Rễ cây được xem là bộ phận quý giá nhất của cây Cà gai leo với nhiều hoạt chất chính. Vậy trong rễ cây Cà gai leo có những thành phần nào? Rễ Cà gai leo có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Rễ cây Cà gai leo có đặc điểm gì?
Cà gai leo là một trong những dược liệu quý với bệnh gan. Mặc dù toàn bộ thân, rễ và lá của chúng đều có giá trị dược liệu tuy nhiên rễ lại là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.
Rễ Cà gai leo thường có một rễ chính dài khoảng 10 – 20cm, với phần chuôi rễ cứng, bao quanh bởi lớp vỏ màu vàng nâu. Từ thân rễ này, chúng sẽ chia ra thành nhiều nhánh nhỏ gọi là rễ phụ. Các rễ phụ mềm, tán rễ tròn.
Thành phần trong rễ cây Cà gai leo
Rễ Cà gai leo là nơi chứa nhiều hoạt chất quan trọng của cây với các thành phần như tinh bột, cholesterol, saponin, glycoalkaloid, sterol, vocaloid, saponosid, flavonoid, solasodenon, lanosterol, β-sitosterol, 3β-hydroxy-5α-pregnan-16-on và các acid amin. Trong đó, glycoalkaloid là thành phần phong phú và được xem là quý giá nhất.
Nhờ các thành phần này, rễ Cà gai leo được nhiều người xem như “thần dược” cho gan với khả năng giải độc gan, khôi phục chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, tăng cường sức khỏe.
Rễ Cà gai leo có công dụng gì?
Theo Đông y, rễ Cà gai leo có tính ấm, vị hơi đắng, có khả năng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau và cầm máu… chủ trị trong các trường hợp phong thấp, cảm cúm, sâu răng, chảy máu chân răng. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng trong các trường hợp bị rắn cắn, dị ứng, mẩn ngứa…
Tuy nhiên, tác dụng nổi bật nhất của rễ Cà gai leo phải kể đến là hỗ trợ điều trị bệnh gan, bảo vệ và cải thiện sức khỏe gan. Cụ thể:
Giải độc gan
Các hoạt chất như ancaloit, glycoalkaloid trong rễ cây Cà gai leo là những chất chống oxy hóa manh, có khả năng bảo vệ gan khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do, từ đó ngăn chặn tổn thương gan. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố và kích thích tái tạo tế bào gan, giúp gan làm việc hiệu quả hơn.
Đặc biệt, khả năng giải độc và bảo vệ gan của Cà gai leo đã được chứng minh vào năm 1998 bởi nghiên cứu của Nguyễn Phúc Thái, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng. Theo đó, chiết xuất Cà gai leo có thể làm giảm tổn thương tế bào gan, kiểm soát sự gia tăng trọng lượng gan do độc tính của chất TNT gây ra, đồng thời làm giảm dấu hiệu tổn hại gan trên mẫu vi thể.
Hạ men gan
Tình trạng men gan cao có thể xảy ra bởi các tổn thương gan gây ra bởi bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt và sử dụng rượu bia. Các thành phần saponin, flavonoid, sterol, acid amin, alkaloid trong Cà gai leo có khả năng kiểm soát nồng độ virus trong máu, đồng thời hỗ trợ giảm viêm, thúc đẩy phục hồi tế bào gan, tăng cường men gan… từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương gan và làm hạ men gan hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm gan virus
Các hoạt chất quý giá trong rễ Cà gai leo như saponin, flavonoid, diosgenin, đặc biệt là glycoalkaloid đã được chứng minh có khả năng ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B, làm giảm triệu chứng bệnh. Thậm chí một số trường hợp còn được ghi nhận giúp nồng độ virus chuyển về âm tính sau một thời gian sử dụng dược liệu này.
Theo nghiên cứu tiến sĩ Y học được thực hiện bởi bác sĩ Trịnh Xuân Hòa tại Bệnh viện Quân Y 103 (năm 1999), sau 2 tháng sử dụng Cà gai leo, các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, chán ăn ở bệnh nhân viêm gan B đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, sau 3 tháng, nồng độ virus trong máu cũng giảm mạnh.
☛ Xem chi tiết: Chữa viêm gan B bằng cà gai leo hiệu quả không?
Hạn chế tiến triển của xơ gan
Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh, Glycoalkaloid có trong rễ Cà gai leo có thể bảo vệ gan khỏi sự tấn công của các gốc tự do, ức chế sự hình thành collagen, qua đó làm chậm tiến triển của xơ gan, tăng cường khả năng tái tạo tế bào gan, đồng thời giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm.
