Có bệnh thì “vái tứ phương” nên nhiều bệnh nhân viêm gan B thường tìm đến nhiều phương pháp chữa bệnh từ đông đến tây y. Trong đó, các bài thuốc đông y được nhiều người ưa chuộng vì an toàn, ít tác dụng phụ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc các bài thuốc đông y chữa viêm gan B và lưu ý khi sử dụng. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Ưu nhược điểm khi điều trị viêm gan B bằng thuốc đông y
Viêm gan B là bệnh lý phổ biến về gan, nguyên nhân do virus viêm gan B gây ra khiến chức năng gan dần suy giảm. Bệnh nhân có các dấu hiệu phổ biến như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, ăn uống kém, buồn nôn…
Trong đông y, gan thuộc hành Mộc, có chức năng chủ về tàng huyết, tiết mật, giúp tiêu hóa thức ăn và điều hòa khí huyết. Viêm gan thuộc chứng “Hoàng đản” (hay còn gọi là vàng da), “Hiếp thống” đi cùng với rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, phải kể đến thực tà xâm nhập (do virus viêm gan B, C…).
Theo đông y, thực tà xâm nhập là cảm phải thấp nhiệt tà khiến can khí uất lại, không sơ tiết được làm cho công năng vận hóa của tỳ vị bị ảnh hưởng, khí huyết ứ trệ gây mệt mỏi. Lâu ngày, thấp nhiệt độc tà xâm nhập huyết phận, trở trệ can mạch và đởm mạch (can mạch phân bố ở vùng hạ sườn, đởm mạch tuần hoàn ở vùng mạn sườn) dẫn tới chứng Hiếp thống (đau tức nặng vùng hông sườn).
Điều trị viêm gan B theo đông y được rất nhiều người bệnh áp dụng bởi những ưu điểm nổi bật như:
- An toàn, ít tác dụng phụ: Bài thuốc đông y có thành phần là các thảo dược thiên nhiên, lành tính, ít các tác dụng phụ hơn so với thuốc tây y.
- Mang lại hiệu quả lâu dài: Các bài thuốc đông y chú trọng điều trị tận gốc nguyên nhân, giúp cơ thể được bồi bổ, tăng cường chức năng gan và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý đi kèm: Chẳng hạn như mất ngủ, cơ thể suy nhược.
Bên cạnh những ưu điểm, áp dụng các bài thuốc đông y trị viêm gan B cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Tác dụng chậm: Điều trị bằng đông y mang lại hiệu quả chậm hơn nên cần thời gian dài hơn so với sử dụng tây y.
- Chất lượng thuốc khó kiểm soát: Có khá nhiều sản phẩm đông y trên thị trường với chất lượng kém gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, gây ra tình trạng tiền mất tật mang.
- Cần sự kiên trì: Do có hiệu quả chậm nên bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc mới mang lại hiệu quả tốt.
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm gan B có chữa khỏi được không?
Các bài thuốc Đông y điều trị viêm gan B nổi bật
1. Bài thuốc trị dương hoàng
Bài thuốc bao gồm:
- Nhân trần 30g
- Vọng cách 20g
- Chi tử 10g
- Vỏ đại (sao vàng) 10g
- Ý dĩ 30g
- Thần khúc 10g
- Atiso 20g
- Cuống rơm nếp 10g
- Nghệ vàng 20g
- Mã đề 12g
- Mạch nha 16g
- Cam thảo nam 8g
Cách thực hiện như sau:
- Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc thuốc bằng đất cùng 500ml nước, sắc cho tới khi còn 150ml.
- Chắt nước đầu ra, cho thêm nước vào sắc tiếp để lấy thêm 100ml.
- Trộn chung nước thu được của cả hai lần, chia đều các phần và uống trong ngày.
- Nên uống trước các bữa ăn và uống liên tục từ 7 – 10 ngày.
2. Bài thuốc trị âm hoàng
Bài thuốc bao gồm các vị thuốc:
- Nhân trần 30g
- Vọng cách 20g
- Gừng khô 8g
- Quế thông 4g
- Ý dĩ 30g
- Thần khúc 10g
- Atiso 20g
- Cuống rơm nếp 10g (đã sao)
- Nghệ vàng 20g
- Củ sả 8g
- Mạch nha 16g
- Cam thảo nam 8g (đã sao).
Cách thực hiện:
- Cho tất cả vị thuốc vào ấm đất sắc với 500ml nước cho tới khi còn 150ml.
- Nước đầu chắt ra, tiếp tục cho nước vào sắc tiếp để lấy thêm 100ml.
- Lấy nước đầu và nước sắc lần thứ hai trộn chung với nhau và chia đều các phần uống trong ngày.
- Uống trước bữa ăn, uống liên tục từ 7 – 10 ngày.
3. Bài thuốc trị can nhiệt tỳ thấp (viêm gan có vàng da kéo dài)
Hay còn gọi là viêm da có vàng da kéo dài với các dấu hiệu như bụng chướng, miệng ăn không muốn ăn, tức vùng ngực sườn, miệng khô, vùng gan đau nóng, da sạm, đi tiểu ít, nước tiểu có màu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi có màu vàng, mạch huyền.
