Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 29 tuổi, dạo gần đây tôi thấy mặt thường xuyên mọc mụn, nhất là ở cằm, quanh mũi, miệng, má. Tôi đã đi spa, chăm sóc da kỹ hơn nhưng chỉ được một thời gian ngắn là mụn lại mọc. Có phải gan của tôi có vấn đề không? Tôi nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
Trả lời:
Các vị trí mụn ở trán, mũi, cằm có liên quan đến vấn đề về gan như khó phân hủy thực phẩm, giải độc kém.
Các vị trí mụn ở trán, mũi, cằm có liên quan đến vấn đề về gan như khó phân hủy thực phẩm, giải độc kém.
Hệ tiêu hóa có nhiều mối liên hệ với da, trong đó, gan là một trong những cơ quan quan trọng có nhiệm vụ giữ cho làn da khỏe mạnh. Thức ăn đưa vào cơ thể phải qua hệ tiêu hóa xử lý, từ đây, cung cấp chất dinh dưỡng cho các hoạt động khác nhau. Sức khỏe đường ruột kém có thể ảnh hưởng xấu đến làn da. Gan là một trong những cơ quan đào thải chính của cơ thể. Gan làm việc quá sức dẫn đến da khô, ngứa, nổi mụn và da xỉn màu.
Khi gan bị tắc nghẽn, khả năng phân hủy chất độc kém thì cơ thể sẽ cố gắng đào thải những chất độc này ra ngoài theo những cách khác nhau. Chẳng hạn gan đào thải qua mồ hôi, lỗ chân lông cũng có thể gây kích ứng viêm da biểu hiện qua mụn.
Một yếu tố khác có liên quan đến mối liên hệ giữa gan và mụn là chất béo. Gan có vai trò phân hủy chất béo trong thực phẩm. Khi chức năng gan hoạt động chậm hoặc hoạt động kém hiệu quả, chất béo trong thực phẩm có thể xâm nhập vào máu. Thông thường, các tuyến sản xuất dầu trên da sẽ sử dụng lượng mỡ thừa này để sản xuất bã nhờn, làm đảo lộn lớp dầu tự nhiên trên da. Chất lượng của chất béo trong máu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bã nhờn trên da. Chất nhờn càng nhiều chất độc hại càng dễ gây bít lỗ chân lông.
Nếu chế độ ăn uống chứa nhiều “chất béo xấu”, chẳng hạn như chất béo từ thực phẩm chiên, socola, bơ thực vật hoặc các loại thực phẩm khác thì các tác động lên da sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Các nhà khoa học lập bản đồ khuôn mặt và nghiên cứu vị trí mụn tương ứng với nguyên nhân gây ra mụn. Cụ thể:
- Mụn ở trán: nổi mụn ở đây thường liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa của một người đang gặp khó khăn trong việc phân hủy thực phẩm, gan nhiễm độc tố, căng thẳng, có thể gây ra mụn ở trán.
- Mụn giữa lông mày: nếu bạn ăn nhiều thức ăn nhanh hoặc ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, ngày hôm sau có thể mụn trứng cá xuất hiện ở giữa lông mày. Khi gan hoạt động kém hiệu quả, uống rượu cũng gây ra những nốt mụn ở giữa lông mày.
- Mụn gò má: mụn trứng cá ở gò má đôi khi là một triệu chứng của người ăn quá nhiều đường.
- Mụn đầu đen và lỗ chân lông bị tắc: là những chấm đen nhỏ li ti chấm trên da như vết bút chì. Khi gan bị tắc nghẽn, mụn đầu đen thường xuất hiện trên khắp các vị trí trên mặt.
Để cho gan hoạt động hiệu quả hạn chế gây ra mụn, bạn nên cắt giảm lượng thức ăn thừa cùng với rượu và thuốc lá, tập thể dục hàng ngày. Bạn nên tiêu thụ thêm các thực phẩm lành lạnh như ngũ cốc nguyên hạt như hạt lanh, hạt hướng dương. Tăng cường uống nước ấm với nghệ, nước chanh, ăn tỏi hàng ngày, chọn rau lá xanh đậm có thể hỗ trợ gan được thải độc dễ dàng hơn. (Đọc thêm: Chế độ ăn uống giúp giảm mụn hiệu quả)
Hy vọng rằng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu và ứng phó tốt với tình trạng mụn mọc nhiều như hiện nay. Chúc bạn sức khỏe!