Khác với bệnh viêm gan virus B và C lây truyền qua đường máu, bệnh viêm gan virus A là bệnh lại lây truyền qua đường tiêu hóa như ăn chung thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật của người nhiễm bệnh. Viêm gan A có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng vaccin. Dưới đây là một số lưu ý để tim phòng viêm gan A như thế nào cho hiệu quả nhất.
Đối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan A?
- Người có bệnh lý gan mật.
- Tất cả trẻ em trên 1 tuổi.
- Người làm các công việc liên quan tới nghiên cứu viêm gan virus A trong phòng thí nghiệm.
- Trường hợp được điều trị với yếu tố đông máu.
- Đối tượng sống ở những nơi ô nhiễm môi trường nước, đất, sống trong vùng dịch viêm gan A.
- Để tiêm phòng viêm gan A như thế nào cho hiệu quả nhất, người bệnh tiêm 2 liều vaccin, mỗi liều cách nhau ít nhất khoảng 6 tháng và có thể tiêm phòng cùng lúc với những loại vaccin khác.
- Đối với người lớn, việc tiêm phòng có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Đối với trẻ em, mũi tiêm đầu tiên nên thực hiện lúc 12-23 tháng tuổi, nếu trẻ chưa được tiêm trong thời gian này thì có thể tiến hành tiêm sau đó.
(Ảnh minh họa)
>> Xem thêm: Làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A?
Những đối tượng nào không nên tiêm phòng viêm gan A?
- Người có phản ứng bị dị ứng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
- Đối tượng có phản ứng dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào có trong vaccin. Tất cả các loại vaccin viêm gan A đều có chứa nhôm, một số loại vaccin khác thì có chứa 2-phenoxylethanol. Vì thế, hãy thông báo cho bác sĩ biết bạn dị ứng với chất nào.
- Người đang mắc bệnh viêm gan virus A.
- Trường hợp chị em đang mang thai cần báo cho bác sĩ biết. Tuy chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được tính an toàn của vaccin viêm gan A ở phụ nữ mang thai nhưng đến nay cũng chưa có chứng minh nào nó gây hại cho bà bầu cũng như thai nhi.
>> Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm gan A hiệu quả
Phản ứng sau tiêm phòng viêm gan A
Sau khi tiêm, vaccin viêm gan A có thể gây ra một số phản ứng phụ, chúng thường ở mức độ nhẹ, hiếm khi xảy ra mức độ nặng.
1. Phản ứng nhẹ diễn ra từ 1-2 ngày với những biểu hiện sau:
- Đau ở chỗ tiêm vaccin, chiếm tỉ lệ 1/6 ở trẻ em và ½ ở người lớn.
- Cảm thấy nhức đầu, chiếm tỉ lệ 1/25 ở trẻ em và 1/6 ở người lớn.
- Mệt mỏi, chiếm tỉ lệ khoảng 1/14 ở người lớn.
- Chán ăn, chiếm tỉ lệ khoảng 1/12 ở trẻ em
2. Phản ứng nặng xảy ra sau khi tiêm một vài phút hoặc một vài giờ
Trường hợp này rất hiếm gặp nhưng không phải vì thế mà bạn lơ là. Hãy theo dõi xem có những triệu chứng bất thường nào ở dưới đây thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất:
- Có sự thay đổi về hành vi
- Sốt cao
- Bị dị ứng, nổi mề đay, khó thở, giọng khò khè, khàn giọng, chóng mặt, da tái xanh, người mệt mỏi, mạch đập nhanh.
Viêm gan A có thể phòng bệnh dễ dàng bằng cách thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học
Phòng bệnh viêm gan A bằng cách nào?
Ngoài việc tìm hiểu tiêm phòng viêm gan A như thế nào cho hiệu quả, viêm gan A rất dễ phòng tránh chỉ bằng cách thay đổi một chế độ ăn uống sạch sẽ, lành mạnh và một chế độ sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đường về hoặc làm việc, không dùng chung đồ dùng ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn mặt, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong môi trường sống và làm việc.
- Có thói quen ăn uống hợp vệ sinh, không ăn đồ tái sống, nên ăn chín uống sôi, tránh thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn uống ở những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật nói chung và viêm gan A nói riêng.
- Kiểm tra sức khỏe định kì khoảng 6 tháng/lần để phát hiện và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh viêm gan A.
>> Xem thêm: Vacxin cho bệnh viêm gan A