Khúng khéng có tên khoa học là Hovenia dulcis Thunb, Cây to, cao khoảng 7-10 m. Vỏ thân màu nâu xám. Cành non màu nâu hồng, có lông nhỏ và nốt sần. Vì tác dụng giải rượu tuyệt vời mà Khúng khéng còn được gọi là Cây giải rượu.
Cây khúng khéng – Thảo dược quý từ thiên nhiên
Cây khúng khéng có nhiều tên gọi khác nhau như cây Chỉ cụ, Vạn thọ…, tên khoa học là Hovenia dulcis Thunb, phân bố chủ yếu ở khu vực cận nhiệt đới châu Á, đặc biệt là các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang tại các vùng núi phía Bắc, chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang…
Cây to, có chiều cao từ 7 – 10m, vỏ thân có màu nâu xám. Các cành non có màu nâu hồng, lông nhỏ và có nốt sần. Lá cây mọc so le, cuống dài, gốc tròn, đầu có mũi nhọn, mép khía răng nhọn đều, có 3 gân tỏa ra từ gốc của lá. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn.
Hoa thành cụm mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa có màu lục nhạt, đài có hình chén với khía 5 răng nhỏ. Tràng có 5 cánh nhọn, nhị 5 xếp xen kẽ với cánh hoa, bầu có đầu nhụy chia 3.
Quả hình cầu, có màu nâu xám, khi quả chín những cánh con mang quả phồng to, mọng nước, màu hồng và ăn được. Hạt có hình tròn dẹt, màu nâu bóng. Mùa ra hoa vào tháng 6 – 8, ra quả vào tháng 9 – 11.
Theo Y học cổ truyền, Khúng khéng có công dụng tiêu khát, nhuận tràng, thanh nhiệt, mát gan, giúp bồi bổ chức năng gan và giải rượu rất hiệu quả. Bộ phận dùng làm thuốc là quả và nhánh con mang quả, thu hái khi quả chín, phơi khô.
Khúng khéng được dân gian tin dùng như “vua giải rượu”.
Trên thế giới, Khúng khéng cũng được sử dụng nhiều nhất ở tác dụng giải rượu. Người dân Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dùng trong các trường hợp giải độc, ngộ độc rượu, bảo vệ lá gan rất hiệu nghiệm. Phụ nữ Nhật Bản thường sắc nước Hovenia Dulcis trước và sau mỗi cuộc uống rượu để giúp chồng tỉnh táo, chống say hiệu quả.
Khúng khéng có tên khoa học là Hovenia dulcis Thunb hay Cây giải rượu
Tại Việt Nam, người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng thường trồng cây này quanh nhà để lấy bóng mát và dùng làm thuốc giải rượu khi cần.
Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, vị thuốc có tên gọi là cây chỉ cụ. Với công dụng chính là chống nôn và giải ngộ độc bia rượu.
Ngày nay khoa học đã chứng minh hoạt chất Ampelopsin (Dihydromyricetin) trong khúng khéng có tác dụng được coi là “khắc tinh” của các chất độc, đặc biệt với rượu bia, cụ thể:
- Làm GIẢM NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU chỉ sau 30 phút và hết hoàn toàn chỉ sau 1,5 giờ
- Làm giảm tác động của rượu lên hệ thần kinh, giúp người sử dụng hết nhanh các triệu chứng say rượu như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy, hiện nay hoạt chất Ampelopsin đang được nghiên cứu dưới dạng thuốc chống ngộ độc rượu.
- Tăng cường chuyển hoá chất độc, bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây độc khác và phòng ngừa xơ gan
Công dụng của Khúng khéng đối với gan
Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra trong Khúng khéng có chứa thành phần như quercetin, alkaloid, saponin và ampelopsin (hay còn gọi là DHM – Dihydromyricetin)… Các hợp chất này có tác dụng tích cực trong hỗ trợ bảo vệ gan, điều trị các bệnh lý về gan.
Thứ nhất, tác dụng giải rượu, ngăn ngừa tổn thương gan do rượu bia gây ra
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra, dịch chiết của Khúng khéng có tác dụng làm giảm nồng độ alcohol trong máu sau 0,5 – 3 giờ. Các nhà khoa học cũng tìm ra thành phần ampelopsin (DHM – dihydromyricetin) có trong khúng khéng có khả năng làm giảm sự hấp thu rượu trong hệ thống tiêu hóa, từ đó cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… do say rượu gây ra.
Thông qua các nghiên cứu cho thấy rằng, ampelopsin có tác dụng tăng cường hoạt tính enzyme ADH và ALDH. Đây là hai enzyme do gan sảnh sinh ra nhằm chuyển hóa cồn (chất độc có trong rượu bia) thành các chất không độc hoặc ít độc hơn đối với cơ thể và đào thải ra bên ngoài.
