Cà gai leo là dược liệu hàng đầu cho bệnh gan, đây là cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B hiệu quả. Hiện nay, nhu cầu sử dụng cà gai leo ngày một tăng mà cà gai leo trong tự nhiên ngày càng tận diệt. Để chủ động trong nguyên liệu làm thuốc cũng như đảm bảo chất lượng dược tính trong cà gai leo dưới đây xin giới thiệu kỹ thuật trồng và thu hái cà gai leo sạch.
Hướng dẫn chọn giống cây cà gai leo
Cà gai leo được coi là cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh gan, giải độc gan tốt nhất. Trong rễ của cà gai leo có chứa tinh bột và các hợp chất như ancaloit, glycoancaloit giúp giải rượu tốt, ngăn chặn quá trình xơ gan. Cà gai leo mọc hoang khắp nơi trên nước ta, từ đồng bằng cho tới trung du, miền núi từ Bắc vào Nam. Hiện nay, cà gai leo trong tự nhiên ngày càng tận diệt nên để có nguồn dược liệu đảm bảo cần xây dựng khu trồng dược liệu.
Để trồng cà gai leo có chất lượng cao khâu chọn giống rất quan trọng. Dưới đây là một số đặc điểm chọn giống cà gai leo chất lượng tốt:
- Cà gai leo dây nhỏ
- Hoa màu trắng
- Quả màu đỏ khi chín
- Nước sắc có vị đắng nhẹ
Cà gai leo phát triển nhanh, tái sinh bằng hạt, vì vậy khi lấy giống cần chọn những quả già chín mọng đỏ, hạn chế những quả xanh vì không đạt chất lượng. Sau đó, phơi khô cả qua cho tới khi da nhăn lại và chuyển sang màu đen thì tách lấy hạt. Để tỷ lệ nảy mầm cao cần ngâm vào nước 40 độ C trong khoảng thời gian 15 phút, những hạt lép nổi trên mặt nước cần bỏ đi.
Kỹ thuật trồng cà gai leo
Mùa vụ gieo trồng cà gai leo
Thời điểm gieo hạt và ươm giống cà gai leo : Từ tháng 1 tới tháng 2 hàng năm
Thời điểm trồng cây ra vùng dược liệu: Từ tháng 2 tới tháng 3 vì thời điểm này là đầu xuân nên thời tiết mát mẻ, mưa nhiều thích hợp để đánh cây con ra ngoài trồng đại trà.
Thu hoạch dược liệu: Vào tháng 8 – 9 hàng năm. Thời gian thu hoạch cà gai leo lâu hơn các cây trồng ngắn ngày khác vì theo kinh nghiệm dân gian trồng cà gai leo khi được 5 – 6 tháng khi đó mới có dược tính cao nhất. Hơn nữa, nếu trong suốt 6 tháng cây vẫn phát triển mạnh không có dấu hiệu ngừng phát triển nên nếu để lâu cây vẫn cho năng suất và sản lượng cao.
Chọn đất trồng cà gai leo
Cây cà gai leo không kén đất và có thể sống ở mọi khí hậu khác nhau ở nước ta thậm chí khí hậu nắng nóng ở khu vực miền Trung cây vẫn có thể phát triển bình thường. Nhưng cần lưu ý, không nên trồng cà gai leo ở khu vực đất trũng và ngập nước.
Khâu chọn đất: Cần chọn nơi trồng có đủ ánh sáng, đủ độ ẩm, đất tơi xốp và gần nguồn nước tưới. Trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, sẻ rãnh và lên luống rộng 0,7m, rãnh sâu 30cm
Thời gian trồng ở miền Bắc vào mùa xuân, ở miền Nam vào mùa mưa. Trồng theo khoảng cách hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 50cm.
Bón lót cho đất trồng theo tỷ lệ: Với 1 ha sử dụng 10 tấn phân chuồng, 3 tấn phân vi sinh và 200kg vôi bột.
