Suy giảm chức năng gan khiến gan không thực hiện được vai trò vốn có của nó. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới những nguy cơ sức khỏe như viêm gan, suy gan thậm chí là ung thư gan. Sử dụng thuốc là một trong những cách điều trị suy gan phổ biến hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu các loại thuốc dùng trong điều trị suy gan và các lưu ý khi dùng ngay sau đây nhé.
Mục lục
Nguyên tắc dùng thuốc điều trị suy giảm chức năng gan
Gan được ví như “nhà máy” thực hiện chuyển hóa thuốc, gan nhận vai trò xử lý hầu hết các loại thuốc khi qua nó. Khi thường xuyên tiếp xúc và chuyển hóa thuốc khiến nó dễ chịu những tác dụng phụ từ thuốc dẫn tới tổn thương, ảnh hưởng xấu tới quá trình phục hồi chức năng gan, gan bị bệnh sẽ càng lâu khỏi hơn. Do đó, đối với người bị suy giảm chức năng gan cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị.
Thực tế, việc sử dụng thuốc điều trị cho người suy gan gặp khá nhiều khó khăn. Do chức năng chuyển hóa thuốc của tế bào gan bị suy giảm, có thể dẫn tới nhiễm độc thuốc, chức năng sản xuất protein giảm làm tăng nhiễm độc với các thuốc liên kết protein như phenytoin, prednisolon. Giảm khả năng sản xuất và bài tiết mật có thể gây ra tích tụ với các loại thuốc được bài xuất ở dạng không đổi ví dụ như rifampicin.
Trong trường hợp suy giảm chức năng gan, việc dùng thuốc phải được thực hiện dưới sự giám sát cẩn thận của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân cần phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Cần giảm lượng thuốc cần sử dụng ở mức tối thiểu.
- Tránh dùng các loại thuốc gây độc hại cho gan. Các loại thuốc gây ứ dịch (thuốc chống viêm không steroid – NSAID, corcorticosteroid) có thể làm cho phù và cổ trướng nặng thêm ở bệnh nhân gan mãn tính. Bệnh não do gan có thể nặng thêm khi dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu mất kali, thuốc chống táo bón
- Điều chỉnh liều lượng của nhiều loại thuốc cho người bị suy giảm chức năng gan để tránh hiện tượng ngộ độc cho gan.
- Đối với những thuốc dùng lâu dài, triệu chứng viêm gan do thuốc có thể không rõ ràng, cần khám lâm sàng và xét nghiệm chức năng gan định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu sậm… cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Đối với trẻ em thiếu tháng, chức năng gan chưa phát triển hoàn thiện nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở đối tượng này.
☛ Đọc thêm: Các triệu chứng suy giảm chức năng gan
Thuốc điều trị suy giảm chức năng gan thường được sử dụng!
Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến áp dụng trong điều trị suy giảm chức năng gan. Sau đây là những nhóm thuốc được dùng để cải thiện tình trạng này:
Nhóm thuốc tây
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng và điều kiện sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Nếu trường hợp nhẹ, gan chưa bị tổn thương nhiều, chức năng gan chưa bị suy giảm nặng nề, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để ngăn chặn tác nhân gây suy gan.
Thuốc dùng trong điều trị suy giảm chức năng gan có nhiều nhóm khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy gan cũng như mức độ suy giảm chức năng gan của bệnh nhân như thế nào mà bác sĩ kê thuốc điều trị. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị suy giảm chức năng gan bao gồm:
- Nhóm thuốc chống viêm gan: Điển hình là interferon, lamivudin, adefovir, entecavir, telbivudin và tenofovir…
- Nhóm thuốc có tác dụng giảm tiêu cực hóa miễn dịch: cyclosporine, tacrolimus, mycophenolate mofetil…
- Nhóm thuốc hỗ trợ chức năng gan: Silymarin, tiền mê hoặc hội, berberine, vitamin E…
- Nhóm thuốc hạ men gan: Lactulose, rifaximin…
Nhóm thuốc nam
Bên cạnh sử dụng thuốc tây điều trị theo chỉ định của bác sĩ, một số trường hợp nhẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện chức năng gan. Một số bài thuốc thường được áp dụng như:
1. Bài thuốc từ Atiso
Atiso từ lâu đã được biết đến với công dụng mát gan, nhuận tràng, lợi tiểu giúp cơ thể tăng tiết mật đồng thời giúp bảo vệ gan và chống độc. Thảo dược này thường được dùng nhiều trong các bài thuốc giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan.
Cách thực hiện khá đơn giản:
- Rửa sạch hoa atiso, chẻ dọc thành từ 6 – 8 miếng.
- Luộc chín, nấu canh hoặc dùng để hầm xương lợn.
**Lưu ý: Bạn chỉ nên dự trữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, khi nấu không dùng nồi nhôm hay gang. Bởi các kim loại này sẽ làm mất màu, gây đắng và khó ăn.
