Bệnh viêm gan B phát triển qua hai giai đoạn là giai đoạn viêm gan B cấp tính và giai đoạn Viêm gan B mãn tính. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu người chết vì các biến chứng của viêm gan B mãn tính như xơ gan mất bù, ung thư tế bào gan. Đáng lưu ý, Việt Nam lại là quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao nhất.
Mục lục
Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm rất nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, tấn công tế bào gan và gây tổn thương gan ở mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến âm thầm nên người bệnh khó phát hiện, khi các triệu chứng rõ rệt bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hoặc có biến chứng.
Virus viêm gan B có tốc độ lây truyền rất nhanh, thông thường lây truyền qua 3 con đường cơ bản:
- Đường máu: Truyền máu, hiến máu, sử dụng chung bơm kim tiêm, xăm hình khi dụng cụ chưa được khử trùng đúng cách, dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân ( bàn chải đánh răng, kìm bấm móng tay…)
- Từ mẹ sang con: Người mẹ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B dễ lây truyền sang cho thai nhi. Tùy thuộc giai đoạn của thai kỳ mà tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con khác nhau
- Đường tình dục: Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn tăng nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B. Do đó, hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách quan hệ tình dục an toàn.
Virus viêm gan B tấn công lá gan
Viêm gan B là bệnh rất nguy hiểm, ít có biểu hiện ra dấu hiệu rõ ràng nên khi phát hiện nhiều trường hợp ở mức độ nặng. Viêm gan B được chia làm 2 dạng:
- Viêm gan B cấp tính
- Viêm gan B mạn tính
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của viêm gan B, virus tồn tại trong cơ thể không quá 6 tháng. Trong đó, hơn 90% số trường hợp tự khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì. Có gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính, có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.
Phân biệt viêm gan B cấp tính
Bệnh viêm gan B cấp tính là khi vi rút viêm gan B chỉ tồn tại trong cơ thể người một thời gian ngắn dưới 6 tháng và đặc biệt là có thể chữa trị được dứt điểm.
Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính thường không rõ nét. Người bệnh thường có triệu chứng: biếng ăn, mệt mỏi do suy giảm chức năng gan và hệ tiêu hóa … Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, cảm cúm và đau nhức ở gan, có thể bị nhức khớp.
Khi mắc viêm gan B cấp tính, khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Khoảng 10% người mắc viêm gan B cấp tính sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho gan, thậm chí tử vong.
Một người bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính có trở thành viêm gan B mãn tính hay không phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của người mắc bệnh. Cụ thể như sau:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
- 80-90% trẻ bị lây nhiễm HBV trong năm đầu tiên của cuộc sống trở thành mạn tính
- 30-50% trẻ em bị nhiễm trước khi 6 tuổi bị nhiễm trùng mạn tính.
Ở người lớn:
- Khoảng 10% số người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm HBV trở thành mạn tính
- Khoảng 20-30% người trưởng thành bị nhiễm HBV mạn tính sẽ phát triển xơ gan và / hoặc ung thư gan
Do vậy, với người mắc viêm gan B cấp tính thường được chỉ định theo dõi và thăm khám định kỳ, trẻ nhỏ bắt buộc phải tiêm phòng viêm gan B theo lịch tiêm chủng quốc gia. Và cần hiểu rõ viêm gan B mãn tính là gì, gây ra biến chứng như thế nào để có ý thức phòng tránh.
Tiêm phòng là biện pháp duy nhất giúp trẻ sơ sinh phòng tránh virus viêm gan B
Phân biệt viêm gan B mãn tính
Khác với bệnh viêm gan B cấp tính, viêm gan B mãn tính là khi vi rút viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Giai đoạn viêm gan B mạn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu,thậm chí có thể từ 15-30 năm mà người bệnh ít có triệu chứng đặc biệt.
Những nguyên nhân gây viêm gan B mạn tính:
Một số nguyên nhân gây viêm gan B mạn tính phổ biến phải kể đến như:
- Virus viêm gan B, C.
- Bệnh gan do rượu.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Viêm gan tự miễn
- Viêm gan mạn do thuốc.
Theo thống kê, có tới 60 – 70% nguyên nhân do virus viêm gan C gây ra. Trong đó, có ít nhất 75% các trường hợp mắc viêm gan C cấp trở thành mạn tính. Có từ 5 – 10% trường hợp nhiễm virus viêm gan B ở người lớn và có khoảng 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B trở thành mạn tính.
Bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường xảy ra ở những người thừa cân, béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid khiến cơ thể tổng hợp chất béo nhiều hơn, trong khi đó chuyển hóa chất béo lại chậm đi. Hệ quả chất béo tích tụ lại và được lưu trữ bên trong các tế bào gan.
Bệnh lý về gan liên quan tới rượu thường gặp ở những người sử dụng nhiều rượu bia trong thời gian dài. Bệnh thường được đặc trưng bởi gan nhiễm mỡ, viêm gan lan rộng có thể gây chết các tế bào gan và dẫn tới xơ gan.
