Viêm gan C là một bệnh lý gan mật rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh có khả năng biến chứng thành xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc điều trị bằng loại thuốc nào để dứt điểm căn bệnh này đang là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin về một số loại thuốc chữa viêm gan C hiệu quả nhất hiện nay.
Mục lục
Viêm gan C là gì?
Viêm gan C hay còn gọi là viêm gan siêu vi C là bệnh truyền nhiễm có mức độ tử vong cao. Bệnh diễn tiến âm thầm, tiws khi phát hiện bệnh đã chuyển sang dạng mạn tính và gây ra hậu quả nặng nề. Viêm gan C mạn có thể dẫn tới mô sẹo ở gan và gây xơ gan. Một số trường hợp, người bệnh xơ gan bị suy gan, ung thư gan hoặc thực quản, giãn tĩnh mạc dạ dày có thể gây tử vong.
Viêm gan C xuất hiện với tần suất cao ở những người trẻ tuổi, người tiêm chích ma túy. Do bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người bệnh không biết mình mắc siêu vi C nên vô tình lây cho người khác. Hiện nay đã có một số biện pháp hỗ trợ cải thiện mang lại hiệu quả đáng kể trong việc ức chế và loại trừ virus này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan C là Hepatitis C virus (HCV) gây nên. HCV là một loại virus RNA mạch đơn, chúng xâm nhập vào cơ thể con người và tấn công gan. Tại gan, chúng sinh sôi nảy nở và làm cho gan sưng phồng đồng thời giết chết tế bào gan, hủy hoại gan.
Triệu chứng của viêm gan C
Virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 7 – 8 tuần sau đó bước vào thời kỳ phát bệnh. Bệnh trải qua các giai đoạn sau với các triệu chứng cụ thể như:
Viêm gan C cấp
Đa số các trường hợp viêm gan C cấp tính thường ít có triệu chứng đặc hiệu nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm thông thường.
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau nhức cơ
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
- Buồn nôn
- Nhức đầu
- Nóng sốt
- Rối loạn tiêu hóa
- Nước tiểu sẫm màu
Hầu hết các trường hợp viêm cấp không có vàng da. Có từ 10 – 15% số ca nhiễm tự hồi phục, thường là ở bệnh nhân trẻ và là nữ.
Viêm gan C mạn tính
Theo thống kê, có khoảng 80% số ca nhiễm siêu vi C chuyển sang dạng mạn tính. Hầu hết người bệnh có ít biểu hiện, triệu chứng hoặc không có triệu chứng trong vài chục năm đầu mắc bệnh mặc dù bệnh có thể gây mệt mỏi.
Viêm gan C tiến triển lâu năm có thể chuyển sang xơ gan và ung thư gan. Xơ gan thường xảy ra ở những người bị viêm gan siêu vi B hoặc nhiễm HIV, nghiện rượu, và nam giới. Viêm gan siêu vi C là nguyên nhân gây ra 27% số ca xơ gan và 25% số ca ung thư biểu mô tế bào gan trên thế giới.
Xơ gan có thể dẫn tới tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng (tích tụ nước ở bụng, dễ gây bầm tím hoặc chảy máu, giãn tĩnh mạch đặc biệt ở dạ dày và thực quản, vàng da, chứng não gan.
Biến chứng ngoài gan
Bệnh viêm gan C khi gây hội chứng Sjögren (rối loạn tự miễn), giảm tiểu cầu, lichen phẳng, bệnh tiểu đường, và rối loạn sinh sản bạch huyết tế bào B.
Viêm gan siêu vi C cũng gây biến chứng cryoglobulin huyết, một loại bệnh viêm mạch máu vừa và nhỏ (hay viêm mạch) do sự lắng đọng của phức thể miễn dịch liên quan đến cryoglobulin.
Con đường lây truyền bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm, virus viêm gan C không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường như sử dụng chung bát đĩa, ly tách hay nói chuyện…mà virus lây từ người bệnh sang người lành qua con đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C theo đường máu chiếm tỷ lệ cao hơn.
