Viêm gan B là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, chúng được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. Cho tới nay vẫn chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm viêm gan B. Các nhà khoa học nghiên cứu ra nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây điều trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là một số tác dụng phụ người bệnh cần nắm được trong quá trình chữa trị.
Mục lục
Thuốc nào điều trị viêm gan B mạn tính?
Điều trị viêm gan B càng sớm mang lại hiệu quả càng cao. Mục tiêu điều trị ngắn hạn viêm gan B mạn là bình thường hóa men gan (ALT); chuyển đổi huyết thanh HBeAg, HbsAg; ức chế sao chép của virus HBV, giảm tình trạng viêm và xơ hóa tại gan. Về lâu dài, việc điều trị nhằm cải thiện xơ hóa, xơ gan; ngăn ngừa ung thư gan đồng thời tiến tới ngừng sử dụng thuốc điều trị.
Nhóm thuốc điều trị bệnh viêm gan B mạn bao gồm thuốc peginterferon alfa 2-a và thuốc kháng virus. Dưới đây là một số thuốc sử dụng điều trị viêm gan B mạn:
Peginterferon alfa 2-a
Nhóm thuốc này được chỉ định khi gan của bệnh nhân còn hoạt động khá tốt. Thuốc có cơ chế tác động kích thích hệ miễn dịch tấn công virus viêm gan B. Dùng bằng cách tiêm 1 lần 1 tuần trong thời gian 48 tuần. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm các triệu chứng giống cúm (sốt, đau cơ, khớp) sau thời gian bắt đầu dùng thuốc. Tác dụng phụ này sẽ cải thiện dần theo thời gian.
Thuốc kháng virus
Nhóm thuốc được chỉ định khi gan không còn hoạt động hiệu quả hoặc bệnh nhân có chống chỉ định với nhóm peginterferon alpha-2a. Do bào chế dưới dạng viên nén nên dễ sử dụng. Tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, nôn mửa, chóng mặt. Hiện nay, có 5 loại thuốc viên nén kháng virus được dùng điều trị cho người bệnh viêm gan B mạn tính. Thuốc được chỉ định uống mỗi ngày 1 lần trong một năm, thậm chí một số người bệnh phải dùng suốt đời tùy theo mức độ tổn thương gan.
Tenofovir disoproxil hay tenofovir alafenamide hoặc entecavir: Thuốc uống mỗi ngày 1 lần, ít tác dụng phụ. Thời gian sử dụng thuốc trong ít nhất 1 năm hoặc có thể lâu hơn. Đây là loại thuốc điều trị đầu tay cho người bị viêm gan B mạn với tính kháng thuốc thấp.
Telbivudine hoặc adefovir dipivoxil: Là thuốc có ít tác dụng phụ, chỉ định uống 1 lần/ngày, trong ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn. Telbivudin có tác dụng chữa trị tốt, có hiệu quả tốt với các trường hợp đã kháng với các thuốc trước đó. Với adefovir dipivoxil, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên.
Trẻ bị mắc viêm gan B mạn tính không có dấu hiệu rõ ràng bởi cơ thể trẻ vẫn tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trẻ bị viêm gan B mạn tính cần khám thường xuyên để bác sĩ xác định khi nào cần sử dụng thuốc. Thông thường, nên khám 6 tháng/1 lần, cũng có thể khám sớm hoặc muộn hơn, tùy thuộc tình trạng của người bệnh.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị viêm gan B
Sử dụng thuốc điều trị viêm gan B mạn như các thuốc Peg-interferon, Interferon, Ribavirin, Entecavir, Tenofovir… thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhận biết các tác dụng phụ của thuốc và cách khắc phục sẽ giúp quá trình hỗ trợ cải thiện hiệu quả hơn. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm:
Triệu chứng giả cúm (sốt, đau khớp, đau cơ)
Các triệu chứng giả cúm là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc cải thiện viêm gan B (loại peg-Interferon hoặc interferon. Người bệnh có cảm giác ớn lạnh kèm sốt, cơ thể nhức mỏi, đau cơ, đau khớp giống như bị cảm cúm. Cảm giác này kéo dài khoảng 3 ngày sau khi tiêm. Theo thống kê, triệu chứng giống cúm là tác dụng phụ thường gặp nhất và chiếm tới 80% trường hợp bệnh nhân.
Buồn nôn, chán ăn, khô miệng
Tác dụng phụ xảy ra do Ribavirin ức chế tiết nước bọt. Triệu chứng này sẽ kéo dài thêm vài tuần sau khi kết thúc hỗ trợ cải thiện. Do bị mất vị giác, buồn nôn, chán ăn, người bệnh có thể bị sút mất khoảng 6 – 10% cân nặng của cơ thể sau đợt điều trị kéo dài 40 tuần.
Rối loạn chức năng tuyến giáp
Sử dụng thuốc tiêm (peg-interferon/ interferon) trong điều trị viêm gan B có thể làm suy tuyến giáp, cường giáp. Người bệnh có những biểu hiện thiếu máu, thường mau mệt khi gắng sức như đi cầu thang, leo dốc hoặc làm việc nặng nhọc…
Ảnh hưởng đến chức năng thận
Sử dụng thuốc Tenofovir có thể gây ra tác dụng phụ là suy thận khi dùng thuốc liều cao kéo dài. Một số tác dụng phụ khác như tiêu chảy cấp, mất nước nhiều do nôn ói, đổ mồ hôi…
Ngứa
Khi sử dụng các thuốc như Interferon và Ribavirin có thể xảy ra hiện tượng khô da, ngứa, nổi ban…Da có thể trở nên cứng hơn và đỏ kéo dài tới nhiều ngày, nhiều tuần tại vị trí tiêm.
Rụng tóc
Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ sau vài tháng đầu tiên sử dụng thuốc điều trị bệnh và kéo dài vài tuần sau khi đợt điều trị kết thúc. Theo thống kê, tác dụng phụ này gặp ở 25% các trường hợp cải thiện bệnh bằng Interferon.
Ho
Sử dụng thuốc Ribavirin có thể làm người bệnh bị ho. Nếu ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp là ho có đàm thì ho do tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan thường là ho kham thậm chí ho dai dẳng.
Rối loạn tâm thần
Tác dụng phụ về tâm thần có thẻ biểu hiện ở những mức độ khác nhau từ cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược đến trạng thái lo âu, trầm cảm nặng, thậm chí có thể tự sát…Đây là tác dụng phụ rất nguy hiểm cần được theo dõi và cân nhắc có nên tiếp tục hay ngưng dùng thuốc.
Làm thế nào để giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc
Khi xuất hiện các tác dụng phụ nêu trên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị để được chỉ định thêm một số biện pháp khắc phục. Nhằm tránh tình trạng ngưng thuốc sớm do các tác dụng phụ của thuốc gây ra. Người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt giúp giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc hỗ trợ như:
- Uống đủ nước là việc làm hết sức quan trọng giúp bạn tránh khô miệng và mất nước do sốt gây ra.
- Nếu bị ho do tác dụng phụ của thuốc Ribavirin, hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng một số loại thuốc ho thông thường.
- Nên tiêm thuốc vào chiều tối để khi xuất hiện triệu chứng giả cảm là lúc người bệnh đã đi ngủ nên giảm bớt cảm giác khó chịu. Hãy chọn tiêm vào cuối tuần để có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế ảnh hưởng tới công việc.
- Hạn chế gội đầu thường xuyên, sử dụng dầu gội dịu nhẹ và dùng dầu xả để đỡ rối tóc. Không nên nhuộm sấy để hạn chế rụng tóc.
- Nếu có vấn đề về dạ dày và buồn nôn, hãy chia nhỏ bữa ăn và hạn chế các loại gia vị cay nóng hoặc những thực phẩm có tính axit. Hãy hỏi chuyên gia về các loại thuốc có thể giúp giảm bớt triệu chứng buồn nôn hoặc tiêu chảy.
- Dùng xà phòng dưỡng ẩm và kem nhằm cải thiện da khô, không nên tắm quá lâu bằng nước nóng hoặc tắm bồn.
Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc trị viêm gan B
Thực tế, điều trị viêm gan b phải tuân thủ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Người bệnh cần định kỳ tái khám rất tốn kém và lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây. Do đó, không ít người bệnh ngưng thuốc theo phác đồ và tìm tới các phương pháp điều trị khác khiến bệnh nặng dần lên. Khi quay trở lại điều trị thì đã muộn, tình trạng tổn thương gan rất khó khắc phục.
Bệnh nhân đang chỉ định dùng thuốc kháng virus viêm gan B cần tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ chuyên khoa. Mục đích để bác sĩ theo dõi, phát hiện sớm để tích cực điều trị từ đầu các biến chứng do nguy cơ mắc xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan trên những người bệnh này rất cao. Nếu thực hiện tốt những điều kể trên, đi kèm với khả năng đáp ứng thuốc hiệu quả người bệnh có thể có cuộc sống khỏe mạnh gần như người bình thường.
Hầu hết người bệnh chẩn đoán mắc viêm gan B mạn tính đều cần sử dụng thuốc kháng virus kéo dài, thậm chí hết đời. Sử dụng thuốc này giúp ngăn chặn quá trình tăng sinh và hoạt động của virus, giảm nguy cơ tổn thương gan, các biến chứng về sau cũng như ngăn chặn lây truyền mầm bệnh cho những người khác. Các thuốc kháng virus ức chế sự sao chép của virus, nhưng nếu ngừng uống thuốc sự sao chép của virus thường quay trở lại với nồng độ như khi trước điều trị. Do đó, ngưng thuốc hay không cần có sự quyết định của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào tình trạng bệnh hoặc khả năng đáp ứng các loại thuốc đó mà bác sĩ đưa ra quyết định.