Viêm gan tự miễn do cơ thể tự sinh ra kháng thể và chống lại các mô của chính mình. Viêm gan tự miễn xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Viêm gan mạn tính có thể xảy ra do tác dụng của một số loại thuốc, nhất là khi sử dụng trong thời gian dài. Một số loại thuốc phải kể đến như isoniazid, methyldopa và nitrofurantoin.
Ngoài những nguyên nhân gây viêm gan mạn tính phổ biến kể trên, bệnh có thể xảy ra bởi những nguyên nhân ít gặp khác như: Viêm đường mật nguyên phát, thiếu alpha-1 antitrypsin, bệnh Celiac, hemochromatosis (một rối loạn di truyền khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt), bệnh Wilson ở trẻ em và thanh niên hay rối loạn tuyến giáp.
Tìm hiểu các triệu chứng của viêm gan B mạn tính:
Có khoảng 40% gặp các triệu chứng như mệt mỏi, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa…và các triệu chứng này thường có xu hướng giảm dần nên người bệnh thường không để ý, cho rằng cơ thể mệt mỏi thông thường và khi thấy triệu chứng suy giảm thường nhầm tưởng rằng cơ thể đã hồi phục.
Thậm chí khoảng 50% bệnh nhân mắc viêm gan virus B mãn tính không có biểu hiện gì, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, lúc này virus viêm gan vẫn tồn tại trong cơ thể và âm thầm sinh sản, phá hủy lá gan.
Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn hoạt động. Khi đó cơ thể thường không thể chống lại được virus do số lượng virus quá nhiều. Và bệnh sẽ chuyển dần sang các giai đoạn xơ gan và ung thư gan.
Biến chứng thường gặp của viêm gan B mạn là xơ gan và ung thư gan
Điều đáng lưu ý rằng tuy viêm gan virus B mạn tính rất ít triệu chứng nhưng nếu người bệnh để ý một chút những thay đổi nhỏ của cơ thể thì hoàn toàn có thể phát hiện bệnh sớm như:
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Người bệnh viêm gan B mạn tính có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy…
- Biểu hiện ngoài da: Vàng da, vàng mắt… là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã ở giai đoạn vàng da, vàng mắt rồi thì bệnh tình đã tương đối nặng, người bệnh cần phải điều trị ngay nếu không sẽ có những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Do những triệu chứng của viêm gan B mãn tính rất mờ nhạt, thường khi phát hiện ra đã ở giải đoạn muộn, bỏ lỡ mất cơ hội điều trị nên người bệnh cần đi khám định kỳ, nhất là những người gia đình có tiền sử bị viêm gan virus B. Việc chẩn đoán bệnh cần dựa vào các xét nghiệm để xác định chính xác thể bệnh và biện pháp điều trị.
Viêm gan B mãn tính có chữa dứt điểm được không?
Viêm gan B mãn tính cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị nhằm khống chế virus hoạt động giúp người bệnh chung sống hòa bình với virus lâu dài. Điều trị viêm gan B mạn tính khá phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, tiểu sử bệnh, thể trạng sức khỏe hiện tại, thể trạng virus…
Bệnh được chia làm 2 thể trạng:
- Thể người lành mạng bệnh
- Thể nhiễm viêm gan B mãn tính ở thể hoạt động
Với thể người lành mang bệnh, người bệnh không cần dùng thuốc để điều trị, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học, theo dõi sức khỏe gan định kỳ.
Nhưng đối với người bệnh ở thể hoạt động, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Những người nhiễm bệnh nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng đắn để ngăn chặn virus có khả năng tiến triển tới xơ gan, suy gan, ung thư gan gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những người bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động và làm tổn thương gan nhẹ có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động của virus, chưa thể đào thảo ra khỏi cơ thể hoàn toàn. Quá trình điều trị cần sự kiêm trì và theo lâu dài của người bệnh.
Đọc thêm: Bệnh viêm gan b lây qua đường nào?
Cách điều trị viêm gan virus B cấp tính và mạn tính
Với viêm gan virus B cấp tính
Giai đoạn viêm gan B cấp tính không sử dụng thuốc điều trị mà bệnh nhân chỉ cần theo dõi và thăm khám. Việc theo dõi và tái khám là cực kỳ quan trọng và phải theo định kỳ của bác sỹ, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để xác định việc bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn hay chuyển sang giai đoạn viêm gan B mạn tính. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Khi khỏi bệnh viêm gan B cấp tính người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế bia rượu và có biện pháp bảo vệ gan để giúp gan khỏe.
Với viêm gan virus B mạn tính
3 tiêu chuẩn chính quyết định điều trị viêm gan B mạn:
Để điều trị viêm gan B mạn tính người bệnh phải có đủ 3 tiêu chuẩn như sau:
- Nhiễm siêu vi B mạn (xét nghiệm HBsAg + trên 6 tháng).