Theo một nghiên cứu thử nghiệm trong luận án tiến sĩ Dược học (2002) về việc sử dụng Cà gai leo trong điều trị xơ gan, tác dụng của dịch chiết toàn phần và glycoalkaloid trong Cà gai leo cho hiệu quả rất tích cực:
- Trong mô hình chống viêm gan mạn: Trọng lượng u giảm 42.2% khi sử dụng dịch chiết toàn phần, giảm 35.2% khi dùng glycoalkaloid trong Cà gai leo.
- Trong mô hình xơ gan: Hàm lượng collagen giảm đi 27% khi dùng dịch chiết toàn phần, giảm 27.6% khi dùng glycoalkaloid từ Cà gai leo.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt chất trong Cà gai leo có những tác động tích cực lên gen gây ung thư và các gen ức chế ung thư Rb, p53, mở ra tiềm năng mới của Cà gai leo với hệ miễn dịch và tế bào ung thư.
Giải rượu, bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu bia
Từ xa xưa, rễ Cà gai leo đã được người dân thuộc vùng núi Tây Bắc nước ta sử dụng như một biện pháp làm giảm tình trạng say rượu. Theo đó, chỉ cần nhấm một chút rễ Cà gai leo trước khi uống rượu là có thể uống được nhiều rượu hơn mà không say, đồng thời hạn chế đau đầu sau khi uống rượu.
Hoạt chất glycoalkaloid trong rễ Cà gai leo sẽ giúp quá trình đào thải ethanol – một chất gây hại có trong rượu bia diễn ra nhanh hơn, đồng thời tăng khả năng bảo vệ gan.
Theo ghi chép của GS.TS Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Cà gai leo có khả năng chống say rượu mạnh mẽ. Sau khi uống rượu, chỉ cần dùng một lượng nước sắc Cà gai leo vừa đủ là ta sẽ nhanh chóng tỉnh táo, cảm giác đau đầu hay mệt mỏi cũng không còn.
☛ Xem chi tiết: Cà gai leo giải độc rượu bia như thế nào?
Cách dùng rễ cây Cà gai leo
Tùy nhu cầu và mục đích sử dụng, rễ Cà gai leo có thể được dùng theo những cách sau:
Giải độc, làm mát gan, giảm mụn nhọt
- Chuẩn bị: Rễ Cà gai leo khô 50g.
- Rễ Cà gai leo rửa sạch, hãm cùng 1 lít nước sôi như pha trà.
- Uống nước Cà gai leo trước bữa ăn 1 tiếng, kiên trì để cảm nhận được hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan
- Chuẩn bị: Rễ Cà gai leo khô 100g.
- Rửa sạch rễ Cà gai leo, cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước. Khi nước sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa thêm khoảng 20 – 30 phút.
- Chắt nước Cà gai leo ra bát, để nguội và uống hết trong ngày.
Giải độc rượu bia, bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu bia
- Chuẩn bị: 1 đoạn rễ Cà gai leo khô.
- Ngậm hoặc nhai rễ Cà gai leo trong khoảng 7 – 10 phút trước khi uống rượu.
- Sau khi uống rượu có thể uống nước sắc rễ Cà gai leo để giảm đau đầu, tăng khả năng giải độc và bảo vệ gan.
Ngoài cách dùng rễ Cà gai leo khô, hiện nay nhiều người có xu hướng dùng các sản phẩm dạng viên như viên uống Cà gai leo Tuệ Linh bởi tính dễ sử dụng, tiện lợi, không mất thời gian cho việc chuẩn bị và chế biến.
Cà gai leo Tuệ Linh nổi trội với nguyên liệu Cà gai leo chuẩn sạch, được chuyên canh tại vùng dược liệu riêng biệt với sự chăm sự chăm sóc kỹ lưỡng của đội ngũ kỹ sư tâm huyết, cho hàm lượng hoạt chất Glycoalkaloid đạt 0.76%, cao gấp 7 – 8 lần so với quy chuẩn. Cùng với đó là quy trình sản xuất hiện đại, giúp phát huy tối đa giá trị dược liệu.
Trên đây là những thông tin hữu ích về rễ cây Cà gai leo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về Cà gai leo hoặc cần tư vấn thêm về sức khỏe gan, vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1190 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bạn sức khỏe!