2. Bài thuốc từ diệp hạ châu
Diệp hạ châu có vị đắng, tính mát được dùng để giải độc gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ bổ gan khá hiệu quả. Cách sử dụng như sau:
- Lựa chọn những cây diệp hạ châu già, rửa sạch, phơi khô và cắt thành từng khúc nhỏ bảo quản để dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10g dược liệu, đun sắc lấy nước uống hàng ngày.
3. Bài thuốc từ nghệ
Nghệ có vị cay, hơi nóng và tính hàn; có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết. Do đó, người bệnh có thể dùng để giải độc, mát gan, lợi gan mật, giúp tăng cường hiệu quả thải độc cho lá gan.
Bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nghệ 16g, kê nội kim 16g, kim tiền thảo 20g, hồ đào 20g, hải kim sa 20g.
- Cho các nguyên liệu vào ấm cùng 500g nước, sắc cho tới khi còn 100ml thì dừng lại.
- Uống hết lượng nước này trong ngày, áp dụng liên tục trong 1 tuần.
4. Bài thuốc từ cà gai leo
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm; là thảo dược nổi tiếng trong việc cải thiện các bệnh lý về gan. Y học hiện đại chứng minh, hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo có thể hỗ trợ điều trị viêm gan virus. Dùng cà gai leo còn giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch cũng như các triệu chứng của bệnh viêm gan.
Cách dùng cà gai leo trong điều trị suy giảm chức năng gan như sau:
- Cà gai leo rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 200ml nước
- Chờ khi nước sôi, vặn nhỏ lửa chừng 10 phút thì tắt bếp.
- Chắt nước uống hàng ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy giảm chức năng gan
Khi sử dụng bất kỳ thuốc điều trị nào, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được tư vấn đúng đắn về loại thuốc sử dụng, liều lượng cũng như thời gian. Trước khi sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều lượng hay thời gian dùng thuốc để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Như đã trình bày ở trên, cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào đối với người bị suy giảm chức năng gan. Có một số nhóm thuốc bạn cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng, cụ thể như sau:
- Thuốc kháng sinh nhóm macrolid như erythromycin, clarithromycin, azithromycin… gây độc cho gan.
- Thuốc kháng sinh nhóm bêta-lactam: ceftriaxon, cloxacilin khi sử dụng cần theo dõi chức năng gan ở người bệnh gan.
- Các loại kháng sinh khác như tetracyclin, cloramphenicol, metronidazol, clindamycin.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): điển hình là diclofenac không dùng ở bệnh nhân gan nặng; acetylsalicylic acid, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, meloxicam, naproxen, piroxicam, tenoxicam… làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
- Thuốc giảm đau nhóm opi: Các thuốc morphin, pethidin, fentanyl, dextropropoxyphen, codein, dextromethorphan… có thể làm gia tăng hôn mê ở người bệnh gan.
- Nhóm thuốc chống nấm như ketoconazol, griseofulvin không dùng ở bệnh nhân gan nặng.
- Thuốc kháng histamin: Các thuốc kể đến như clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin, dimenhydrinat cần lựa chọn cẩn trọng với từng trường hợp bệnh gan cụ thể.
- Các thuốc chống ung thư như cyclophosphamid, cytarabin, doxorubicin, methotrexat, vinblastin, vincristin có thể gặp tác dụng phụ là xơ gan nếu sử dụng hàng ngày liên tục. Methothrexat không dùng cho người nhiễm khuẩn nặng ở gan.
- Thuốc chống lao: Bao gồm isoniazid, pyrazinamide, rifampicin.
- Thuốc lợi niệu: nhóm thiazide và quai henle (furosemid, hydroclorothiazid) dễ gây ra tình trạng thiếu kali huyết có thể làm thúc đẩy hôn mê.
- Thuốc paracetamol rất có hại cho gan, đặc biệt khi dùng quá liều hoặc quá dày giữa các lần uống.
- Nhóm thuốc quinolon: bao gồm ciprofloxacin, nalidixic acid, norfloxacin, ofloxacin.
- Nhóm thuốc chống đông máu đường uống: warfarin.
- Thuốc chống tăng mỡ máu thuộc nhóm statin: simvastatin.
- Thuốc ngủ: diazepam.
- Thuốc tránh thai đường uống.
Lời khuyên của thầy thuốc
Suy giảm chức năng gan là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại rau củ quả, trái cây, các loại rau lá xanh đậm để bổ sung vitamin và các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Đừng quên bổ sung nhóm thực phẩm có lợi cho gan, mát gan như các loại nước ép trái cây, trà atiso, cà gai leo, nước gạo lứt…
- Hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn hoặc các chất phụ gia để giảm tải “gánh nặng” cho gan.
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức quá khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lựa chọn các bộ môn thể thao phù hợp với bản thân để hỗ trợ giải độc gan hiệu quả.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có) và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B theo đúng quy định.
- Quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
☛ Đọc thêm: Top 10+ thực phẩm cải thiện chức năng gan