- Men gan ALT(SGPT) tăng từ 70 IU trở lên.
- Định lượng HBV DNA tăng cao: (>10.000 copy nếu HBeAg – hoặc >100.000 copy nếu HBeAg +).
6 tiêu chuẩn phụ xem xét quyết định điều trị viêm gan B mạn:
Khi xác định người bệnh nhiễm siêu vi B mạn, với xét nghiệm HBsAg + trên 6 tháng, men gan ALT (SGPT) không tăng, định lượng HBV DNA tăng cao, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn điều trị trong các trường hợp như sau đây.
- Bà bầu nhiễm siêu vi B (điều trị cần phòng lây truyền cho thai nhi).
- Người bệnh ung thư nhiễm siêu vi B, đang hóa hoặc xạ trị, điều trị để ngăn ngừa bùng phát bệnh hoặc tái hoạt viêm gan B.
- Người bệnh nhiễm siêu vi B đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch, điều trị ngăn bùng phát hoặc tái hoạt viêm gan B.
- Người bệnh nhiễm siêu vi B ghép gan, thận
- Trong gia đình có người nhà (cha, mẹ, anh chị em ruột) bị xơ gan, ung thư gan, điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ.
- Người bệnh nhiễm siêu vi B có bệnh thận mãn mà đang nghi ngờ có liên quan đến siêu vi B.
Mục tiêu chính điều trị viêm gan B mạn:
- Nhằm ức chế virus viêm gan B dưới ngưỡng (Kết quả xét nghiệm định lượng HBV – DNA âm tính, tốt nhất HBsAg âm tính)
- Cải thiện các tổn thương mô học ở gan, đưa men gan về chỉ sổ bình thường (ALT bình thường).
- Giảm tỷ lệ bị xơ gan, ung thư gan và giảm lây truyền.
Thuốc điều trị viêm gan B mạn tính:
Thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Thông thường người bệnh sẽ được kê sử dụng các thuốc kháng virus ( như Lamivudine (Epivir-HBV), Tenofovir, Interferon, dạng tiêm dưới da (subcutaneous injection)…) hoặc thuốc điều hòa miễn dịch (như IFN alfa, Pegylated IFN alpha…) hoặc kết hợp cả hai loại.
Tuy nhiên những thuốc này thường rất đắt tiền, phải dùng kéo dài để duy trì sự ức chế siêu vi, hiệu quả cũng chỉ đạt 30 – 40% và khi ngừng thuốc một số lại tái phát. Mặt khác các thuốc này thường gây tác dụng phụ vì vậy người bệnh cần rất kiên trì và nếu có bất cứ tác dụng không mong muốn nào, cần gặp bác sỹ điều trị để tư vấn.
TBiện pháp phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan B an toàn, hiệu quả
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên một số loại thảo dược có tác dụng tốt với bệnh viêm gan virut B mãn tính, như cây Nhân trần, Bồ bồ, Cà gai leo, Mật nhân, Giảo cổ lam … Trong đó cây Cà gai leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae) được đặc biệt chú ý và nghiên cứu kỹ lưỡng và được xem là có nhiều triển vọng trong điều trị. Rất nhiều đề tài nghiên cứu về cây CGL đã được thực hiện. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất mới trong CGL có tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B. Đó là chất Glycoalcaloid.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 sử dụng cà gai leo trên 90 bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động tại 3 cơ sở Viện Quân Y 103, Bệnh viện TW quân đội 108, Viện Quân Y 354 đều cho kết quả rất tốt, phù hợp với kết quả thu được ở giai đoạn 2, đặc biệt là Viện Quân Y 354 thấy mất HBsAg 16,6% (âm tính). Trong giai đoạn 3 có theo dõi thêm nồng độ HBV-DNA cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của HBV sau hai tháng điều trị. Một điểm đặc biệt nữa trong giai đoạn 3 là viện Quân Y 103 điều trị thêm cho 7 bệnh nhân kéo dài thời gian 6 tháng, kết quả có thêm 1 bệnh nhân mất HbsAg và xuất hiện anti-HBs.
Cà gai leo – khắc tinh của viêm gan virus và xơ gan
Trước thực trạng Việt Nam chiếm tỉ lệ rất cao người mắc viêm gan virus (khoảng 10% dân số), trong khi các thành tựu nghiên cứu về dược liệu cà gai leo đưa ra một hướng đi rất mới có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus hiệu quả mà an toàn, chi phí hợp lý, do vậy các chuyên gia gan mật, chuyên gia dược liệu của công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh Plus với thành phần từ cà gai leo, mật nhân, bổ sung thêm kế sữa, actiso và khúng khéng dành cho người viêm gan virus và xơ gan, đã được nghiên cứu rất tỉ mỉ, công phu trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.