Viêm gan B mạn tính là căn bệnh vô cùng phức tạp, được chia thành hai thể bệnh là thể hoạt động và thể không hoạt động. Ở mỗi thể bệnh sẽ có những phương pháp điều trị viêm gan B mạn tính riêng rẽ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị cho mỗi thể để đạt được kết quả cao nhất.
Mục lục
Viêm gan B mạn tính là gì? Có triệu chứng như thế nào?
Viêm gan B được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn cấp tính và giai đoạn mạn tính. Viêm gan B cấp tính là khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể ít hơn 6 tháng. Thông thường, 90% người bệnh viêm gan B cấp tính tự khỏi mà không để lại biến chứng nghiêm trọng gì. 10% còn lại chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Viêm gan B mạn tính là khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng mà không bị đào thải ra ngoài. Bệnh diễn biến âm thầm, ít triệu chứng cụ thể khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Nhiều người không phát hiện ra bệnh cho tới khi tình cờ đi kiểm tra sức khỏe tổng thể, hiến máu hoặc đi khám thai định kỳ.
Mặc dù vậy, người bệnh viêm gan B mạn tính có vài triệu chứng như:
- Khó chịu nhẹ vùng bụng trên rốn
- Buồn nôn
- Cơ thể mệt mỏi
- Ăn uống kém
- Đau nhức người
Nếu tình trạng bệnh nặng hơn xuất hiện một số triệu chứng như:
- Vàng da (da và tròng trắng mắt bị nhuốm vàng)
- Báng bụng (bụng phình to và chứa dịch)
- Sụt cân
- Yếu cơ
- Nước tiểu sậm màu
- Dễ bầm da và hay chảy máu
- Lú lẫn
Thông tin xem thêm: Phân biệt viêm gan B cấp và mạn tính
Biến chứng của viêm gan B mạn tính
Viêm gan B mạn tính là bệnh nguy hiểm và cho tới nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Nếu không có biện pháp điều trị khoa học, chức năng gan dần bị suy giảm nghiêm trọng và có thể dẫn tới các biến chứng:
Xơ gan: Khi virus viêm gan B tấn công trực tiếp vào các tế bào gan khiến các mô gan bị tổn thương nghiệm trọng. Lâu dần các mô gan bị tổn thương bị thay thế bởi các mô xơ và những vết sẹo. Các vết sẹo và mô xơ đó nhanh chóng lan rộng khiến gan dần bị xơ hóa, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng.
Suy gan: Đây là biến chứng khá nguy hiểm của viêm gan B mạ tính. Khi bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu khiến gan không có khả năng phục hồi, người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn hoặc suy thận…
Ung thư gan: Nếu viêm gan B mạn tính tiến triển sang ung thư gan là điều hết sức nguy hiểm. Ung thư gan rất khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, người bệnh viêm gan B mạn tính có nguy cơ ung thư gan cao hơn người bình thường gấp 20 lần. Vì vậy, người bệnh viêm gan B cần thực sự kiên trì và giữ tinh thần lạc quan, tích cực để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Ung thư gan – Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B mạn tính
Chẩn đoán viêm gan B mạn tính như thế nào?
Để chẩn đoán viêm gan B mạn tính dựa vào 3 yếu tố sau:
Dịch tễ
- Gia đình có ai mắc viêm gan B hay không
- Người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn hay sử dụng chung kim tiêm, thủ thuật xuyên qua da, truyền máu của người nhiễm HBV hay không
Lâm sàng
Có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, đau hạ sườn phải hoặc không có triệu chứng.
Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu bao gồm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như: men gan, bilirubin,…
- AST (SGOT), ALT (SGPT) gia tăng và kéo dài > 6 tháng
- HBsAg (+) và kéo dài > 6 tháng hoặc Anti-HBc IgG (+) hoặc Anti-HBc IgM (-)
- HBeAg (+) hoặc (-)
Điều trị viêm gan B mạn tính theo từng thể bệnh
Cách điều trị viêm gan B mạn tính thể hoạt động
Viêm gan B mạn tính thể hoạt động là dạng rất nguy hiểm, nếu không có những can thiệp kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề tới lá gan và nguy cơ xảy ra biến chứng xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm. Do đó, khi ở thể hoạt động, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc tây theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bởi vì hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để nên mục tiêu điều trị lúc này là phải ức chế virus nhân lên, làm giảm nồng độ virus về dưới ngưỡng phát hiện (trở về âm tính là mục tiêu cao nhất của việc điều trị), đồng thời phải hạ men gan cao trong máu, ngăn ngừa biến chứng xơ gan.
Các loại thuốc được áp dụng điều trị hiện nay gồm hai nhóm chính là nhóm tác động lên hệ miễn dịch nhằm loại bỏ virus viêm gan B giống như với cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Loại thứ hai là có tác dụng ức chế sự sao chép, nhân lên của virus HBV, từ đó làm giảm virus trong máu và hạn chế chúng tấn công lá gan. Các loại thuốc tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
>> Xem thêm: Cập nhật phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính hiệu quả nhất hiện nay
Cách điều trị viêm gan B mạn tính thể lành tính
Viêm gan virus B mạn tính thể không hoạt động hay còn gọi là thể lành tính là tình trạng virus HBV xâm nhập vào cơ thể trên 6 tháng nhưng nó không nhân lên, không tấn công phá hủy lá gan. Người viêm gan B thể lành tính dù mắc bệnh nhưng sẽ không xuất hiện bất kì triệu chứng lâm sàng nào, xét nghiệm men gan vẫn bình thường, siêu âm gan không có hoại tử hoặc hoại tử mức độ nhẹ. Người bệnh không cần phải sử dụng thuốc Tây đặc trị.
>> Xem thêm: Người mang virus viêm gan B thể lành tính có nguy hiểm không
Những lưu ý khi điều trị viêm gan B mạn tính đạt hiệu quả nhất
Như đã biết, viêm gan B là căn bệnh vô cùng khó trị, hiện nay các biện pháp điều trị vẫn chỉ là làm giảm nồng độ virus và ức chế virus nhân lên, hoạt động chứ không loại bỏ hoàn toàn được hết virus ra khỏi cơ thể. Vì thế, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, ở mỗi thể bệnh viêm gan B sẽ có những lưu ý riêng trong việc điều trị.
Với người bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động, thời gian sử dụng thuốc tây đặc trị thường kéo dài ít nhất là 1 năm hoặc có thể lâu hơn để đạt được mục tiêu điều trị. Vì thế, để khống chế được bệnh, quá trình dùng thuốc không được bỏ dở liệu trình, bất kỳ hành động bỏ dở giữa chừng nào cũng có thể khiến bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát.
Với người bệnh viêm gan B thể lành tính, tuy không phải điều trị bằng thuốc Tây nhưng virus vẫn có sẵn trong người và có thể nhân lên, tấn công lá gan bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng kém. Do đó, cách điều trị viêm gan B mạn tính thể không hoạt động chỉ là giữ gìn sức đề kháng luôn khỏe mạnh để không tạo điều kiện cho virus có cơ hội hoạt động.
Nếu có thắc mắc về bệnh gan hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn 18001190 – 0912571190