Lây qua đường máu
Virus viêm gan C lây qua đường máu khi sử dụng bơm kim tiêm phổ biến khi tiêm chích ma túy, xăm hình bằng dục cụ không vô trùng. Ngoài ra, virus viêm gan C lây qua đường truyền máu khi truyền các sản phẩm máu hoặc ghép gan mà không thử nghiệm HCV mang nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Ngoài ra, nếu sử dụng chung vật dụng chăm sóc cá nhân như dạo cạo râu, bàn chải đánh răng, dùng cụ làm móng và chăm sóc bàn chân có thể nhiễm máu của người bệnh viêm gan C, tăng nguy cơ nhiễm viurs HCV.
Lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, quan hệ tình dục gây trầy xước âm đạo hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn nguy cơ lây nhiễm virus HCV từ người bệnh qua người lành.
Lây từ mẹ sang con
Virus viêm gan C có thể lây từ mẹ sang con
Viêm gan C lây qua đường âm đạo từ mẹ bị nhiễm sang con chiếm ít hơn 10% số ca thai nghén. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp làm giảm nguy cơ này. Người mẹ bị nhiễm HCV cần cẩn thận khi cho con bú nếu núm vú bị nứt hoặc chảy máu hoặc khi có lượng siêu vi cao trong máu.
Viêm gan C nguy hiểm như thế nào?
Viêm gan C là một trong những bệnh lý về gan gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới với hậu quả xơ gan và ung thư gan. Nước ta nằm trong khu vực lưu hành cao của virus đặc biệt là virus viêm gan B, C. Mắc viêm gan C lâu dài mà không có biện pháp chữa trị có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như:
Xơ gan
Virus viêm gan C tấn công làm tổn thương tế bào gan tạo nên các vết sẹo và mô sợi. Chúng làm chậm dòng chảy của máu qua gan gây ứ trệ máu trong các tĩnh mạch của hệ thống tiêu hóa. Ở giai đoạn đầu của xơ gan thường có các triệu chứng khá mơ hồ như mệt mỏi, chán ăn hoặc đau nhẹ ở vùng bụng bên phải nhưng đôi khi không có biểu hiện gì. Nếu tình trạng xơ gan không được điều trị đúng cách, nguy cơ suy gan là rất cao.
Suy gan
Nếu bị xơ gan do viêm gan C mà không được điều trị bệnh diễn tiến ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân do các mô sẹo do virus gây ra tiếp tục phát triển khiến chức năng gan bị suy giảm đi lâu dần dẫn tới suy gan. Các biểu hiện của người bệnh suy gan như vàng da, vàng mắt, đi tiểu giảm, chân tay sưng phù, cổ trướng, tính cách thay đổi.
Ung thư gan
Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm gan C ở giai đoạn cuối. Khi bị nhiễm virus viêm gan C nguy cơ ung thư gan cao gấp 12 lần so với những người không nhiễm. Thực tế, ung thư gan thường gặp ở những người bị xơ gan. Bên cạnh đó, các yếu tố có tác dụng làm tăng nguy cơ bị ung thư gan do viêm gan C gồm lạm dụng bia rượu, hút thuốc, nhiễm HIV, béo phì, hàm lượng sắt trong gan cao.
Các biến chứng khác
Ngoài các biến chứng kể trên, virus viêm gan C tấn công còn gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. Khi nhiễm virus viêm gan C có thể hình thành những kháng thể chống lại, những kháng thể này lại tạo ra những phản ứng gây ra tác hại tới cơ quan khác của cơ thể như thận tổn thương, tê, ngứa, đau do tổn thương dây thần kinh, da mẩn đỏ, đau khớp…Ngoài ra, viêm gan siêu vi C cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh khác bao gồm đái tháo đường, trầm cảm…
Thuốc dùng điều trị viêm gan C hiện nay
Với sự tiến bộ của nền y học trên thế giới, bệnh viêm gan C không còn là bệnh khó chữa nữa mà đã được khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và ngăn chặn sớm.
