Viêm gan B là bệnh lý về gan rất nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó, việc điều trị nên được thực hiện càng sớm càng sớm càng tốt để giảm thiểu những tổn thương lên lá gan. Nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc “Điều trị viêm gan B trong bao lâu?”. Tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Khi nào cần điều trị viêm gan B?
Viêm gan B được biết đến là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh do virus viêm gan B (HBV). Điều đáng nói hơn, có khoảng 30% người bệnh không có dấu hiệu nào rõ rệt cho tới khi bệnh chuyển nặng. Điều trị kiểm soát tình trạng viêm gan B là điều cần thiết.
Mục tiêu của điều trị là giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan, phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, để điều trị mang lại kết quả tốt vẫn là một vấn đề rất nan giải bởi cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh lý này.
Điều trị viêm gan B chủ yếu là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp bị viêm gan B đều bắt buộc phải điều trị. Cụ thể như sau
Trường hợp không cần điều trị: HBsAg (+) HBeAg(-) chứng tỏ có virus viêm gan B nhưng virus không có dấu hiệu sinh sôi; không có các biểu hiện lâm sàng. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh.
Trường hợp bắt buộc phải điều trị: Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg (+) HBeAg (+) chứng tỏ người bệnh đang mắc viêm gan B, virus đang sinh sôi phát triển mạnh và người bệnh có dấu hiệu lâm sàng của bệnh rõ (mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt…), chỉ số ALT tăng (bình thường ALT= 40U/L, khi mắc bệnh ALT tăng >=2 lần) thì cần phải dùng thuốc điều trị gấp.
Trường hợp phải theo dõi sát sao chặt chẽ, chưa cần điều trị:
- Nếu kết quả HBsAg (+) HBeAg(+) có sự xuất hiện của virus viêm gan b và đang sinh sôi nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Trường hợp này là người bệnh chưa cần dùng thuốc điều trị, song người bệnh có nguy cơ virus tái kích hoạt cao nên phải theo dõi sát sao khi thấy có dấu hiệu lâm sàng thì phải điều trị ngay.
- Nếu HBsAg (+) HBeAg (-) chứng tỏ có sự xuất hiện của virus nhưng không có dấu hiệu sinh sôi nhưng lại xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Trường hợp này là người bệnh bị viêm gan B mạn, virus từng kích hoạt âm thầm sau đó ngừng kích hoạ. Ở trường hợp ngày người bệnh cũng chưa cần điều trị song cần phải theo dõi chặt chẽ, thực hiện thăm khám và xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải điều trị ngay.
Điều trị viêm gan B trong bao lâu?
Hiện nay, chưa có bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe nào khẳng định chính xác được thời gian điều trị viêm gan B. Điều này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp điều trị sử dụng và đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.
Với các trường hợp bắt buộc phải điều trị, thời gian điều trị sẽ tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày kết quả xét nghiệm cho thấy HVN-DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường tức là đạt mục tiêu điều trị. Cụ thể chi tiết như sau:
Đối với viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính thường tự khỏi mà hiếm khi cần điều trị, hơn 95% trường hợp tự phục hồi mà không cần dùng thuốc. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số biện pháp hỗ trợ nên thực hiện như:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có dấu hiệu lâm sàng.
- Chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung tăng cường rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế chất béo, giảm lượng muối, kiêng rượu bia.
- Tránh các thuốc chuyển hóa qua gan.
- Uống nhiều nước nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, thải lọc các chất chuyển hóa qua gan.
Đối với viêm gan B mạn tính
Nếu thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải điều trị, thì thời gian điều trị phụ thuộc phác đồ điều trị:
– Dùng thuốc kháng virus:
Điều trị bằng thuốc kháng virus như lamivudine, entecavir, tenofovir hoặc các biến thể khác, thời gian điều trị thường kéo dài từ ít nhất vài tháng đến 3 năm. Thời gian điều trị sẽ kéo dài tới một thời điểm mà HBV DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi định kỳ, kể cả những người ngừng điều trị HBV – DNA ở ngưỡng thấp. Nếu tái phát có thể sẽ điều trị đợt mới!
Cũng có một số bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc điều trị viêm gan B suốt đời nhằm duy trì kiểm soát virus và ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
– Điều trị bằng tiêm interferon:
Sử dụng tiêm interferon, thời gian điều trị 1 liệu trình kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. Bác sĩ thường chỉ định tiêm interferon trong các trường hợp đặc biệt (phụ nữ muốn sinh con, nhiễm đồng thời virus viêm gan B…) hoặc khi sử dụng thuốc kháng virus không đạt hiệu quả. Nếu tái phát sẽ dùng 1 liệu trình tiếp.
– Điều trị bằng phương pháp khác:
Ngoài thuốc, một số phương pháp điều trị khác như ghép gan có thể được áp dụng trong các trường hợp nặng. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nguồn tạng hiến tặng có sẵn không và có biến chứng đào thải của cơ thể với lá gan mới được cấy ghép hay không. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân bị xơ gan mất bù (biến chứng nghiêm trọng của viêm gan B).
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc điều trị viêm gan B mới nhất hiện nay
Làm gì để rút ngắn thời gian điều trị viêm gan B?
Để rút ngắn thời gian điều trị viêm gan B, hỗ trợ quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
1. Điều trị sớm
Sau khi chẩn đoán mắc viêm gan B, việc điều trị sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân, phải kể đến:
- Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh: Bằng cách điều trị sớm sau khi chẩn đoán ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, giúp giảm nguy cơ tổn thương gan.
- Kiểm soát nhiễm virus: Nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ, giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
- Cải thiện chức năng gan: Chức năng gan được cải thiện, ngăn chặn suy giảm chức năng gan và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan.
- Tăng cơ hội hồi phục: Điều trị sớm có thể tăng cơ hội hồi phục hoặc đạt được sự kiểm soát dài hạn của bệnh giúp bệnh nhân duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
2. Tuân thủ điều trị
Điều trị viêm gan B thường sử dụng thuốc như lamivudine, entecavir, tenofovir… Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời điểm và đúng cách. Không tự ý tăng giảm liều lượng hay ngưng thuốc đột ngột gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, thậm chí xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
3. Theo dõi định kỳ
Trong quá trình điều trị viêm gan B, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh cũng như hiệu quả điều trị. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
4. Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý bằng cách:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Lựa chọn thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa từ thịt gà, cá, đậu hạt, sữa không béo.
- Giảm tiêu thụ đường và đồ ngọt để hạn chế gánh nặng cho gan, duy trì mức đường huyết ổn định.
- Hạn chế rượu bia và thuốc lá để tránh gây tổn hại tới gan.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng cho gan và tăng cường miễn dịch.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế stress.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, khi bắt buộc phải tiếp xúc cần sử dụng các đồ bảo hộ cần thiết.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì?
4. Hỗ trợ về tâm lý
Người bệnh viêm gan B thường có tâm lý lo lắng, bất an gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị. Do đó, cần có biện pháp hỗ trợ tâm lý từ người nhà hoặc các chuyên gia để giúp bệnh nhân vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị, duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ.