Định lượng virus viêm gan B là yếu tố quan trọng trong điều trị viêm gan B. Vậy định lượng virus viêm gan B là gì? Nó có mục đích ra sao và liên quan gì đến quá trình trị bệnh? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Định lượng virus viêm gan B là gì?
Định lượng virus viêm gan B là việc xác định số lượng, cũng như nồng độ virus HBV có trong máu, thường được thực hiện bằng xét nghiệm PCR định lượng HBV-DNA với đơn vị đo là IU/ml hoặc copies/ml, trong đó 1IU tương đương khoảng 5 – 6 copies.
PCR định lượng HBV-DNA áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho kết quả nhanh chóng, độ chính xác cao, độ nhạy và độ đặc hiệu có thể lên tới 99%. Không những vậy, xét nghiệm còn có thể giúp phân biệt các trường hợp khác nhau như:
- Xác định được nồng độ HBV-DNA trong máu
- Không tìm thấy HBV-DNA trong mẫu máu bệnh phẩm
- Nồng độ HBV-DNA thấp dưới ngưỡng có thể phát hiện (khoảng 20 IU/ml).
☛ Xem chi tiết: Ý nghĩa xét nghiệm định lượng HBV – DNA
Mục đích của việc định lượng virus viêm gan B
Định lượng virus viêm gan B là được xem là cơ sở quan trọng trong quá trình theo dõi, điều trị viêm gan B. Dựa vào kết quả của xét nghiệm này, các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ phát triển, nhân lên của virus trong tế bào gan người bệnh.
Mục đích chính của định lượng virus viêm gan B gồm:
Xem xét quyết định điều trị
Định lượng virus viêm gan B sẽ cho ra kết quả chính xác về số lượng, nồng độ virus viêm gan B, từ đó giúp bác sĩ đánh giá mức độ nhân lên của chúng trong tế bào gan và quản lý tình trạng bệnh.
Việc đo tải lượng virus viêm gan B trong máu cũng giúp bác sĩ xác định được chính xác thời điểm nên sử dụng thuốc ức chế virus trong điều trị.
Trường hợp không cần dùng thuốc: HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 cop/ml, chỉ số men gan ALT/AST dưới 40 UI/ml, siêu âm thấy gan chưa bị hoại tử. Lúc này virus không hoạt động nên không cần dùng thuốc điều trị.
Trường hợp nghiêm trọng phải điều trị bằng thuốc:
- HBsAg (+), HBeAg (+), HBV-DNA trên 10^5 cop/ml, men gan tăng gấp hơn 2 lần bình thường, siêu âm thấy gan bị hoại tử, kèm theo các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn phải… cho thấy virus đang sao chép, nhân lên, cần dùng thuốc ngay. Tùy mức độ nghiêm trọng của viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
- HBsAg (+), HBeAg (-), HBV-DNA trên 10^4 cop/ml, tuy virus chưa hoạt động nhưng chỉ số men gan cao gấp 2 lần, kèm theo triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp này, người bệnh đã từng mắc viêm gan B thể hoạt động nhưng sau đó virus không hoạt động nữa nhưng vẫn cần điều trị với thuốc giảm triệu chứng, giảm men gan và không cần dùng thuốc ức chế sự nhân lên của virus.
☛ Xem chi tiết: Viêm gan B khi nào cần dùng thuốc?
Theo Dõi Hiệu Quả Điều Trị
Thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị viêm gan B nhằm kiểm soát số lượng virus trong gan cũng như sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều đáp ứng tốt với thuốc. Việc kiểm tra định lượng HBV-DNA định kỳ sẽ giúp bác sĩ theo dõi, quản lý tình trạng bệnh.
Theo đó, bệnh nhân sẽ được khuyến nghị thực hiện xét nghiệm định lượng virus mỗi 6 tháng 1 lần để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị viêm gan B và điều chỉnh liệu pháp kịp thời nếu cần.
Chẳng hạn, sau 1 – 3 tháng sử dụng thuốc, nếu kết quả xét nghiệm định lượng virus viêm gan B giảm 100 lần, thì điều trị được coi là hiệu quả.
Phát Hiện Sự Kháng Thuốc
Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B, kết hợp với xét nghiệm HBeAg, Anti-HBeAg và xét nghiệm men gan có thể phát hiện sự đột biến của virus, giúp nhận biết nguy cơ và điều chỉnh phương pháp điều trị một cách hiệu quả.
Nếu sau một khoảng thời gian điều trị, kết quả xét nghiệm virus viêm gan B đã giảm đáng kể nhưng sau đó tăng trở lại, nguy cơ cao là virus có thể phát triển kháng thuốc. Điều này có thể được gây ra bởi sự không tuân thủ điều trị hoặc do virus đã đột biến và trở nên kháng thuốc.
Định lượng virus viêm gan B được chỉ định khi nào?
Định lượng virus viêm gan B được thực hiện sau khi chẩn đoán xác định người bệnh đã nhiễm viêm gan B (cụ thể là chỉ số HBsAg dương tính) trong các trường hợp sau người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện:
- Kết quả kiểm tra chỉ số HBeAg (+): Người mắc viêm gan B có chỉ số HBeAg (+) nghĩa là viêm gan B thể hoạt động, virus đang được nhân lên. Chỉ định định lượng virus viêm gan B giúp đánh giá nồng độ virus trong máu.
- Chỉ số men gan ALT cao gấp 2 lần bình thường: Viêm gan B có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, làm men gan tăng cao bất thường nên nếu chỉ số ALT tăng gấp 2 lần, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm định lượng virus để cân nhắc điều trị.
- Người đang trong quá trình điều trị viêm gan B: Định lượng virus viêm gan B cũng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện kháng thuốc, điều chỉnh phác đồ hoặc đưa ra quyết định tạm ngưng điều trị.
☛ Đọc tiếp: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Định lượng virus viêm gan B bằng xét nghiệm nào?
Như đã nhắc ở trên, định lượng virus viêm gan B thường được thực hiện bằng xét nghiệm PCR đo tải lượng virus HBV-DNA. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và quyết định phác đồ điều trị.
Theo đó, kết quả của xét nghiệm định lượng HBV-DNA cho biết chính xác nồng độ virus trong mỗi đơn vị huyết tương hoặc huyết thanh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả này để đánh giá mức độ nhiễm virus như sau:
- HBV-DNA trên 10.000 IU/ml: Nồng độ virus cao.
- HBV-DNA từ 2.000 – 10.000 IU/ml: Nồng độ virus trung bình.
- HBV-DNA dưới 2.000 IU/ml: Nồng độ virus ở mức thấp.
Cách thực hiện định lượng virus viêm gan B
Để thực hiện định lượng virus viêm gan B, người bệnh sẽ được lấy mẫu máu tĩnh mạch, chống đông bằng EDTA, sau đó bảo quản ly tâm trong khoảng 6 giờ. Kế tiếp, mẫu xét nghiệm sẽ được đựng trong ống vô trùng có nắp đậy và lưu tủ đông.
Tiếp đến, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân tích mẫu với kỹ thuật PCR hiện đại để tách chiết các DNA cho tới giai đoạn phản ứng PCR. Quy trình này hoàn toàn tự động với độ chính xác cực kỳ cao.
Yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả định lượng virus viêm gan B
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả định lượng virus viêm gan B gồm:
Cách thức, thời gian bảo quản mẫu xét nghiệm: Việc bảo quản mẫu máu trong thời gian quá lâu hoặc với điều kiện không đảm bảo có thể làm ảnh hưởng đến dấu hiệu của virus, dẫn đến kết quả định lượng thiếu chính xác. Theo khuyến cáo, việc phân tích mẫu càng sớm sẽ càng cho kết quả chính xác.
Chất chống đông Heparin: Chất chống đông Heparin thường được thêm vào ống lấy mẫu máu để ngăn máu đông lại, giúp quá trình xét nghiệm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng có thể gây với phản ứng PCR trong thời gian phân tích mẫu, dẫn đến sai lệch kết quả định lượng virus viêm gan B.
☛ Tham khảo: Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền?
Kết luận:
Định lượng virus viêm gan B đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh. Đồng thời xét nghiệm này cũng cần thiết trong việc quản lý điều trị và theo dõi tái phát cho bệnh nhân. Để đảm bảo sức khỏe, an toàn, người bệnh nên chủ động kiểm tra HBV-DNA định kỳ, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị và hướng dẫn từ chuyên gia y tế.