15 – 20% tỉ lệ người bị nhiễm virus viêm gan B ở nước ta. Con số này được xếp vào một trong những nước bị nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới. Ngoài nhiễm virus viêm gan B mạn tính thể hoạt động, một phần lớn là những người lành mang virus viêm gan B thể không hoạt động.
Người lành mang virus viêm gan B là gì?
Ngoài nhiễm virus viêm gan B có thể biểu hiện lâm sàng điển hình hoặc không điển hình (bệnh cấp tính và bệnh mạn tính) là người lành mang virus viêm gan B (còn gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng), đây chính là dạng nhiễm virus viêm gan B không hoạt động. Khi virus viêm gan B vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống virus viêm gan B thì nguy cơ bị virus tấn công là điều khó tránh khỏi.
Ảnh minh hoạ
Trên thực tế, có tới 90% người bị nhiễm virus viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn mà không dùng bất kì một tác động nào khác. Còn 10% còn lại nhiễm HBV hoặc có biểu hiện lâm sàng. Người bệnh nếu như không có phương án điều trị bệnh thì bệnh có thể có những diễn biến rất nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Có khoảng 90% số trẻ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ trở thành trẻ viêm gan mạn tính kéo dài trong nhiều năm (có thể không có biểu hiện lâm sàng gì) và hậu quả cuối cùng là bị xơ gan cổ chướng hoặc ung thư.
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B không phải bệnh nhân nào cũng phải điều trị bệnh, mà việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không cần phải được tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh của bệnh nhân cũng như thể bệnh mà người bệnh đang mang trong cơ thể. Và người lành mang virus viêm gan B là một trong những tình trạng không khỏi khiến ngượi bệnh thắc mắc về hướng điều trị.
Người lành mang virus viêm gan B có cần điều trị không?
Một thực tế cho thấy, người bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) thường lo lắng về tình trạng bệnh và sớm tìm kiếm đến những liệu trình điều trị bằng thuốc Tây. Tuy nhiên, không phải trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B nào cũng cần điều trị bằng thuốc Tây. Cách phân chia dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
– Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virus; có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virus đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.
– Trường hợp 2: HBsAg (+) chứng tỏ có virus; HBeAg(+) chứng tỏ virus đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.
– Trường hợp 3: HBsAg (+) chứng tỏ có virus; HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virus sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virus từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virus chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.
– Trường hợp 4: HBsAg (+) chứng tỏ có virus; HBeAg(-) chứng tỏ không có dấu hiệu virus sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không dùng thuốc. Người lành mang virus viêm gan B tạm thời virus không hoạt động nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, vì vậy không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay, có khá nhiều thuốc Tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế virus phát triển nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang virus viêm gan B không cần dùng sử dụng thuốc kháng virus. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang virus viêm gan B thì không cần tiêm vắc-xin viêm gan B nữa. Tuy vậy, khi đã trở thành người lành mang virus viêm gan B thì phải được kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến virus viêm gan B như: HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ đề phòng virus viêm gan B tái hoạt động. Ngoài ra nên bảo vệ gan, khống chế virus tái hoạt động bằng một số thảo dược đã được khoa học chứng minh như cà gai leo và mật nhân.