Nếu bạn đang lo lắng sử dụng thuốc Tây y điều trị men gan cao có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe thì các bài thuốc nam từ những cây cỏ quen thuộc chính là giải pháp chữa men gan cao an toàn mà không kém phần hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 7 cây thuốc nam chữa men gan an toàn và cực hiệu quả.
Mục lục
Ưu nhược điểm khi dùng cây thuốc nam chữa men gan cao
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy một số cây thuốc nam hoàn toàn có hiệu quả giúp hạ men gan, nâng đỡ chức năng gan. Tuy nhiên mỗi phương pháp chữa bệnh đều có những ưu, nhược điểm riêng mà bạn cần lưu ý.
Ưu điểm
Áp dụng các bài thuốc nam chữa men gan cao là một phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng, vì những ưu điểm sau:
- Hiệu quả: Các cây thuốc nam chữa men gan cao đều là những thảo dược đã được lưu truyền trong dân gian nhiều năm với tác dụng giúp thanh lọc, giải độc gan, hỗ trợ hạ men gan.
- An toàn: Do sử dụng các thuốc nam có nguồn gốc tự nhiên nên đây là một phương pháp cải thiện tình trạng tăng men gan tự nhiên rất an toàn với người bệnh.
- Tiết kiệm: Các cây thuốc nam hạ men gan đều khá phổ biến trong tự nhiên do đó bạn có thể dễ dàng tìm kiếm để sử dụng. Bên cạnh đó cách chế biến, sử dụng cây thuốc khá đơn giản và dễ thực hiện, người bệnh có thể thực hiện tại nhà để sử dụng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này vẫn tồn tại những nhược điểm mà bạn cần lưu ý, cụ thể là:
- Cây thuốc nam chữa men gan cao chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng men gan, không có tác dụng chữa trị khỏi nguyên nhân gây tăng men gan. Nếu nguyên nhân gây tăng men gan chữa được giải quyết, bạn hoàn toàn có thể bị men gan cao tái phát thường xuyên.
- Để hạ men gan hiệu quả cần phải sử dụng cây thuốc thường xuyên, hàng ngày và kiên trì trong thời gian dài.
- Cây thuốc nam không có hiệu quả hạ men gan trong một số trường hợp tăng men gan nặng, cấp tính.
Top 7 cây thuốc nam chữa men gan cao
Dưới đây là top 7 cây thuốc nam chữa men gan cao hiệu quả cùng với cách sử dụng các cây thuốc, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân.
1. Cây Mật Nhân
Cây mật nhân hay còn được dân gian gọi với cái tên mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, cây hậu phác nam. Thường được tìm thấy trong tự nhiên tại các vùng núi thấp, vùng trung du, rừng cây thứ sinh. Bộ phận sử dụng là rễ, thân, lá, quả.
Cây mật nhân đã được nghiên cứu và chỉ ra có nhiều tác dụng tuyệt vời như: bảo vệ gan bị gây độc bởi carbon tetraclorua, ức chế dòng tế bào ung thư gan HepG2. Mật nhân làm chậm quá trình hư biến của gan và làm tăng sự tái tạo của tế bào gan trong mô hình gây tổn thương gan thực nghiệm, làm nhuận gan lợi mật mạnh, đồng thời giải độc cơ thể và tăng miễn dịch mạnh.
Trong đông y, đây là loại thảo dược có vị đắng, tình mát có tác dụng giải độc gan, hạ men gan vô cùng hiệu quả và an toàn.
– Cách sử dụng: Dùng rễ, thân, lá của cây mật nhân, phơi khô và hãm nước uống hàng ngày. Đặc biệt, nếu kết hợp mật nhân và cà gai leo sẽ càng tăng hiệu quả hạ men gan của thảo dược.
2. Cây cà gai leo
Cây cà gai leo được biết đến là một trong những cây thuốc nam quý có công dụng cải thiện men gan cao hiệu quả. Bởi loại cây này có chứa nhiều thành phần có tác dụng hạ men gan, mát gan, giải độc gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như: Flavonoid, Saponin, Solasodinon,…. Đặc biệt trong cà gai leo có chứa hoạt chất Sonalum Hainanence Hance Solanaceae có tác dụng ức chế sự phát triển của virus viêm gan B, đồng thời giúp giảm xơ gan, chống viêm gan, ngăn cản quá trình oxy hóa.