Thứ hai, Khúng khéng có khả năng hỗ trợ giải độc gan
Theo các nghiên cứu tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, Khúng khéng có thể làm tăng nồng độ glutathione nội sinh. Đây là chất oxy hóa trong cơ thể, hoạt chất này có tác dụng giải độc cơ thể thông qua gan nhờ gắn kết các chất độc trong gan rồi chuyển hóa chúng và đào thải ra ngoài.
Thứ ba, hỗ trợ bảo vệ gan và ngăn ngừa xơ gan
Trong khúng khéng có thành phần dihydromyricetin, flavonoid và các triterpenoid được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan. Năm 2010, các nhà khoa học đã phát hiện chiết xuất Khúng khéng có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan thông qua việc làm giảm đáng kể men gan như AST, ALT. Đồng thời, Khúng khéng còn có khả năng phòng ngừa, hạn chế sự phát triển xơ gan do ức chế sự tạo thành collagen ở gan.
Bên cạnh đó, Khúng khéng còn chứa thành phần quercetin được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ trong gan. Nhờ đó mà hỗ trợ phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu bia, viêm gan.
Một số nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan của Khúng khéng
Chiết xuất từ khúng khéng được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan trên động vật thí nghiệm trước các tác nhân gây độc trong các mô hình gây độc gan cấp và mạn tính. Thành phần mang lại hoạt tính được cho là dihydromyricetin (ampelopsin) – hợp chất có nhiều trong khúng khéng. Tuy nhiên, các flavonoid khác và các triterpenoid sapoin cũng được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan.
– Năm 2006, nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y Bắc Kinh cho thấy rằng, dịch chiết từ Hovenia dulcis có tác dụng giảm nồng độ cồn trong máu, tăng cường hoạt tính của enzyme ADH sau khi sử dụng rượu bia. Chứng tỏ rằng, khúng khéng có khả năng ngăn cản sự hấp thu rượu tại đường tiêu hóa, tăng chuyển hóa rượu tại gan, phòng chống say rượu và các tác hại do rượu bia gây ra.
– Năm 2010, nghiên cứu của Du J và các cộng sự chỉ ra rằng, dịch chiết từ hạt của Khúng khéng có tác dụng bảo vệ gan thông qua làm giảm đáng kể hoạt độ của men gan AST và ALT, tăng cường hoạt tính của các enzyme chống oxy hóa như superoxide dismutase glutathione S – transferase (glutathione tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa rượu).
– Năm 2012, nhóm nghiên cứu của Minchun Wang đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan (do ngộ độc rượu cấp tính) của các thành phần polysaccharid bao gồm galactose, arabinose, rhamnose và acid galacturonic trong cuống quả Khúng khéng.
Dịch chiết Khúng khéng làm giảm đáng kể nồng độ AST, ALT trong huyết thanh, giảm đáng kể mức độ của MDA trong gan, phục hồi đáng kể hoạt đông của các enzyme superoxide dismutase và glutathione peroxidase ở chuột bị tổn thương gan do rượu
Ngoài ra, tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết nước và giấm lên men từ khúng khéng chống lại những thay đổi sinh hóa ở chuột đực do ethanol gây ra cũng được nghiên cứu. Khi cho chuột uống ethanol (50%, v/v, 10 ml/kg) trong 6 tuần, các enzym gan như AST, ALT, γ-GT trong huyết thanh và mức độ peroxid hóa lipid của gan của chuột tăng đáng kể (p < 0,05) các enzym (AST, ALT và γ-GT), các chỉ số gan, nồng độ triglycerid và cholesterol trong huyết thanh. Kết quả cho thấy dịch chiết và dấm lên men từ khúng khéng có tác dụng tốt trong việc làm giảm tác hại của rượu.
TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh Plus mới gia tăng hàm lượng hoạt chất so với phiên bản cũ. Trong đó, thành phần cà gai leo được nâng cấp mạnh mẽ lên gấp đôi (500mg). Bên cạnh đó, Giải độc gan Tuệ Linh plus còn bổ sung thêm kế sữa – actiso – khúng khéng: Đây đều là những dược liệu có dược tính mạnh, an toàn trong việc hỗ trợ bảo vệ, phục hồi tế bào gan, kiểm soát virus, ngăn chặn xơ gan.
Nếu như Giải độc gan Tuệ Linh trước đây đã được hàng triệu người dùng tin tưởng lựa chọn, 89% người dùng hài lòng về tác dụng thì nay Giải độc gan Tuệ Linh plus với việc gia tăng hàm lượng, thêm thành phần sẽ trở thành giải pháp toàn diện- cho hiệu quả nhanh và mạnh hơn, giúp người dùng tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị.