Chế độ dinh dưỡng có vai trò không nhỏ trong việc cải thiện, duy trì sức khỏe của người bệnh xơ gan. Không những vậy, một chế độ ăn phù hợp cũng góp phần hạn chế tiến triển của bệnh. Dưới đây Viemgan.com.vn sẽ chia sẻ cách xây dựng thực đơn cho người bệnh xơ gan và gợi ý 7 thực đơn cụ thể giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng tốt hơn.
Mục lục
Cách xây dựng thực đơn cho người xơ gan
Xơ gan là dạng tổn thương gan nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng xơ hóa của mô gan, dẫn đến việc hình thành sẹo và các nốt tân sinh, khiến gan mất đi chức năng vốn có, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Về mặt dinh dưỡng, xơ gan cũng khiến người bệnh giảm hứng thú với việc ăn uống, ăn không ngon miệng và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, làm bệnh trở nên tồi tệ hơn. Việc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân xơ gan là cần thiết để cải thiện thể chất, hỗ trợ phục hồi chức năng gan và hạn chế xơ gan tiến triển.
☛ Đọc thêm: Xơ gan có nguy hiểm không?
Thực đơn mỗi ngày cho người bệnh xơ gan cần đảm bảo các yếu tố về dinh dưỡng, năng lượng. Cụ thể:
- Năng lượng: Người bệnh cần được cung cấp đủ 30 – 35 Kcal/kg/ngày để đảm bảo quá trình dị hóa và phân giải protein nội sinh. Tuy nhiên, lượng calo thực tế vẫn có thể được điều chỉnh tùy mức độ suy dinh dưỡng hoặc thừa cân.
- Chất đạm: Trường hợp xơ gan còn bù người bệnh cần bổ sung 1.2g/kg cân nặng/ngày, nếu bị suy dinh dưỡng hoặc teo cơ… nên tăng lượng protein lên 1.5g/kg cân nặng/ngày. Ưu tiên các thực phẩm giàu acid amin phân nhánh BCAA (ức gà, cá hồi, trứng…) với lượng 0.25g/kg/ngày.
- Chất béo: Năng lượng từ chất béo nên chiếm khoảng 18 – 25%. Cần ưu tiên chọn các loại chất béo tốt như omega-3 có trong cá và các loại hạt.
- Chất bột đường: Cơ thể người bệnh cần được cung cấp đủ chất bột đường (glucid) để đảm bảo dự trữ glycogen ở gan.
- Vitamin và khoáng chất: Đảm bảo cung cấp đủ vitamin, nhất là các loại vitamin A, D, E, K… Tăng lượng chất xơ hòa tan để giảm nguy cơ rối loạn đường huyết.
Ngoài ra, khi xây dựng thực đơn cho người bệnh xơ gan ta cùng cần lưu ý:
- Cung cấp đủ chất: Thực đơn cho người bệnh xơ gan cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, cân bằng dinh dưỡng với các nhóm chất carbohydrates, protein, chất xơ và chất béo.
- Giảm lượng muối: Ăn các thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây tích nước, phù nề, đồng thời làm giảm lưu thông máu đến gan, tăng áp lực lên gan, thận, thúc đẩy xơ gan tiến triển.
- Sử dụng thực phẩm tươi sống: Các loại rau xanh, trái cây, thịt tươi sống… sẽ giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
- Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn ít nhưng thường xuyên sẽ góp phần giảm áp lực lên gan và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Ưu tiên các món dễ tiêu hóa: Các món dễ tiêu hóa như cháo, canh hầm, súp, rau luộc… sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, táo bón do biến chứng xơ gan.
- Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ: Chức năng gan ở người bệnh xơ gan thường suy yếu, không thể xử lý chất béo hiệu quả, dẫn tới việc chất béo tích tụ, gây áp lực lên gan và làm gan tổn thương thêm.
- Tránh ăn nhiều đường và chất tạo ngọt: Việc tiêu thụ quá nhiều đường và chất tạo ngọt có thể làm tăng lượng đường huyết, tăng tình trạng tích tụ mỡ ở gan, đẩy nhanh tốc độ xơ hóa, dẫn đến suy gan, tiểu đường…
- Tránh dùng các thực phẩm chưa được nấu chín: Ăn các loại thịt, hải sản chưa nấu chín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt ở những người bệnh xơ gan có hệ miễn dịch suy yếu.
☛ Đọc tiếp: Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc người bị xơ gan
Thực đơn cho người bệnh xơ gan nên và tránh những gì?
Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh xơ gan nên và không nên thêm vào thực đơn mỗi ngày:
Thực phẩm nên ăn:
- Rau xanh: Rau chân vịt, rau muống, cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh…
- Trái cây: Táo, lê, dứa, dưa hấu, bưởi, cam, việt quất, dâu tây
- Đạm động vật: Thịt gà vịt bỏ da, trứng, cá hồi…
- Các loại đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu đen, đậu đỏ…
- Tinh bột phức hợp: Gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám…
- Củ quả: Cà rốt, bí đỏ, ớt chuông…
- Chất béo lành mạnh: dầu oliu, dầu cá…
☛ Tìm hiểu thêm: 9 loại trái cây tốt nhất cho người xơ gan
Thực phẩm nên hạn chế:
- Thủy sản có vỏ: Nghêu, sò, ốc, hến.
- Thực phẩm sống: Sushi, sashimi, gỏi hải sản sống, trứng lòng đào, bít tết tái…
- Đồ ăn lên men: Dưa cải bắp, dưa chua.
- Đồ ăn nhanh: Gà rán, pizza, xúc xích…
- Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: Thịt đỏ, nội tạng động vật, váng sữa, sữa nguyên kem…
- Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo ngọt, nước ngọt, ngũ cốc tinh chế
- Thực phẩm nhiều muối: Cá khô ướp muối, thịt hộp, cá hộp, rau củ muối chua…
- Đồ uống chứa cồn và chất kích thích: Rượu, bia, cà phê…
☛ Xem ngay: Bệnh xơ gan có ăn được thịt bò không?
Thực đơn 7 ngày cho người bệnh xơ gan chi tiết
Người bệnh xơ gan cần được ăn đa dạng thực phẩm, thường xuyên thay đổi nguyên liệu và cách chế biến để tăng cảm giác ngon miệng, tạo hứng thú cho các bữa ăn. Sau đây là thực đơn chi tiết 7 ngày bạn có thể tham khảo:
Ngày 1
Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Hủ tiếu tôm thịt
|
|
|
|
Ngày 2
Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Bún mọc
|
|
|
|
Ngày 3
Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Sandwich trứng ốp la
|
|
|
|
Ngày 4
Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Phở bò
|
|
|
|
Ngày 5
Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Cháo gà
|
|
|
|
Ngày 6
Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Miến gà xé
|
|
|
|
Ngày 7
Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Cơm sườn
|
|
|
|