Một trong những vai trò hết sức quan trọng của gan là chuyển hóa thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho thuốc đào thải ra khỏi cơ thể.
1. Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan
Các loại thuốc sau khi được uống qua đường miệng: viên nén, viên nang, viên sủi bọt… sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Sau đó, thuốc sẽ được hệ tuần hoàn phân phối đến các mạch máu, phóng thích hoạt chất phát huy tác dụng điều trị.
Tiếp theo quá trình phân phối thuốc là quá trình chuyển hóa thuốc. Quá trình chuyển hóa thuốc có thể diễn ra ở niêm mạc ruột, phổi, huyết tương… nhưng chủ yếu vẫn diễn ra ở gan. Trong quá trình chuyển hóa này, có sự tham gia của các enzyme Cytochrome P450 ở lưới nội chất trơn của tế bào gan trong vai trò chất xúc tác.
Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan thường trải qua hai giai đoạn: pha 1 và pha 2. Tuy nhiên có một vài loại thuốc chỉ chuyển hóa ở pha 1 hoặc pha 2.
Pha 1: xảy ra các phản ứng sinh hóa như phản ứng khử, phản ứng thủy phân nhưng chủ yếu là phản ứng oxy hóa do enzyme gan Cytochrome P450 xúc tác, thuốc bị ion hóa do các phân tử thuốc bị mất điện tử.
Pha 2: xảy ra các phản ứng kết hợp giữa thuốc với các nhóm ion hóa như: acid glucuronic, glutathione, glycin, gốc methyl, acetyl… tại tế bào chất của tế bào gan, kết quả tạo ra chất chuyển hóa dễ hòa tan trong nước.
Trong quá trình chuyển hóa thuốc ở pha 1, có một số loại thuốc sẽ bị chuyển hóa thành chất độc với tế bào. Nếu như lượng thuốc nạp vào cơ thể lớn, gan không đủ để khử độc chất chuyển hóa và sự tích tụ của chất chuyển hóa có độc tính này sẽ ảnh hưởng đến tế bào gan, gây viêm gan.
Ví dụ Acetaminophen (paracetamol) ở pha 1 tạo thành chất chuyển hóa có chất NAPQI (N-acetyl-p-benzo-quinoneimine), ở pha 2 chất chuyển hóa này sẽ được khử độc khi kết hợp với glutathione. Nếu sử dụng paracetamol bừa bãi, dùng quá nhiều khiến NAPQI không chuyển hóa hết và sẽ gây hại cho gan.
2. Làm gì để gan khỏe
Không thể phủ nhận thuốc là giải pháp điều trị hữu dụng cho con người nhưng cần phải sử dụng thuốc chặt chẽ, theo đúng chỉ định, đúng liều lượng, không tự kê thuốc, uống thuốc bừa bãi. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng mỗi loại thuốc trước khi dùng. Với người buộc phải dùng thuốc điều trị (như người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, lao…) cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và nên giải độc và bảo vệ gan bằng thảo dược.
Trong các thảo dược tốt cho gan, cây Hovenia Dulcis là thảo dược nổi bật về công dụng giải độc gan. Hovenia là thảo dược đã được người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc từ xưa dùng để chống nôn, giải độc, ngộ độc rượu, bảo vệ lá gan. Mỗi ngày dùng từ 3-5g dưới dạng nước sắc uống sẽ có tác dụng giải độc gan, chống say. Năm 2006 một nghiên cứu được thực hiện tại ĐH Y Bắc Kinh cho thấy Ampelopsin làm tăng cường hoạt động của enzym gan và glutathion. Việc tăng cường hoạt động của enzym gan và glutathione giúp gan chuyển hóa các chất độc nhanh hơn. Vì vậy, trong nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã kết luận Hovenia có khả năng giải độc gan mạnh mẽ và hiệu quả. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc Hovenia đã được ứng dụng trong nhiều sản phẩm giải độc gan như nước uống giải độc cơ thể, viên nén hỗ trợ điều trị nhiễm độc rượu, cây cỏ, thuốc bảo vệ thực vật…
Hovenia Dulcis
Ngoài ra, cần có biện pháp bảo vệ và tái tạo tế bào gan, để gan luôn khỏe mạnh. Về công dụng bảo vệ và tái tạo gan thì kế sữa là thảo dược hàng đầu. Hoạt chất Silymarin trong kế sữa được chứng minh có tác dụng bảo vệ và phục hồi tổn thương gan theo cơ chế: Silymarin giúp tăng tạo các enzyme gan trong lưới nội bào, có tác dụng ổn định tế bào, ngăn cản quá trình xâm nhập của các chất độc vào bên trong tế bào gan do đó nó làm bền vững màng tế bào, duy trì được cấu trúc, chức năng của tế bào, có tác dụng tăng cường chức năng gan và kích thích sự phát triển của các tế bào gan đã bị hủy hoại. Chính vì vậy, silymarin đã được bào chế thành thuốc thảo dược bảo vệ gan được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Để được tư vấn miễn phí về bệnh gan từ chuyên gia gan mật gọi ngay tới số 0912571190 – 18001190 (miễn cước) |