Trong Đông y, loại cây này có vị the, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, tán phong,… thích hợp để chữa men gan cao.
– Cách sử dụng:
Để cải thiện tình tạng tăng men gan bằng cây cà gai leo, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
- Sử dụng 35g cây cà gai leo khô cho vào nồi cùng với 1 lít nước.
- Đun sôi với lửa vừa, đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300 ml.
- Lọc lấy phần nước sắc được, chia thành 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
3. Cây chó đẻ
Cây chó đẻ hay còn được gọi là cây diệp hạ châu. Bạn có thể gặp loại cây này mọc dại nhiều ở quanh nơi mình sống. Có thể bạn chưa biết, đây là loại cây có nhiều công dụng chữa bệnh hay, trong đó có công dụng chữa bệnh gan, hạ men gan và cải thiện chức năng gan.
Trong Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, giải độc, giảm đau,… Không chỉ thể, trong y học hiện đại các nghiên cứu cho biết hàm lượng glutathione có trong cây chó đẻ có tác dụng cân bằng men gan, cải thiện tình trạng tăng men gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
– Cách sử dụng:
Để sử dụng cây chó đẻ cải thiện bệnh men gan cao, bạn lấy các nhánh cây chó đẻ già, đem rửa sạch bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó thực hiện sắc nước theo các bước sau:
- Cho một nắm cây chó đẻ đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 5 chén nước lọc, đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút để dưỡng chất trong cây hòa tan vào nước.
- Chắt lọc lấy phần nước, và dùng nước sắc cây chó đẻ để thay cho nước lọc, sử dụng hằng ngày.
Thời gian đầu sử dụng cây chó đẻ, người bệnh sẽ có cảm giác khó uống bởi cây chó đẻ có vị đắng. Để làm dịu vị đắng của loại cây này, bạn có thể bỏ nước sắc cây chó đẻ vào trong ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng trong ngày.
4. Cây Atiso
Nếu nói đến các cây thuốc nam có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc thì không thể không nhắc đến atiso. Atiso có tên khoa học là cynara scolymus, có tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu được áp dụng phổ biến để chữa bệnh gan vì nó có tác dụng làm sạch các độc tố trong gan, mát gan, đồng thời làm giảm Cholesterol giúp bạn có một làn da trẻ đẹp mịn màng và sức khỏe được cải thiện.
Trong Atiso có chứa hoạt chất cynarin và silymarin – là 2 chất chống oxy hoá có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ phục hồi chức năng tế bào của gan, loại bỏ các độc tố trong gan do đó atiso có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mãn tính, suy giảm chức năng gan hay men gan tăng cao.
– Cách sử dụng:
Để cải thiện tình trạng tăng men gan, bạn nên sử dụng 1 – 2 ly nước atiso mỗi ngày với phương pháp như sau:
- Sử dụng một nhúm cây atiso khô cho vào cốc nước sôi khoảng 200 ml để hãm như nước trà.
- Bỏ phần bã và chỉ sử dụng phần nước atiso.
- Dùng 1 – 2 ly trà atiso mỗi ngày để thanh nhiệt, giải độc và hạ men gan.
5. Cây nhân trần
Nhân trần được biết đến là vị thuốc nam quen thuộc có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Trong đông y, nhân trần có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, vàng da, bí tiểu.
Đặc biệt, trong cây nhân trần có chứa một số hoạt chất có tác dụng hạ men gan, bảo vệ tế bào gan và ngăn ngừa tình trạng gan bị nhiễm mỡ rất tốt đã được ông cha ta áp dụng hiệu quả và lưu truyền đến ngày hôm nay.
– Cách sử dụng:
Để hạ men gan, bạn có thể sử dụng theo phương pháp sau:
- Nhân trần sau khi thu hái, được rửa sạch và phơi khô.
- Mỗi lần sử dụng, lấy một nắm nhỏ nhân trần đem hãm cùng với nước sôi như hãm nước trà.
- Sử dụng nước nhân trần thay cho nước trà, uống hàng ngày.
6. Cây kế sữa
Một cây thuốc nam chữa men gan cao không thể bỏ qua chính là cây kế sữa. Tất cả các bộ phận trên loại cây này đều có thể sử dụng để cải thiện tình trạng tăng men gan.