Xét nghiệm máu kiểm tra có mắc virus viêm gan C không
Hiện nay, có hai phác đồ điều trị bệnh viêm gan C là phác đồ có Interferon và phác đồ khác không có Interferon. Phác đồ không có Interferon thường là các thuốc kháng virus thế hệ mới tác động trực tiếp giúp loại bỏ nhanh virus ra khỏi cơ thể. Còn phác đồ có Interferon chủ yếu là dùng các thuốc đặc trị trong viêm gan virus C là thuốc Peg-Interferon kết hợp với thuốc Ribavirin. Cụ thể:
Peg – interferon
Peg – interferon hiện đang tồn tại hai loại là peg – interferon α – 2a và peg – interferon α – 2b. Interferon thực chất là protein do cơ thể sản sinh ra và có chức năng miễn dịch. Chúng tham gia vào quá trình điều hòa và đáp ứng miễn dịch với mục đích loại bỏ các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, trong đó có cả các loại virus viêm gan. Tuy nhiên, với các trường hợp mắc viêm gan C mạn tính, cơ thể sẽ không sản xuất đủ lượng interferon cần thiết để chống lại virus HCV. Vì thế, các loại thuốc interferon sẽ cung cấp đủ lượng protein này để giúp hệ miễn dịch tiêu diệt virus.
Thuốc ức chế virus Interferon
Thuốc chữa viêm gan C này có thời gian thanh thải chậm nên chỉ dùng 1 lần/tuần. Thuốc thường có tỷ lệ đáp ứng virus dao động khoảng 40% tùy theo loại genotype. Và nếu được kết hợp với thuốc Ribavirin trong phác đồ điều trị thì tỉ lệ đáp ứng sẽ cao hơn, khoảng 60%. Trong trường hợp người bệnh không dùng được thuốc Ribavirin thì bác sỹ có thể sử dụng phác đồ điều trị chỉ có peg – interferon với liều lượng khác nhau tùy vào tình trạng bệnh.
Ribavirin
Thuốc có dạng viên nang hoặc là viên nén, có tác dụng chống lại sự nhân lên của virus, từ đó tạo điều kiện cho hệ miễn dịch đào thải virus ra khỏi cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, Ribavirin sử dụng kết hợp với Interferon sẽ cho tỉ lệ khỏi bệnh viêm gan C khoảng 70% (tùy từng thể virus). Sau khi khỏi bệnh hoàn toàn, tỷ lệ tái phát hàng năm chỉ dưới 5%.
Sofosbuvir
Ngoài 2 loại thuốc phổ biến ở trên, hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học tìm ra loại thuốc diệt virus viêm gan C thế hệ mới là Sofosbuvir. Thuốc cũng đã được sử dụng rộng rãi ở một số quốc gia. Sofosbuvir đã được chứng minh là thuốc chữa viêm gan C hiệu quả cao, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt tới 93 – 99%, và tỷ lệ tái phát rất thấp (chỉ khoảng 1%). Sự ra đời của Sofosbuvir chính là tin vui cho tất cả người bệnh viêm gan C và đánh dấu một kỷ nguyên mới trong công cuộc chống lại viêm gan C của nhân loại.
Thuốc kháng virus thế hệ mới giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm gan C
Tuy nhiên, thuốc kháng virus trực tiếp thế hệ mới chưa được phổ biến tại nước ta vì giá thành rất cao và chưa có trong danh mục được hỗ trợ của bảo hiểm y tế, vì thế, phác đồ kết hợp Peg-interferon và Ribavirin vẫn là sự lựa chọn chính cho hiệu quả khá tốt trong việc điều trị viêm gan siêu vi C ở Việt Nam.
Ngoài việc điều trị sớm, sử dụng kiên trì thuốc chữa viêm gan C hiệu quả theo chỉ của bác sỹ, người bệnh cũng cần nên thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường miễn dịch chống lại virus HCV, đồng thời có thể tham khảo kết hợp sử dụng một số sản phẩm thảo dược giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan, bảo vệ tế bào gan, từ đó có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm gan C.
Phòng bệnh viêm gan C thế nào?
Để phòng bệnh viêm gan C cần thực hiện theo một số khuyến cáo sau:
- Khi tiếp xúc với máu của người bệnh phải tuyệt đối vô khuẩn các dụng cụ y tế có liên quan tới người bệnh trong công việc hàng ngày. Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi nhận máu của người hiến là hết sức cẩn thận.
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, kìm cắt móng tay, nam giới không dùng chung dao cạo râu, với thợ cắt tóc nếu cạo râu cho khách phải dùng lưỡi dao cạo mới
- Quan hệ tình dục phải dùng bao cao su đảm bảo chất lượng ngay từ đầu
- Người bệnh viêm gan C mạn hoặc người lành mang virus viêm gan C cần được thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