thương ở vùng bụng.
Dấu hiệu của bệnh lý ở phổi
Phổi nằm ở phần ổ bụng, nhưng cơ hoành và phổi nằm ngay trên khu vực hạ sườn. Khi có vấn đề về phổi, các dây dẫn truyền cảm giác đau đến hạ sườn phải (đau xuất chiếu). Do đó, khi phổi tổn thương người bệnh bị các cơn đau hạ sườn phải hành hạ kèm các cơn ho nặng ngực.
Các tổn thương phổi dẫn tới đau phía hạ sườn như viêm phổi ở thùy dưới phổi phải, viêm màng phổi. Đau hạ sườn do phổi không kèm đầy chướng, khó tiêu, người bệnh có thể sẽ có các cơn ho nặng ngực.
Cần làm gì khi xuất hiện cơn đau tức hạ sườn phải?
Đau tức hạ sườn phải do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Cac cơn đau ở cùng vị trí nhưng sẽ có các triệu chứng đặc trưng riêng. Do đó, bạn nên thăm khám kịp thời để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, có cách khắc phục hiệu quả. Một số biện pháp sơ cứu giúp có thể được áp dụng nhằm giảm đau tạm thời như:
- Nghỉ ngơi ở tư thế nằm cong gập, thu đầu gối lên sát ngực giúp giảm kích thích đau, không nên mang vác vật nặng hay làm việc quá sức.
- Lấy túi sưởi hoặc chai nước ấm chườm quanh khu vực đau, giữ khoảng 20 – 30 phút. Sức nóng tỏa ra từ túi sưởi hoặc chai nước ấm giúp bạn xoa dịu những cơn đau.
- Uống chút nước ép trái cây và nằm nghỉ ngơi để giảm cơn đau hạ sườn phải.
- Không tự ý dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp đau hạ sườn phải kéo dài trên 30 phút, đau dữ dội kèm ớn lạnh và sốt, vàng da cần tới bệnh viện thăm khám ngay lập tức.
Chườm ấm giúp giảm cơn đau tạm thời.