Bài thuốc 1:
- Nhân trần 20g
- Chi tử 12g
- Uất kim 8g
- Ngưu tất 8g
- Đinh lăng 12g
- Hoài sơn 12g
- Ý dĩ 16g
- Biển đậu 12g
- Rễ cỏ tranh 12g
- Sa tiền tử 12g
- Ngũ gia bì 12g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 2:
- Nhân trần 20g
- Bạch truật 12g
- Sa tiền 12g
- Đẳng sâm 16g
- Phục linh 12g
- Trư linh 8g
- Trạch tả 12g
- Ý dĩ 12g.
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang
Bài thuốc 3:
- Hoàng cầm 12g
- Hoạt thạch 12g
- Đại phúc bì 12g
- Phục linh 8g
- Trư linh 8g
- Bạch đậu khấu 8g
- Kim ngân 16g
- Mộc thông 12g
- Nhân trần 20g
- Cam thảo 4g.
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang
4. Bài thuốc trị can uất, tỳ hư, khí trệ
Bài thuốc trị viêm gan mạn tính do viêm gan siêu vi với biểu hiện đau tức mạn sườn phải, đau tức ngực sườn, miệng đắng, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, phân nát, lưỡi nhạt màu, có rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Các bài thuốc điều trị bao gồm:
Bài thuốc 1:
- Rau má 12g
- Mướp đắng 12g
- Thanh bì 8g
- Chỉ thực 8g
- Uất kim 8g
- Hậu phác 8g
- Ý dĩ 16g
- Hoài sơn 16g
- Biển đậu 12g
- Đinh lăng 16g.
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 2:
- Sài hồ 12g
- Bạch thược 8g
- Chỉ thực 6g
- Xuyên khung 8g
- Hậu phác 6g
- Cam thảo 6g
- Đương quy 6g
- Đại táo 8g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 3: Sài thược lục quân thang
- Bạch truật 12g
- Đẳng sâm 12g
- Phục linh 8g
- Cam thảo 6g
- Trần bì 6g
- Bán hạ 6g
- Sài hồ 12g
- Bạch thược 12g
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
5. Bài thuốc trị can âm bị tổn thương
Bệnh nhân có các dấu hiệu hồi hộp, choáng đầu, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu có màu vàng, mạch huyền sác.
Bài thuốc 1:
- Sa sâm 12g
- Mạch môn 12g
- Thục địa 12g
- Thiên môn 8g
- Kỷ tử 12g
- Huyết dụ 16g
- Hoài sơn 16g
- Ý dĩ 16g
- Hà thủ ô 12g
- Tang thầm 8g.
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang
Bài thuốc 2:
- Sa sâm 12g
- Sinh địa 12g
- Nữ trinh tử 12g
- Mạch môn 12g
- Bạch thược 12g
- Kỷ tử 12g
- Hà thủ ô 12g.
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, nếu bệnh nhân mất ngủ gia toan táo nhân 10g. Sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g.
6. Bài thuốc trị khí trệ huyết ứ (viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ)
Chủ trị viêm gan B mạn có kèm hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Các dấu hiệu bao gồm sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn uống kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác.
Bài thuốc 1:
- Kê huyết đằng 12g
- Cỏ nhọ nồi 12g
- Uất kim 8g
- Tam lăng 8g
- Nga truật 8g
- Chỉ xác 8g
- Sinh địa 12g
- Mẫu lệ 16g
- Quy bản 10g.
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang
Bài thuốc 2:
Tứ vật đào hồng gia giảm:
- Bạch thược 12g
- Đương quy 8g
- Xuyên khung 12g
- Đan sâm 12g
- Hồng hoa 8g
- Đào nhân 8g
- Diên hồ sách 8g.
Sắc lấy nước uống ngày 1 thang
☛ Tham khảo thêm: Điều trị viêm gan B theo phác đồ Bộ Y tế!
Lưu ý khi chữa viêm gan B bằng bài thuốc đông y
Mặc dù việc sử dụng thuốc đông y để chữa viêm gan B an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ hơn thuốc tây. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây để mang lại hiệu quả:
- Bệnh nhân không tự ý áp dụng bài thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để có chỉ định phù hợp nhằm đảm bảo tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của thầy thuốc, tuân thủ đúng giờ giấc và liều lượng mỗi lần uống thuốc.
- Không được tự ý thay đổi liều lượng, chỉ được thay đổi khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc ngay và tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Sau khoảng thời gian dài dùng thuốc mà tình trạng của bệnh nhân vẫn không mấy khả quan thì cần cân nhắc khám lại để bác sĩ tư vấn về cách chữa sao cho phù hợp.
- Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn ăn uống; kiêng rượu bia, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
- Thường xuyên theo dõi chức năng gan định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
- Bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì?