Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, diễn tiến âm thầm và gây nên những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Viêm gan C tiến triển qua 2 giai đoạn: cấp tính và mạn tính. Khi cơ thể nhiễm virus viêm gan C hoặc thậm chí bệnh tiến triển nhanh, người bệnh vẫn khó nhận ra nhờ triệu chứng. Do đó, cần hết sức thận trọng với căn bệnh này.
1. Thế nào là viêm gan C cấp tính?
Hình minh họa
Nhiều người lo lắng không hiểu thế nào là viêm gan C mạn tính viêm gan C cấp tính, nhận biết và phân biệt ra sao. Thực tế, khi nhiễm virus viêm gan C trong khoảng thời gian ngắn (dưới 6 tháng) thì được gọi là giai đoạn cấp tính. Giai đoạn này, người bệnh không có hoặc rất hiếm khi cảm nhận được triệu chứng. Cũng chính vì vậy mà viêm gan C được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Không có triệu chứng bệnh không đồng nghĩa với cơ thể không gặp nguy hiểm, không gây ra tỏn thương gan. 15-30% người bệnh mắc viêm gan C cấp tính sẽ tự diệt sạch sẽ virus mà không cần điều trị. Cơ thể họ sẽ xuất hiện kháng thể chống siêu vi C trong máu. Đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ, cơ thể bạn đã chiến thắng virus viêm gan C, bạn đã từng mắc viêm gan C và đã tự khỏi. Để xác định tất cả những điều này, không có cách nào khác ngoài xét nghiệm PCR. Vấn đề khiến viêm gan C là căn bệnh cần quan tâm là phần lớn (chiếm tới 80-90%) người bệnh không thể tự diệt sạch virus ở giai đoạn cấp tính và bệnh âm thầm chuyển sang giai đoạn mạn tính.
2. Thế nào là viêm gan C mạn tính
Nếu cơ thể người bệnh không thể diệt virus viêm gan C trong vòng 6 tháng sạch sẽ, bệnh sẽ được gọi là viêm gan C mạn tính. Lúc này, hy vọng khỏi bệnh rất mong manh nếu bạn không bước vào một cuộc chiến thực sự để điều trị. Ở giai đoạn mạn tính, dù vẫn ít nhưng người bệnh viêm gan C mạn tính đã có thể nhận thấy một vài dấu hiệu như: mệt mỏi, khó tập trung, đau cơ, ốm yếu, tinh thần chán nản, thường xuyên lo lắng…Bạn sẽ không cảm thấy những dấu hiệu đau đớn dữ dội hay các triệu chứng ró rệt nào khác. Lúc này, nếu không điều trị, virus vẫn sẽ tiếp tục nhân lên hàng ngày trong gan, gây viêm gan và tăng nồng độ của men gan (ALT và AST). Để lâu, viêm gan kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan. Khi gan bị xơ, mô xơ xâm nhập thay thế các tế bào gan bình thường, từ đó làm giảm chức năng gan, ảnh hưởng tới tiêu hóa và giải độc cho cơ thể.
Hình minh họa
Đối với người mắc viêm gan C mạn tính, cần tuân thủ điều trị một cách triệt để càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng xơ gan. Nếu không điều trị, xơ gan sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Những đối tượng và những yếu tố sau sẽ khiến bệnh viêm gan C tiến triển nhanh hơn. Đó là: nam giới, người lớn tuổi, uống nhiều bia rượu, đồng nhiễm viêm gan B hoặc HIV, người thừa cân béo phì, tiểu đường, hút thuốc. Cũng có nhiều bệnh nhân, sau 20-30 năm chỉ thay đổi ít nhưng cũng có nhiều người, bệnh tiến triển nhanh trong 10 năm hoặc 3-5 năm. Chính vì vậy, khi phát hiện mắc viêm gan C, người bệnh cần tích cực điều trị, thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.