Hầu hết bệnh nhân đều có tâm lý hoang mang khi siêu âm gan cho kết quả “nhu mô gan thô”. Không ít bệnh nhân thắc mắc liệu “Nhu mô gan thô có phải mắc xơ gan rồi không?”. Để giải đáp chi tiết câu hỏi này, mời quý độc giả tham khảo những thông tin chi tiết bài viết sau đây.
Mục lục
Nhu mô gan thô là gì?
Nhu mô gan là tập hợp các tiểu thùy nhỏ với hình lục giác. Trong tiểu thùy, các tế bào gân được sắp xếp giống như những sợi dây tế bào nối bộ ba khoảng cửa ngoại vi (bao gồm tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật) với tĩnh mạch trung tâm. Nhu mô gan bị tổn thương thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng về gan.
Nhu mô gan thô hay còn gọi là nhu mô gan không đồng nhất là hiện tượng các tế bào gan bị phá hủy, các mô gan bị thay thế bởi các tổ chức xơ khiến cấu trúc gan bị thay đổi. Kết quả là chức năng gan dần bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là chức năng đào thảo độc tố.
Nhu mô gan thô có tính chất khá phức tạp và nguy hiểm nên việc nhận biết các dấu hiệu rất quan trọng. Thông thường, ở giai đoạn đầu khi nhu mô gan thô nhẹ các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn nên khiến nhiều người chủ quan không để ý. Chỉ khi các dấu hiệu rõ rệt thì tình trạng gan đã tiến triển ở mức nặng hơn. Một số dấu hiệu nhận biết nhu mô gan thô dễ bị bỏ qua như:
- Vàng da, vàng mắt
- Mẩn ngứa, mụn nhọt.
- Phù nề 2 chi dưới
- Hơi thở có mùi
- Rối loạn tiêu hóa
- Nước tiểu đậm màu
- Các dấu hiệu khác như chán ăn, sụt cân bất thường, xuất huyết dưới da…
Ngoài những dấu hiệu lâm sàng kể trên, để phát hiện nhu mô gan thô chính xác bác sĩ thông qua siêu âm. Nhờ những hình ảnh thu được, kỹ thuật viên phát hiện nhu mô gan của bạn như thế nào, có bị thô hay không, mức độ thô..
Nhu mô gan thô có phải mắc xơ gan?
Cần biết rằng nhu mô gan thô không phải là bệnh lý riêng lẻ mà là dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh gan. Khi nhu mô gan thô nhẹ cho thấy tổn thương đang ở mức nhẹ. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan, bởi tình trạng này có thể diễn biến ngày càng nặng thêm.
Sau khi thăm khám sức khỏe, nhiều bệnh nhân nhận kết quả nhu mô gan thô. Điều này khiến nhiều người lo lắng, có phải đã mắc xơ gan không? Thực tế, nhu mô gan thô không phải là xơ gan, đây chỉ là một trong những triệu chứng để chẩn đoán bệnh xơ gan cũng như một số bệnh lý về gan khác. Để xác định có mắc xơ gan hay không, cần phải thăm khám, thực hiện nhiều xét nghiệm sinh hóa liên quan như men gan, protein gan, bilirubin… nhằm đánh giá chức năng gan và theo dõi gan hoạt động như thế nào. Dựa trên các kết quả thu được, bác sĩ mới có thể xác định chính xác bạn bị xơ gan hay không và có biện pháp điều trị phù hợp.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chẩn đoán xơ gan: Tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp
Làm sao để nhận biết gan thô có phải xơ gan?
Như đã trình bày phần trên, yếu tố “nhu mô gan thô” không đủ để xác định bạn có mắc viêm gan hay không. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ cần dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với kết quả cận lâm sàng. Bệnh cảnh lâm sàng ở người bệnh xơ gan khá đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như giai đoạn bệnh. Kết quả cận lâm sàng để xác định xơ gan bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu: Tiểu cầu <130.000/mm3; hồng cầu, bạch cầu có thể giảm.
- Xét nghiệm đông máu: Prothrombin time (PT), INR kéo dài.
- Chỉ số bilirubin: Tăng, đối với xơ gan còn bù có thể bình thường hoặc tăng ít.