Kỹ thuật chăm sóc cây cà gai leo
Khi cây giống có chiều cao khoảng 10 – 15cm tiến hành đánh cây con ra vùng trồng với khoảng cách từ 30 – 35 cm, hàng cách hàng khoảng cách 0,8m. Khi trồng xong cần tưới nước ngay, nếu thời điểm ít mưa cứ 3 ngày tưới nước cho cây 1 lần và nên tưới vào chiều hoặc tối.
Trong quá trình chăm sóc cà gai leo cần có biện pháp xử lý cỏ dại bằng cách làm cỏ hoặc sử dụng chế phẩm diệt cỏ sinh học. Tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ gây ảnh tới chất lượng của dược liệu. Sau khi trồng
Quá trình trồng cần xử lý cỏ dại bằng cách làm cỏ hoặc dùng các chế phẩm diệt cỏ sinh học. Tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau này. Sau khi trồng được khoảng 1,5 tháng tán cây phủ kín sẽ hạn chế cỏ dại mọc. Ngoài ra, để ngăn cỏ dại mọc có thể dùng màng phủ nilon đen giúp giữ độ ẩm và hạn chế cỏ dại mọc.
Yếu tố quyết định năng suất cây trồng chính là quy trình trồng và chăm sóc cây. Vì vậy, quá trình bón phân và thu hoạch rất quan trọng. Bón phân chỉ sử dụng phân chuồng, phân vi sinh, không sử dụng phân hóa học vì gây ảnh hưởng tới khả năng chống sâu bệnh của cây. Phân được trộn với đất khi bắt đầu xuống giống. Khi cây được 2 tháng tiếp tục bón thúc cho cây để cây kích thích ra rễ. Lần này bón với lượng ít hơn và không bón trực tiếp, nên bón cách xa rễ một chút để tránh làm xót rễ, chết cây.
Vào mùa khô cần cung cấp đủ nước cho cây, nên sử dụng biện pháp tưới nhỏ giọt chạy dọc theo luống. Phương pháp này giúp đưa trực tiếp vào gốc cây theo đúng liều lượng quy định, không gây lãng phí nước, không gây úng rễ. Một năm nên xới gốc 2 – 3 lần.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt cà gai leo chuẩn từ chuyên gia
Kỹ thuật thu hái vào bảo quản cà gai leo
Mục đích của trồng dược liệu cà gai leo chính là hoạt chất quan trọng Ancaloit và glycoancaloit, hai hoạt chất này quan trọng để chiết xuất dược liệu vì vậy cần thu hoạch đúng thời điểm sẽ thu được hoạt chất đạt kết quả cao.
Sang tháng thứ 5 cây cà gai leo bắt đầu ra hoa, giai đoạn này tán cây phát triển mạnh và trùm kín luống cây. Khi này cần tiến hành tỉa cành thu hoạch trước một phần để cây có ánh sáng quang hợp và tạo nguồn thu sớm. Tháng 7-8 cây bắt đầu có quả chín màu đỏ, cũng đã tới mùa vụ thu hoạch chính thức bà con cắt toàn bộ cây cách gốc 15-20cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.
Sau khi thu hái về, lọc qua sau đó chặt ngắn từ 3 – 5 cm và phơi khô làm thuốc. Quả cà gai leo lọc ra, chọn những quả to để làm giống, quả chín đem đãi lấy hạt và phơi khô bảo quản trong lọ kín.
Cùng với nguồn Cà gai leo sạch chất lượng cao, Cà gai leo Tuệ Linh còn được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy trình chiết xuất Cà gai leo được chuyển giao từ đề tài của Viện Hóa học, viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là quy trình chiết xuất hiện đại nhất hiện nay, cho hàm lượng cao cà gai leo tốt nhất với thành phần hoạt chất tinh khiết và trọn vẹn nhất. Chính vì thế, nhiều năm qua, Sản phẩm Cà gai leo Tuệ Linh đã được hàng triệu người tin tưởng lựa chọn để giải độc, bảo vệ gan mỗi ngày, giúp người bệnh gan đẩy lùi bệnh tật và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.