Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiến triển âm thầm và khó phát hiện. Có tới 30% người mắc viêm gan C mạn tính biến chứng thành xơ gan hoặc ung thư gan. Hiểu về những yếu tố nào làm bệnh viêm gan C trở nên trầm trọng hơn sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn hơn về căn bệnh này và biết cách khống chế, điều trị nó hiệu quả hơn.
Nhiều bất lợi đối với người mắc viêm gan C
Tỉ lệ từ cấp tính trở thành mạn tính cao, thể mạn tính vì tiến triển bệnh âm thầm, không dấu hiệu rõ nét nên biến chứng thành xơ gan, ung thư gan cũng cao – đó là những bất lợi mà người mắc viêm gan C gặp phải. Giai đoạn tiến triển của viêm gan C có thể kéo rất dài: 10 năm đến thậm chí 50 năm. Tuy nhiên, trong quá trình ấy lại có những yếu tố làm bệnh viêm gan C trở nên trầm trọng hơn.
Uống rượu bia nhiều
Rượu, bia là kẻ thù số 1 của viêm gan C nói riêng và viêm gan virut nói chung. Sau khi vào cơ thể, quá trình rao đổi chất chủ yếu diễn ra ở gan với một loạt biến đổi phản ứng, nó được bài tiết ra ngoài qua hơi thở, phổi và tuyến mồ hôi; lượng rượu còn lại cùng với ethanol trong gan sẽ hình thành nên dehydrogenase – một chất cực kì có hại cho tế bào gan. Những người bị viêm gan C nếu cứ tiếp tục uống rượu trong thời gian dài thì khả năng bị xơ gan, ung thư gan và giảm tuổi thọ sẽ cao hơn rất nhiều.
Ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ
Các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, qua đường ruột được hấp thụ vào máu, thông qua hệ thống tuần hoàn được gan hấp thụ và chuyển đổi thành lipoprotein tổng hợp mật độ thấp. Những người có gan không tốt và những bệnh nhân bị viêm gan C, nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng làm việc cho gan. Việc khó phân giải lượng mỡ tích tụ trong gan dễ gây ra xơ gan hay ung thư gan.
Bệnh nhân viêm gan nên lựa chọn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, thay thế bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả tươi.
Dùng thuốc vô tội vạ
Đông Tây y kết hợp, ai bảo gì hay mua về dùng nấy – đây là một trong những yếu tố làm bệnh viêm gan C trở nên trầm trọng hơn mà nhiều người vẫn thực hiện. Thuốc hiện nay đều khá dễ dàng để mua về dùng và cơ bản, khi dùng thuốc, mọi cơ quan bộ phận trong cơ thể đều bị tác động. thuốc sau khi vào cơ thể đa số cũng sẽ được chuyển hóa qua gan rồi mới đến các cơ quan khác. Chính vì vậy, với những người bị viêm gan C mà còn sử dụng thuốc một cách tràn lan thì sẽ vô tình tạo thêm gánh nặng cho gan hơn.
Thiếu ngủ, sinh hoạt không khoa học
Một chế độ sinh hoạt, ăn uống sạch và khoa học cũng giúp tránh cho bệnh viêm gan C trở nên trầm trọng. Nếu bạn thiếu ngủ hoặc nghỉ ngơi không hợp lí sẽ dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan, làm ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan, suy giảm hệ miễn dịch. Với người nhiễm virus viêm gan C, tế bào gan đã bị hư hại thì điều này lại càng nguy hiểm hơn.
Vì vậy bệnh nhân viêm gan nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng.
Tức giận, stress, bi quan
Nếu trạng thái tinh thần của bạn không tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gan cũng không phải là ngoại lệ. Khi bạn bị stress hay bực tức thì áp lực máu sẽ tăng cao làm lượng máu lưu thông qua gan sụt giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường. Đặc biệt với những người có các cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài mà không được giải tỏa thì có thể gặp phải các dấu hiệu tổn thương gan trầm trọng như tức ngực, đau xương sườn. Chính vì vậy, mặc dù đang chiến đấu với bệnh nhưng người mắc viêm gan C cũng phải giữ được tinh thần lạc quan để hiệu quả điều trị trở nên lý tưởng.
Ăn đêm thường xuyên
Gan hoạt động mạnh nhất vào khoảng thời gian từ 1-3 giờ sáng. Ăn đêm sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn và ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của gan. Chính vì vậy ăn đêm là việc hết sức tối kị với bệnh nhân viêm gan C. Hơn thế nữa, ăn đêm còn không có lợi cho các cơ quan khác như: dạ dày, tì vị, thận, mật…
Những người mắc viêm gan B mãn tính tốt nhất không nên ăn đêm hoặc cố gắng giảm thiểu ăn đêm. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng vào buổi tối nên lựa chọn các thực phẩm có thành phần đường như kẹo hay bột mỳ, nhưng không nên ăn quá nhiều.
Hút thuốc lá
Khói thuốc cũng là một yếu tố làm bệnh viêm gan C trở nên trầm trọng hơn. Sau khi được hít vào sẽ gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Gan là cơ quan giải độc, sau khi bị nhiễm virus viêm gan C, chức năng của gan sẽ không còn được như lúc đầu nữa, sự gia tăng nicotin trong thuốc lá làm gia tăng gánh nặng cho gan và gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.
Ngoài ra hút thuốc còn gây trở ngại cho hệ tuần hoàn trong cơ thể, làm giảm khả năng miễn dịch và gây ra các bệnh liên quan đến đến đường hô hấp.
Người mắc viêm gan C đồng thời mắc thêm các bệnh viêm do nhiều loại virut khác như HIV, viêm gan D… cũng sẽ dễ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, lời khuyên của các bác sĩ là: Đừng bao giờ đợi đến khi mắc bệnh mới lo trị bệnh. Thay vào đó, hãy phòng bệnh ngay từ hôm nay. Theo đó, nên tránh xa các nguyên nhân gây bệnh, đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Nếu bị bệnh, thực hiện phòng tránh lây lan sang người khác, đến cơ sở y tế để đánh giá và tuân thủ phác đồ điều trị phù hợp. Trong thời gian điều trị, để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh xa những yếu tố nào làm bệnh viêm gan C trở nên trầm trọng hơn, và đặc biệt chú tâm đến sức khỏe của mình.