- AST, ALT có thể bình thường hoặc tăng, trong đó AST tăng cao hơn so với ALT.
- Chỉ số phosphatase kiềm (ALP) tăng cao hơn 3 lần ở xơ gan ứ mật, tăng nhẹ (<3 lần) hoặc bình thường trong xơ gan do các nguyên nhân khác.
- GGT tăng cùng với ALP, GGT tăng cao nhiều ở người xơ gan do rượu so với các nguyên nhân khác.
- Albumin/máu giảm; globulin có khuynh hướng tăng (IgG tăng ở người mắc viêm gan tự miễn, IgM tăng trong xơ gan ứ mật nguyên phát; tỷ lệ A/G<1.
- Nồng độ Na+ máu giảm, K+ máu giảm.
- Đối với dịch màng bụng: độ chênh của albumin huyết thanh và dịch màng bụng >=1,1g/dL.
- Siêu âm bụng: Gan to hay teo, có cấu trúc thô, bờ không đều; lách to, tĩnh mạch cửa giãn, báng bụng.
- Độ đàn hồi của gan giảm
- Chỉ số xơ hóa không xâm lấn: FIB – 4, APRI tăng
Nhu mô gan thô do đâu? Nguy hiểm không?
Xơ gan là một trong những bệnh lý khiến nhu mô gan thô
Nhu mô gan thô trên siêu âm thường do các bệnh gan mạn tính gây ra hoặc cũng có thể do sử dụng thuốc… gây ra. Một số nguyên nhân khiến nhu mô gan thô thường gặp là:
- Viêm gan virus: Người bị viêm gan virus đặc biệt là viêm gan virus B, C nếu không được kiểm soát có thể tiến triển thành viêm gan mạn tính. Điều này là nguyên nhân chính gây ra gan thô. Thông qua hình ảnh siêu âm cho thấy nhu mô gan thô, không đồng nhất.
- Gan nhiễm mỡ: Mỡ bị tích tụ lâu ngày khiến mô gan ngày càng bị xơ hóa nhanh chóng khiến nhu mô gan thô.
- Xơ gan, viêm gan do rượu, ung thư gan: Các bệnh lý liên quan tới gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan là những nguyên nhân khiến nhu mô gan thô. Thông thường, khi được phát hiện thường là những lúc gan đã bị tổn thương khá nặng, bề mặt gan không còn đồng nhất
- Các chất độc hại: Tiêu thụ rượu bia và chất kích thích thường xuyên, dùng một số loại thuốc khiến gan bị tổn thường nghiêm trọng. Các chất độc không được đào thải ra ngoài, lâu dài gây tổn thương gan làm tăng nguy cơ gan thô rất cao.
Nhu mô gan thô là dấu hiệu cảnh báo độ nguy hiểm khá cao, thường xuất hiện như một triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan tới gan. Khi phát hiện nhu mô gan thô, có nghĩa là tế bào gan bị phá hủy hoàn toàn, thay thế bằng các mô xơ. Sự phát triển của mô xơ làm thay đổi nghiêm trọng cấu trúc bề mặt gan, suy giảm nghiêm trọng chức năng gan, đặc biệt là chức năng đào thải độc tố. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Nên làm gì khi phát hiện nhu mô gan thô?
Khi phát hiện nhu mô gan thô, hiếm khi có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh thường phải chung sống với tình trạng này suốt đời. Sau đây là cách xử trí khi không may phát hiện nhu mô gan thô:
Tuân thủ theo điều trị của bác sĩ
Như đã trình bày ở phần trên, nhu mô gan thô không phải là bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe, chủ yếu là bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan… Bác sĩ sẽ kết hợp cùng các kết quả xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gốc rễ.
Tùy thuộc từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, cần thường xuyên thăm khám để nắm rõ bệnh lý, hiệu quả điều trị để có biện pháp thay đổi nếu cần.
☛ Tham khảo thêm tại: Phương pháp điều trị xơ gan tốt nhất?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, khoa học bằng cách:
- Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, không nên thức khuya.
- Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi nhằm có sức đề kháng tốt, cải thiện chức năng gan và sức khỏe tổng thẻ nói chung.