1. Interferon là gì?
Interferon lần đầu tiên cho thấy hiệu quả trong điều trị viêm gan B mạn vào năm 1988. Ngay sau đó, FDA cấp phép interferon trong điều trị viêm gan B, C mạn. Interferon là một protein nhỏ tự nhiên trong cơ thể được tạo ra bởi bạch cầu để chống lại sự nhiễm vi rút. Ngoài ra nó có hiệu quả kháng vi rút trực tiếp bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể làm sạch vi rút.
Thật ra interferon là một chất chống lại virut do một loại tế bào bạch cầu trong máu sản xuất ra khi cơ thể bị virut xâm nhập. Interferon trợ giúp hệ thống miễn dịch chống lại virut và tiêu diệt những tế bào gan đã bị nhiễm virut, bảo vệ những tế bào gan còn mạnh khoẻ khỏi sự xâm nhập của virut. Cơ thể người nhiễm virut viêm gan C mạn tính thường không đủ lượng interferon để tiêu diệt virut. Vì vậy, cần phải thêm thuốc interferon để cơ thể có đủ quân số tiêu diệt virut
Tác dụng trực tiếp trên hệ thống miễn dịch, kích thích hoạt động tế bào lympho T. Vì vậy có hiện tượng tăng men ALT tạm thời trong giai đoạn đầu điều trị Interferon (gọi là hiện tượng flares). Quan sát thấy rằng bệnh nhân trong quá trình điều trị có hiện tượng flares có khả năng mất HBsAg nhiều hơn nhóm không có hiện tượng flares. HBsAg có thể biến mất trong quá trình điều trị Interferon do phá hủy tế bào độc của gan và làm mất cccDNA (đoạn gen đóng vai trò quan trọng trong việc nhân đôi và đột biến virus). Trong tương lai sẽ phát triển kỹ thuật đo nồng độ cccDNA.
2. Ưu điểm
Khi bệnh nhân được chữa trị bằng Interferon, khoảng 30%-40% bệnh nhân có kết quả tốt như gan bớt hư hoại và virut không hoạt động nữa, kết quả này thường được kéo dài sau khi ngưng thuốc, về lâu dài sẽ có khoảng 10% bệnh nhân có thể loại trừ hoàn toàn virut ra khỏi cơ thể, do vậy mà thuốc Interferon làm thay đổi hậu qủa xấu của bệnh viêm gan virut B mạn tính là xơ gan và ung thư gan. Thời gian chữa trị bằng Interferon tương đối ngắn từ 4 đến 6 tháng.
3. Hạn chế thuốc interferon là gì?
– Interferon chủ yếu phát huy tác dụng thông qua việc tăng cường miễn dịch của cơ thể. Nếu bệnh nhân bệnh gan có chức năng miễn dịch suy giảm thì interferon không thể phát huy tác dụng được, điều đó giải thích tại sao lại có những bệnh nhân phản ánh là “tại sao người khác dùng thuốc khỏi bệnh mà tôi lại không khỏi”.
– Ngoài ra thuốc phải dùng bằng đường tiêm chích và bảo quản khó khăn, có nhiều tác dụng phụ khó chịu và đắt tiền.
– Bệnh nhân có gan hư hại trầm trọng hoặc đã bị xơ nhiều thì việc dùng interferon sẽ ít có kết quả, đôi khi có tác dụng phụ nguy hiểm, làm bệnh nặng thêm.
Do vậy, khi sử dụng thuốc interferon cần tuân thủ đúng theo đúng chỉ định. Nếu có vấn đề gì bất thường cần thông báo ngay cho bác sỹ điều trị.
- Viêm gan B có chữa được không ?
- Thuốc chữa và điều trị viêm gan B
- Những tác dụng phụ của thuốc tây khi điều trị viêm gan virus bạn cần biết!
Hotline tư vấn bệnh miễn phí: 18001190 – 0912571190