Các nghiên cứu cho thấy, trong cây kế sữa có chứa thành phần hoạt chất Sylimatin giúp ngăn ngừa các chất độc hại làm tổn thương tế bào gan và ảnh hưởng chức năng gan, nó cũng thúc đẩy quá trình tái tạo của các tế bào gan mới, bảo vệ gan. Chính vì thế đây là một cây thuốc nam chữa men gan cao rất hiệu quả.
– Cách sử dụng:
Thực hiện bài thuốc từ cây kế sữa trị bệnh men gan cao theo các bước sau:
- Cây kế sữa sau khi thu hái được rữa sạch.
- Sử dụng khoảng 200g kế sữa cho trong nồi cùng với 1 lít nước và tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ.
- Chắt lọc lấy phần nước và lọc bỏ phần bã.
- Sử dụng nước sắc từ cây kế sữa thay cho nước trà hằng ngày.
Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng cây kế sữa để cải thiện tình trạng men gan cao do loại cây này có chứa một số thành phần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi và trẻ nhỏ.
7. Cây nhọ nồi
Nhọ nồi là một loại cây mọc dại rất nhiều trong tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm. Theo các tài liệu Đông y, nhọ nồi có tính ấm, vị ngọt, có khả năng bổ thận âm, thanh can nhiệt, giải độc gan. Đặc biệt, các nghiên cứu hiện đại đã thấy nhiều hoạt chất trong cỏ nhọ nồi như Ancaloit, Caroten, Flavonoids, Isoflavonoids hay các thành phần như Sterols, Aldehyd… có tác dụng giúp tăng cường hoạt động chức năng gan.
Một nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã chỉ ra rằng: Cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ gan nhờ khả năng hạn chế tăng men gan cũng như trọng lượng gan, đồng thời còn giúp ngăn ngừa tổn thương gan do bệnh xơ gan gây ra.
– Cách sử dụng:
- Chuẩn bị: 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, 15g đương quy và 15g trạch tả.
- Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào ấm sắc và cùng với 500ml nước, đun sôi trên lửa nhỏ đến khi lượng nước thuốc cô lại còn 150ml. Mỗi ngày chỉ sử dụng một thang thuốc duy nhất.
Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam
Để phát huy hết công dụng của các cây thuốc nam chữa tăng men gan và để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng, bạn cần lưu ý đến một vài vấn đề dưới đây:
- Khi có biểu hiện men gan cao bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám, xác định tình trạng men gan cao, tìm nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn điều trị, bạn nên tham khảo bác sĩ về việc sử dụng các cây thuốc nam chữa men gan cao.
- Khi bào chế các cây thuốc, bạn cần làm sạch toàn bộ nguyên liệu với nước sạch, tốt hơn nên ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và đất cát.
- Thuốc nam cần thời gian đủ để các dưỡng chất thấm sâu vào trong cơ thể tạo ra tác dụng hạ men gan rõ ràng. Chính vì vậy, bạn cần phải có sự kiên trì khi sử dụng cây thuốc nam chữa men gan cao.
- Sau khoảng 2 tháng sử dụng thuốc nam chữa men gan cao, bạn nên đi kiểm tra chỉ số men gan để xác định hiệu quả của phương pháp, nếu cần thiết nên kết hợp các phương pháp khác.
- Trong quá trình sử dụng , nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần tạm ngưng sử dụng thuốc, đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải quyết vấn đề.
Lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt
Ăn uống và sinh hoạt có thể là một trong những nguyên nhân gây tăng men gan, vì thế để sử dụng cây thuốc nam chữa men gan cao hiệu quả nhất bạn cần lưu ý ăn uống và sinh hoạt phù hợp, cụ thể như sau:
- Bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, hoa quả tươi giàu chất khoáng và vitamin.
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
- Nói không với bia rượu hay các loại đồ uống có cồn khác. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tăng men gan.
- Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đường. Đây là những loại đồ ăn có ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.
- Xây dựng thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức, nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày.
Lời kết:
Người bị men gan cao hoàn toàn nên tham khảo sử dụng các loại cây thuốc nam kể trên. Tuy nhiên, bạn nên đi thăm khám tìm hiểu nguyên nhân gây men gan cao để điều trị triệt để nhất.