Tuân thủ điều trị sẽ đảm bảo thành công trong quá trình điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C. Tuy nhiên, phác đồ điều trị chuẩn hiện nay bao gồm các thuốc như Peg-interferon, Interferon, Ribavirin, Entecavir, Tenofovir…thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhận biết tác dụng phụ của thuốc và cách khắc phục sẽ giúp quá trình điều trị nhẹ nhàng hơn.
Mục lục
1. Triệu chứng giả cúm (sốt, đau khớp, đau cơ):
Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc điều trị viêm gan siêu vi B và viêm gan C loại peg-Interferon (hoặc interferon). Người bệnh thường có cảm giác ớn lạnh kèm sốt, nhức mỏi khắp người, đau cơ và đau khớp giống như bị cảm cúm kéo dài khoảng 3 ngày sau khi tiêm.
2. Buồn nôn, chán ăn, khô miệng
Nhóm tác dụng phụ trên thường xuất hiện là do Ribavirin ức chế tiết nước bọt. Triệu chứng này thường kéo dài thêm vài tuần sau khi kết thúc điều trị. Do mất vị giác, buồn nôn và chán ăn, bệnh nhân có thể bị sụt mất khoảng 6-10% cân nặng sau đợt điều trị kéo dài 48 tuần.
3. Rối loạn chức năng tuyến giáp:
Suy giáp và cường giáp đều có thể gặp do tác dụng phụ của thuốc tiêm (peg-interferon/ interferon) khi điều trị viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C.
Bệnh nhân có những biểu hiện thiếu máu và thường mau mệt khi gắng sức như đi thang lầu, leo dốc hoặc làm việc nặng…
4. Ảnh hưởng đến chức năng thận
Trong quá trình điều trị Tenofovir, suy thận là loại tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc liều cao kéo dài. Cùng với một số tác dụng phụ khác như tiêu chảy cấp, mất nước nhiều do nôn ói, đổ mồ hôi…tình trạng suy thận càng dễ xảy ra và chiều hướng nặng dần lên.
5. Ngứa
Các thuốc Interferon và Ribavirin có thể gây một số vấn đề như khô da, ngứa, nổi ban…Tại vị trí tiêm, da có thể trở nên cứng và đỏ kéo dài nhiều ngày tới nhiều tuần.
6. Rụng tóc
Rụng tóc cũng là tác dụng phụ hay gặp sau vài tháng đầu tiên điều trị và kéo dài vài tuần sau khi kết thúc điều trị.
7. Ho
Bệnh nhân có thể bị ho do tác dụng phụ của Ribavirin. Khác với trường hợp ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp là ho có đàm, ho do tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan thường là ho khan, có khi ho dai dẳng.
8. Rối loạn tâm thần
Các tác dụng phụ về tâm thần có thể biểu hiện ở nhiều mức độ từ cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược, đến những trạng thái lo âu, trầm cảm nặng hoặc có ý định tự sát… Đây là những tác dụng phụ rất nguy hiểm cần bác sĩ theo dõi và cân nhắc nên tiếp tục hay ngưng điều trị.
9. Làm thế nào để giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc
Khi nhận biết một số tác dụng phụ, người bệnh nên trao đổi thêm với bác sĩ điều trị để được chỉ định thêm một số biện pháp khắc phục nhằm tránh việc phải ngưng thuốc sớm do không chịu đựng nổi các tác dụng phụ. Bên cạnh đó, một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt cũng giúp giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan
Uống nhiều nước một việc rất quan trọng (thường là 2-3 lít) giúp bạn tránh cảm giác khô miệng và mất nước do sốt.
Nên thay đổi liên tục vị trí tiêm và tránh xoa nắn, chà xát hoặc thoa đắp tại chỗ tránh tổn thương trùng lặp cùng vị trí tiêm.
Nên tiêm thuốc vào lúc chiều tối để khi xuất hiện triệu chứng giả cúm cũng là lúc người bệnh đã nằm ngủ nên cũng giảm bớt cảm giác khó chịu hơn. Nên chọn tiêm thuốc vào ngày cuối tuần để có thời gian thể nghỉ ngơi tại nhà, tránh ảnh hưởng đến công việc.
Nếu bạn có vấn đề dạ dày và buồn nôn, hãy chia nhỏ bữa ăn và hạn chế các loại gia vị tính cay nóng hoặc những loại thực phẩm có tính axit. Bạn cũng hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp giảm bớt triệu chứng có buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan gọi ngay tới số 0912571190 – 18001190 (miễn cước)