Virus viêm gan C được chia làm 2 giai đoạn: viêm gan cấp tính và mãn tính, nguy hiểm hơn cả là biến chứng xơ gan và ung thư gan. Chính vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần thực hiện điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất, mời bạn đọc tham khảo!
1. Chẩn đoán bệnh
1.1 Chẩn đoán và xác định viêm gan C cấp tính
Chỉ số HCV RNA dương tính (+), anti-HCV có thể âm tính (-) hoặc dương tính (+) . Xét nghiệm HCV RNA thường dương tính (+) sau 2 tuần khi bị phơi nhiễm, trong khi anti – HCV xuất hiện sau khoảng 8 – 12 tuần.
Xét nghiệm AST, ALT bình thường hoặc tăng
Thời gian mắc viêm gan C dưới 6 tháng: Người bệnh sẽ được theo dõi có sự chuyển huyết thanh từ anti – HCV âm tính (-) thành dương tính (+), có thể có biểu hiện lâm sàng hay không.
Chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh là yếu tố rất quan trọng
1.2 Chẩn đoán và xác định viêm gan C mãn tính
Chỉ số Anti HCV dương tính (+) và HCV RNA dương tính (+)
Thời gian mắc bệnh nhiều hơn 6 tháng, hoặc có biểu hiện của bệnh xơ gan lúc này bệnh được xác định bằng chỉ số APRI, hoặc sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mãn tính và xuất hiện tình trạng gan xơ hóa, hay FibroScan, Fibrotest có xơ hóa > F2 .
2. Phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất
2.1 Mục đích điều trị
– Ngăn ngừa bệnh phát triển, giảm nguy bệnh biến chứng thành xơ gan và ung thư gan.
– Cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
– Về mặt y học, mục đích điều trị là đưa lượng HCV_RNA về trạng thái âm tính sau 24 tuần ngừng điều trị.
2.2 Chỉ định điều trị
– HCV RNA dương tính (+)
Chức năng gan còn bù: INR < 1.5, Albumin > 34g/L, Bilirubin huyết thanh < 1,5mg/dL, không có bệnh não gan, không có tình trạng cổ trướng.
Xét nghiệm về huyết học và giá trị sinh hóa chấp nhận: Hb > 12g ở nữ, Hb > 13g ở nam, bạch cầu đa nhân trung tính >1500/mm3 và tiểu cầu > 75G/L; creatinin huyết thanh < 1,5mg/dL.
Người bị xơ gan mất bù.
Người bị trầm cảm nặng
Người bệnh có bệnh gan tự miễn hay mắc các bệnh tự miễn khác
Người mắc về bệnh lý tuyến giáp không được kiểm soát
Phụ nữ có thai
Người mắc các bệnh nội khoa nặng: suy tim, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn, tăng huyết áp nặng, đái tháo đường không kiểm soát
Có tiền sử dị ứng với một số thuốc điều trị.
2.3 Các thuốc điều trị viêm gan C theo phác đồ của bộ y tế
– Thuốc Interferon (IFN) tiêm dưới da bao gồm: IFN α-2a, IFN α-2b, Pegylated IFN α-2a và Pegylated IFN α-2b
– Thuốc uống: Ribavirin
– Thuốc ức chế protease bao gồm: Boceprevir, Telaprevir
2.4 Phác đồ điều trị viêm gan siêu vi c
– Phác đồ chuẩn: Interferon (IFN) + Ribavirin
Kết hợp phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C chuẩn với telaprevir hoặc boceprevir trong trường hợp người bệnh viêm gan C type 1 đã có thất bại điều trị với một số thuốc.
Thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào type và đáp ứng virus
- Type 1,4,6: 48 tuần
- Type 2,3: 24 tuần
Trường hợp không xác định được type thì điều trị như type 1 hoặc 6, do phần lớn virus viêm gan C ở Việt Nam thuộc type 1 và 6.
Phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất hiện nay được công bố: Sofosbuvir + Ledipasvir có hoặc không phối hợp với thuốc Ribavirin.
Ngoài ra, để điều trị bệnh hiệu quả nhất, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe, đánh giá tình trạng bệnh và từ đó các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị viêm gan C cho người bệnh phù hợp nhất.
2.5 Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn uống khoa học góp phần quyết định hiệu quả điều trị viêm gan C
Cùng với việc dùng thuốc, một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là vô cùng quan trọng quyết định tới hiệu quả của việc điều trị viêm gan C. Vì thế, người bệnh cần tạo lập một thói quen sinh hoạt, thực đơn hợp lý, khoa học như:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng với đạm, vitamin, khoáng chất, tránh tuyệt đối các đồ có hại cho gan như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều chất bảo quản…
- Chế độ sinh hoạt cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc, lao động nặng nhọc, căng thẳng, có thói quen tập luyện thể dục hàng ngày để kiểm soát cân nặng cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh phát sinh các bệnh lý khác trong quá trình điều trị viêm gan C.
- Bệnh nhân cũng cần giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh tức giận để hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn.
Tóm lại:
Trên đây là phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm một số sản phẩm từ thảo dược tốt cho gan như cà gai leo, mật nhân, diệp hạ châu, bồ bồ… giúp giải độc, tăng cường chức năng gan, làm hạn chế tổn thương tế bào gan hiệu quả, từ đó giúp hỗ trợ tăng sức khỏe lá gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý gan mật nói chung cũng như viêm gan C nói riêng.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh viêm gan C, hãy gọi theo số hotline: 1800.1190 để được chuyển gia của chúng tôi tư vấn.